- Nội dung điều tra
2.4.4. Kết quả thực nghiệm
Qua tổng hợp kết quả chúng tôi có bảng thống kê như sau:
Bảng 16. Kết quả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Lớp SL HS Kết quả thực nghiệm Giỏi Khá TB Yếu Số HS % Số HS % Số HS % Số HS % Đối chứng 60 1 3 25 44 28 41 6 12 Thực nghiệm 59 6 12 37 63 16 25 0 0
Để có cái nhìn khái quát về tần số điểm của bảng 16, chúng tôi nhập dữ liệu trên biểu đồ và thu thu được kết quả:
Qua kiểm tra nhận thức học sinh chúng tôi thấy: Các em học sinh ở hai lớp thực nghiệm (6A2 trường DTNT Lập Thạch và 6B DTNT Tam Đảo), rất chăm chú nghe giảng, học tập tích cực, hăng say phát biểu xây dựng bài, không khí học tập rất sôi nổi. Các em đã bắt đầu lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, sáng tạo. Nhờ đó, bài học đã đạt hiệu quả cao cả về kiến thức, kĩ năng và thái độ. Điều này thể hiện ở kết quả thu được qua bảng thống kê: Tổng số bài thực nghiệm trong hai trường là 59, trong đó loại giỏi có 6 bài, loại khá 37 bài, loại trung bình 16, không có học sinh loại yếu kém.
Còn ở hai lớp đối chứng (6A1 DTNT - Lập Thạch và 6A DTNT Tam Đảo) tiến hành dạy học theo cách thông thường không áp dụng các biện pháp đề ra trong luận văn. Mặc dù học sinh yên lặng chăm chú nghe giảng, vẫn có học sinh phát biểu khi giáo viên hỏi nhưng không khí lớp buồn tẻ, học sinh học mệt mỏi. Do đó, hiệu quả bài học không cao. Với kết quả: 60 bài thu được chỉ có 1 bài loại giỏi, 25 bài khá, 28 bài trung bình và 6 bài loại yếu.
Dựa vào kết quả chúng tôi xử lí theo toán học thống kê, dựa vào kết quả tổng hợp điểm kiểm tra, chúng tôi tính trung , bình độ lệch chuẩn (S), giá trị khảo sát (t) giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
Công thức tính trung bình cộng:
Trung bình cộng của lớp (6A1) đối chứng là:
= = = 6.03
Trung bình cộng của lớp (6A2) thực nghiệm là:
Trung bình cộng của lớp (6A) đối chứng:
= = = 6.07
Trung bình cộng của lớp (6B) thực nghiệm:
= = = 7.11
Công thức tính phương sai: S2 =
Kết quả tính phương sai của lớp (6A1) đối chứng:
S2=
= 2.09
Kết quả tính phương sai của lớp thực nghiệm 6A2:
S2= = 1.35
Kết quả tính phương sai lớp đối chứng 6A:
S2= 1.56
Kết quả tính phương sai lớp thực nghiệm 6B:
S2= 5
Độ lệch chuẩn:
Kết quả tính độ lệch chuẩn lớp đối chứng 6A1 :
S =
= 1,45
Kết quả tính độ lệch chuẩn lớp thực nghiệm 6A2 :
S =
=1,16
Kết quả tính độ lệch chuẩn lớp đối chứng 6A :
S = =1,25
Kết quả tính độ lệch chuẩn lớpthực nghiệm 6B :
S = = 1,12
Hệ số tương quan:
t = (
t2 = (7,11 – 6,07) = 4,60
Bảng 17: Thống kê điểm số từ kết quả thực nghiệm sư phạm và các tham số từ xử lý số liệu thống kê của 2 trường THCS - DTNT tỉnh Vĩnh Phúc.
Lớp/ Điểm 2 3 4 5 6 7 8 9 10 THCS- DTNT ĐC: 6A1 n= 32 0 2 3 6 7 10 3 1 0 6.03 1.45 5.65 TN: 6A2 n= 32 0 0 0 2 6 8 12 3 1 7.34 1.16 THCS- DTNT ĐC: 6A n= 28 0 1 1 8 7 7 4 0 0 6.07 1.25 4.60 TN: 6B n=27 0 0 0 3 5 7 10 2 0 7.11 1.12
Nhìn vào bảng thống kê có thể thấy kết quả kiểm tra ở lớp thực nghiệm cao hơn hẳn ở lớp đối chứng. Qua kết quả trên, chúng tôi khẳng định những biện pháp tạo hứng thú học tập lịch sử cho học sinh lớp 6 các trường DTNT tỉnh Vĩnh Phúc mà luận văn đưa ra hoàn toàn có tính khả thi. Có thể áp dụng vào thực tiễn dạy học lịch sử ở trường THCS nói chung và các trường THCS - DTNT tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.
