Tư liệu về chiến thắng Bạch Đằng năm

Một phần của tài liệu Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 6 ở các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh vĩnh phúc (Trang 155)

Vào một ngày cuối đông năm 938, trên sông Bạch Đằng, vùng cửa biển và hạ lưu, cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán đã diễn ra ác liệt và kết thúc nhanh gọn. Cả một đoàn thuyền của địch vừa vượt biển tiến vào của ngõ Bạch Đằng, đã bị quân ta dẫn dắt vào trận địa bố trí sẵn và bị tiêu diệt gọn trong một thời gian ngắn. Toàn bộ chiến thuyền bị đắm, hầu hết quân giặc bị tiêu diệt. Chủ soái giặc là thái tử Giao Vương Lưu Hoằng Tháo cũng bị đền tội tại trận.

Chiến thắng Bạch Đằng nhanh, gọn, bất ngờ đến mức độ vua Nam Hán đang cầm quân tiếp ứng đóng ở cửa biển mà không kịp trở tay đối phó, hắn kinh hoàng khủng khiếp, đành thương khóc thu nhặt quân còn sót lại mà rút lui (Đại Việt sử kí toàn thư) và “đem dư chúng quay trở lại” (Ngũ đại sử kí). Với chiến thắng Bạch Đằng, dân tộc ta thực sự đập tan được ý chí xâm lược của kẻ thù, sau thất bại thảm hại này, triều Nam Hán phải từ bỏ xâm lược nước ta.

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có thể coi là trận chung kết toàn thắng của dân tộc ta trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hóa, đấu tranh giành độc lập dân tộc. Nó kết thúc một thời kì mất nước kéo dài hơn một ngàn năm và mở ra một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập lâu dài và phát triển rực rỡ về mọi mặt của đất nước.

Sau chiến thắng Bạch Đằng đất nước ta bước vào thời kì xây dựng và bảo vệ đất nước trên quy mô lớn. Đó là kỉ nguyên văn minh Đại Việt.

(Theo Phan Huy Lê. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938, kỉ yếu hội thảo khoa học của Sở văn hóa thông tin Hải Phòng và trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, năm 1982, trang 19, 20)

Chọn địa bàn, chọn thời điểm quyết chiến của Ngô Quyền.

Việc chọn địa bàn và thời điểm quyết chiến là vấn đề quan trọng của nghệ thuật tạo thời lập thế. Đó là nghệ thuật chọn “thiên thời địa lợi”, hai trong ba điều quan trọng để thắng lợi của phép dụng binh của người xưa. Khoa học ngày nay coi đó là nghệ thuật “sử dụng không gian,thời gian chiến tranh”. Ngô Quyền chọn vùng cửa sông Bạch Đằng, lập thế trận, ông đã đẩy quân địch vào thế bất lợi, tạo thế về mình, đã nhân sức mạnh của quân dân ta lên nhiều lần. Ngô Quyền là người đầu tiên phát hiện và lợi dụng thành công giá trị chiến lược về quân sự của vùng cửa sông Bạch Đằng.

Đại Việt sử kí toàn thư chép: “Khi nước triều dâng lên, Quyền sai người mang thuyền nhẹ ra khiêu chiến giả cách thua để dụ địch Hoằng Tháo quả nhiên tiến quân vào, khi thuyền binh Hoằng Tháo đã vào bên trong hàng cọc rồi, nước triều rút cọc nhô lên, Quyền mới đánh, chúng đều liều chết mà đánh, không kịp chỉnh đốn quân phục mà nước triều rút mạnh, thuyền đều vướng vào cọc mà đắm, rối rít tan vỡ, quân lính chết đuối quá nửa. Quyền thừa thắng đuổi nhanh bắt được Hoằng Tháo đem giết”... “không kịp chỉnh đốn thuyền” quân địch bị tiêu diệt nhanh chóng. Như vậy Ngô Quyền rất thông hiểu thiên văn, thạo địa lí trong nghệ thuật dụng binh. Nhà sử học Lê Văn Hưu ca ngợi nghệ thuật dụng binh của Ngô Quyền là “Mưu giỏi đánh giặc cũng giỏi”... “mưu giỏi là tài phán đoán, đánh giá tình hình đúng, hạ quyết tâm vạch kế hoạch tác chiến chính xác. “Đánh giỏi” là tài chỉ huy quân đội tác chiến trên chiến trường, tài “điều bin khiển tướng để đánh bại quân địch”.

(Theo Phan Huy Thiệp. Kỷ yếu hội thảo chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Sở văn hóa thông tin Hải Phòng và trường Đại học tổng hợp, năm 1982).