Ngoài việc sử dụng công cụ toán học thống kê để phân tích kết quả thực nghiệm về mặt định lượng, trong quá trình thự nghiệm chúng tôi còn thu thập kết quả về mặt định tính thông qua quan sát cùng với thu thập ý kiến nhận xét của học sinh tham gia thực nghiệm. Chúng tôi nhận thấy giờ học sôi nổi,
được tham gia trao đổi, thảo luận và rất hào hứng khi nghe các mẩu chuyện lịch sử. Với câu hỏi: Cảm nghĩ của em về bài học? Các em cho rằng giờ học lịch sử sôi nổi, hấp dẫn và lịch sử không còn quá khô khan nữa. Em Trần Thị Kim Oanh lớp 6B trường THCS - Lập Thạch cho rằng ‘‘Giờ học lịch sử rất hay. Qua đây em biết thêm nhiều về những kiến thức lịch sử thời cổ đại’’.
Câu hỏi thứ 2, thông qua bài học em cảm thấy thế nào ?: Rất thích, thích, bình thường. Sau khi đưa ra câu hỏi chúng tôi nhận được đa số ý kiến tích cực từ phía học sinh, nhiều ý kiến cho thấy các em hào hứng với lịch sử.
** * * *
Trong những năm gần đây, nền giáo dục nước nhà đang tiến hành đổi mới phương pháp dạy học, dạy học lấy người học làm trung tâm. Nhiều giáo viên đã nhận thức được vấn đề đó, trong giảng dạy đã biết sử dụng những biện pháp sư phạm phù hợp tạo hứng thú học tập cho học sinh để từng bước nâng cao chất lượng môn học. Song thực tiễn học sinh vẫn chưa thích học môn lịch sử.
Trên cơ sở nghiên cứu vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của lịch sử lớp 6, kết hợp với những vấn đề lí luận đã tìm hiểu ở chương I chúng tôi đề suốt một số biện pháp sư phạm chủ yếu tạo hứng thú học tập lịch sử với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc tạo hứng thú học tập, nâng cao chất lượng môn lịch sử hiện nay.
Lịch sử là những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ, không lặp lại và không thể tái hiện trong phòng thí nghiệm như các môn khoa học khác. Vì vậy, trong dạy học lịch sử, giáo viên cần khai thác, biến bài học thành những câu chuyện lịch sử giàu hình ảnh, sinh động, để làm tốt vấn đề này giáo viên cần chuẩn bị chu đáo ngay từ lúc thiết kế giáo án, làm cho bài học sinh động
như một câu chuyện. Ngoài ra, giáo viên cần vận dụng kiến thức liên môn như văn học, địa lí…vào bài học. Để làm được vấn đề này, cần giáo viên phải hết sức khéo léo, không biến bài học lịch sử thành các môn học khác.
Về các phương pháp dạy học lịch sử, giáo viên không thể sử dụng một biện pháp riêng lẻ mà cần có sự kết hợp các biện pháp khác nhau và sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học hiện đại. Bên cạnh đó, lời nói sinh động, hấp dẫn học sinh cũng không thể thiếu trong dạy học lịch sử, lời nói có sức mạnh tái hiện lại kiến thức, giáo dục tư tưởng đạo đức, rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh. Lời nói nếu kết hợp với đồ dùng trực quan sẽ phát huy được tốt tác dụng của nó, đồ dùng trực quan có vai trò quan trọng trong dạy học lịch sử, sử dụng các loại bản đồ, lược đồ, tranh ảnh sẽ giúp các em có những biểu tượng chính xác về sự kiện, nhân vật lịch sử.
Nhưng để có được giờ học hiệu quả, giáo viên cần tổ chức đa dạng các hoạt động học tập cho học sinh, khi các em được tham gia các hoạt động học tập sôi nổi, học sinh sẽ quên đi những e ngại, dè dặt, từ đó hứng thú học tập của các em sẽ hình thành. Một biện pháp làm cho giờ học thêm sôi nổi, phát huy tính tích cực của học sinh là việc tạo ra các tình huống có vấn đề, tổ chức cho các em giải quyết vấn đề kết hợp các hình thức hoạt động như nhóm, các nhân với toàn lớp.
Qua thực nghiệm chúng tôi thấy những biện pháp trên hoàn toàn có tính khả thi. Trong quá trình giảng dạy, nếu giáo viên vận dụng một cách linh hoạt mềm dẻo sẽ tạo hứng thú trong bài học, từng bước nâng cao chất lượng môn lịch sử.