• Khi nghe tin Lưu Hoằng Tháo sắp dẫn thủy binh sang xâm lược nước ta, Ngô Quyền bảo với tướng tá: “Hoằng Tháo là một đứa trẻ dại, đem quân từ xa đến, lại nghe tin Kiều Công Tiễn chết nên không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi, quân ta sức mạnh đối địch với quân mệt mỏi, tất phá được. Song họ có lợi ở thuyền, nếu ta không phòng bị trước thì chuyện được thua không thể biết trước được”. Vì vậy, Ngô Quyền đã nảy kế: cho đóng cọc trên sông Bạch Đằng.

Ngô Quyền cử Dương Tam Kha (con của Dương Đình Nghệ) chỉ huy một đạo quân đóng trên tả ngạn sông Bạch Đằng, cử Ngô Xương Ngập (con trai Ngô Quyền) và Đỗ Cảnh Thạc chỉ huy một đoàn quân đóng ở hữu ngạn sông. Hai đạo quân bộ ém sẵn làm nhiệm vụ mai phục, để kết phối hợp với thủy quân đánh vào hai bên sườn quân giặc và tiêu diệt chúng khi tháo chạy lên bờ. Từ cửa sông ngược lên phía trên có đạo quân thủy mai phục sẵn do Ngô Quyền trực tiếp chỉ huy, chờ khi nước thủy triều rút xuống mới phản công tiêu diệt quân giặc. Công việc chuẩn bị cho đánh giặc hoàn tất thì cũng là lúc đoàn thuyền quân Nam Hán kéo đến, nươc triều từ từ dâng, quân giặc ồ ạt kéo vào sông Bạch Đằng, Ngô Quyền cho một đội thuyền binh nhẹ ra khiêu chiến do Ngô Tất Tố làm chỉ huy, làm nhiệm vụ như quân địch vào trận địa phục kích của ta. Giặc thấy quân ta khiêu chiến lập tức tấn công, đội thuyền của quân ta vờ thua rút chạy, giặc được thể, ồ ạt đuổi theo quân ta vào trận địa cọc mà không hề hay biết. Khi nước bắt đầu rút, Ngô Quyền chỉ huy ba đạo quân từ ba phía đánh ra, quân Nam Hán bị rối loạn phải tháo chạy ra biển, đạo thủy quân của Ngô Quyền gồm những chiếc thuyền nhẹ lao ra tấn công vào đội hình giặc giữa dòng sông, đánh dạt chúng sang hai bên, thuyền của giặc phải chèn nhau xít lại theo các luồng nước chảy xiết, để tháo chạy ra đường

biển, song các hàng cọc như các mũi chông khổng lồ ngăn cản chúng, nhiều chiếc lao vào cọc vỡ tan, đúng lúc đó tất cả các đạo quân thủy, bộ của Ngô Quyền xông ra tiêu diệt địch, quân Nam Hán không còn lối thoát, phía trước bị chắn bởi các hàng cọc, phía sau bị quân ta tấn công mạnh, cả đoàn thuyền giặc trong thời gian giao chiến ngắn bị tan tành, hàng ngàn quân giặc bị rơi xuống sông chìm nghỉm hay bị sóng cuốn trôi. Vạn vương Hoằng Tháo chết trong đám loạn quân.

Thất bại nặng nề và bất ngờ của đạo quân thủy quân Hoằng Tháo đã khiến vua Nam Hán kinh hoàng, chỉ biết thương khóc rút lui về nước, hoàn toàn bỏ mộng xâm lược nước ta.

Chiến thăng Bạch Đằng năm 938 được ghi vào lịch sử như một chiến công hiển hách, “một vũ công cao cả, vàn dội đến nghìn thu há phải chỉ lừng lẫy chỉ một thời bấy giờ mà thôi đâu!” (Ngô Thì Sĩ). Chiến công vang dội đó là thành quả biểu hiện tài năng quân sự và ý chí quyết thắng của người anh hùng dân tộc Ngô Quyền, đồng thời cũng là thành quả khán chiến anh dũng của nhân dân ta sau 30 năm làm chủ đất nước, nó đã khẳng định quyền làm chủ của nhân dân ta trên miền đất của tổ tiên Văn Lang - Âu Lạc và tạo thêm một niềm tin, một niềm tự hào sâu sắc trên bước đường xây dựng đất nước độc lập, tự chủ sau này.

(Theo: Trương Hữu Quýnh (chủ biên) - Phan Đại Doăn - Nguyễn Cảnh Minh. Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập 1, tr 106 - 108)

Lược đồ: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938

Tượng Ngô Quyền tại quần thể di tích Từ Lương Xâm, phường Nam Hải, quận Hải An, Tp. Hải Phòng.

Một phần của tài liệu Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 6 ở các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh vĩnh phúc (Trang 155)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w