Tuy nhiên cũng phải khẳng định rằng không có biện pháp nào là vạn năng có thể đáp ứng mọi yêu cầu của quá trình dạy học lịch sử, mỗi biện pháp đều có ưu điểm, nhược điểm riêng, có thể phù hợp với tâm lí học sinh vùng này nhưng lại không phù hợp với nơi khác. Điều quan trọng là chúng ta biết
lựa chọn và sử dụng kết hợp các biện pháp dạy học khác nhau như thế nào cho có hiệu quả nhất, điều đó còn phụ thuộc vào khả năng nghiệp vụ sư phạm, kinh nghiệm chuyên môn của mỗi giáo viên.
KẾT LUẬN
Xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ của đề tài, qua quá trình nghiên cứu lý luận và tiến hành thực nghiệm sư phạm, bước đầu chúng tôi đã khẳng định được giả thuyết khoa học của luận văn nêu ra là đúng đắn. Từ đó, có thể rút ra một số kết luận như sau:
1. Vấn đề tạo hứng thú học tập nói chung, tạo hứng thú học tập môn lịch sử nói riêng ở trường THCS là rất cần thiết, đặc biệt hết sức quan trọng đối với học sinh THCS - DTNT. Tạo hứng thú học tập giúp các em hiểu sâu sắc hơn lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới. Từ đó, hình thành cho các em các kĩ năng học tập thế giới quan khoa học, và giáo dục tư tưởng đạo đức đúng đắn: Lòng yêu nước, kính trọng quần chúng nhân dân lao động, biết ơn tổ tiên, tự hào dân tộc.
Thực tế điều tra cho thấy, phần lớn học sinh đã nhận thức được tầm quan trọng của học tập. Tuy nhiên, giữa nhận thức và hành động lại có sự mâu thuẫn. Nguyên nhân căn bản là do chưa có động cơ học tập đúng đắn. Kinh nghiệm dạy và học cho thấy, học sinh chỉ có kết quả học tập cao khi họ hứng thú thật sự đối với môn học. Việc tạo hứng thú học tập cho học sinh là điều kiện tiên quyết, là cách tối ưu giúp các em lĩnh hội tri thức cũng như đảm bảo cho sự thành công trong cuộc đời của mỗi cá nhân. Bên cạnh đó, việc tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử giúp giáo viên có thể thực hiện tốt nhiệm vụ bồi dưỡng tri thức lịch sử; phát triển năng lực nhận thức, năng lực thực hành đặc biệt là tư duy tích cực của học sinh; thực hiện tốt nhiệm vụ bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ cho các em. Vì vậy, việc tạo hứng thú học tập lịch sử cho học sinh trong điều kiện hiện nay có vai trò, ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện học sinh.
2. Để tạo hứng thú học tập, nâng cao chất lượng dạy học lịch, cần phải căn cứ vào đặc điểm kinh tế - xã hội, đặc điểm tâm lí học sinh miền núi nhất là học sinh con em dân tộc ít người, đồng thời căn cứ vào cơ sở lí luận dạy học bộ môn mà đề ra các biện pháp, phương pháp dạy học phù hợp. Các biện pháp tạo hứng thú học tập để nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử ở trường DTNT nhìn chung là đa dạng, quan trọng nhất là phát huy được tính tích cực chủ động nhận thức của học sinh. Những biện pháp mà luận văn đưa ra ở trên, chỉ là kết quả nghiên cứu bước đầu, có ý nghĩa phác họa định hướng cho việc tạo hứng thú học tập nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở các trường THCS - DTNT Vĩnh Phúc, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn. Trong quá trình vận dụng vào thực tiễn, giáo viên cần phải thật sự linh hoạt sáng tạo cho phù hợp với điều kiện cũng như trình độ của học sinh.
3. Trên cơ sở kết quả đạt được của luận văn, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị như sau:
Thứ nhất: Các cấp ban ngành, các nhà quản lí giáo dục cần quan tâm hơn nữa tới vấn đề dạy học ở các trường DTNT nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng. Cụ thể, cần có sự động viên khuyến khích cả giáo viên và học sinh kịp thời nếu đạt thành tích cao trong học tập bộ môn (đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, học sinh giỏi cấp tỉnh, học sinh có điểm thi cao), giúp đỡ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học, tài liệu tham khảo... cho các trường DTNT.
Thứ hai: Cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên về mọi mặt như: Kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ sư phạm, vốn sống. Tổ chức trao đổi kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên giữa các trường để giáo viên có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Vấn đề chất lượng dạy học môn lịch sử nói chung và việc học lịch sử nói riêng là một vấn đề mà xã hội rất quan tâm hiện nay. Yêu cầu mỗi giáo
viên cần có tâm với nghề, cần trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững lí luận dạy học bộ môn, tích cực đổi mới phương pháp dạy học hơn nữa và đề ra các biện pháp sư phạm phù hợp với đặc điểm tâm lí học sinh các vùng miền để góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, từng bước nâng cao chất lượng bộ môn nhằm đáp ứng yêu cầu cầu của xã hội.