Đặc điểm tâm lí của học sinh THCS nói chung, DTNT tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.

Một phần của tài liệu Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 6 ở các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh vĩnh phúc (Trang 35 - 39)

- Hứng thú học tập

1.1.2.2. Đặc điểm tâm lí của học sinh THCS nói chung, DTNT tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.

Vĩnh Phúc nói riêng.

Đặc điểm tâm lí của học sinh THCS

Lứa tuổi học sinh THCS là bao gồm những em có độ tuổi từ 11, 12 đến 14, 15 tuổi, đó là các em đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9 ở trường trung học cơ sở. Lứa tuổi này còn gọi là lứa tuổi thiếu niên và nó có một vai trò đặc biệt trong thời kì phát triển ở các em, hoạt động trong học tập và các hoạt động khác của các em có nhiều thay đổi. Nội dung cơ bản của sự khác biệt ở lứa tuổi học sinh THCS với các em lứa tuổi khác là sự phát triển mạnh mẽ về các mặt. Song lại thiếu cân đối về mặt trí tuệ, đạo đức. Điều đó quyết định sự tồn tại song song vừa tính trẻ con vừa tính người lớn ở lứa tuổi này.

Hoạt động học tập và các hoạt động khác của các em học sinh THCS đòi hỏi và thúc đẩy các em có thái độ học tập tích cực hơn, tạo điều kiện cho các em thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của chính mình. Ở trường THCS, các em được tiếp xúc với nhiều môn học khác nhau, có nội dung trừu tượng, sâu sắc và phong phú hơn, do đó đòi hỏi các em phải có sự thay đổi về cách học. Sự phong phú về tri thức của từng môn học làm cho khối lượng tri thức các em lĩnh hội tăng lên rất nhiều, tầm hiểu biết của các em được mở rộng. Thái độ say sưa, hứng thú học tập, lĩnh hội, phát triển trí tuệ, việc hình thành và phát triển cách lập luận độc đáo cùng những nét tính cách đặc biệt của các em đều

do ảnh hưởng của phong cách dạy và nhân cách của người thầy. Giáo viên cần thấy được mức độ phát triển cụ thể ở mỗi em để kịp thời động viên hướng dẫn các em khắc phục những khó khăn trong học tập và hình thành nhân cách một cách tốt nhất. Mặt khác cần chú ý tới tài liệu học tập: Tài liệu phải súc tích về nội dung khoa học, phải gắn với cuộc sống của các em, làm cho các em hiểu rõ ý nghĩa của tài liệu học tập, phải gợi cảm, gây cho học sinh hứng thú học tâp và phải trình bày tài liệu, phải gợi mỏ cho học sinh có nhu cầu tìm hiểu tài liệu đó.

Đặc điểm tâm lí của học sinh các trường THCS - dân tộc nội trú tỉnh Vĩnh Phúc:

Học sinh các trường THCS - DTNT tỉnh Vĩnh Phúc là con em các dân tộc ít người ở trên địa bàn Vĩnh Phúc, do vị trí địa lí không thuận lợi, chủ yếu ở các huyện miền núi lại cách trung tâm thành phố Vĩnh Yên khá xa, nên việc nói tiếng phổ thông chưa thành thạo, ngại giao tiếp, khá rụt rè trong xây dựng bài học, kĩ năng đọc của các em chưa được tốt, phát âm các từ khoa học bằng tiếng La tinh rất khó khăn, khi viết các em phạm nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp, đọc và nhớ tên nước ngoài đối với các em là vấn đề rất khó, từ chỗ hạn chế về ngôn ngữ cho nên khi làm bài kiểm tra các em viết khá lộn xộn, trùng lặp, không đủ ý, thiếu mạch lạc do vậy dẫn tới tình trạng kết quả học tập chưa cao. Để diễn đạt được một sự kiện, hiện tượng lịch sử bằng tiếng phổ thông các em học sinh còn khá lúng túng, nếu giáo viên đưa ra câu hỏi trừu tượng một chút là các em không trả lời được, ngại phát biểu hoặc không hiểu câu hỏi.

Từ những hạn chế ngôn ngữ dẫn tới khả năng tư duy của các em cũng rất kém, các em ngại suy nghĩ, dễ thừa nhận điều người khác nói ra, ít đi sâu tìm hiểu nguyên nhân, ý nghĩa, diễn biến hậu quả của các sự kiện, hiện tượng. Khi lên lớp nghe giảng rất ít khi các em có những câu hỏi tại sao lại như vậy?

thường thì các em tiêp thu một cách thụ động kiến thức bài giảng của thầy, cô truyền đạt, chưa phát huy được tính tích cực học tập của mình, chưa cảm thấy hứng thú với môn học.

Về các thao tác tư duy nhìn chung năng lực phân tích tổng hợp và khái quát ở học sinh THCS - DTNT ở Vĩnh Phúc rất kém, thiếu toàn diện.

Ví dụ: Khi dạy bài 17 “Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40” sau khi giáo viên đã phân tích nguyên nhân khởi nghĩa và trình bày diễn biến khởi nghĩa, đến đây giáo viên dừng lại hỏi, vì sao cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi và nhanh chóng như vậy, thì chỉ có một đến 2 em học khá, bạo dạn hơn trong giao tiếp trả lời được, còn các em khác khó mà tổng hợp được những chi tiết để trả lời câu hỏi của giáo viên.

Trong khả năng tri giác học sinh THCS - DTNT Vĩnh Phúc thường ngỡ ngàng trước các sự vật mới lạ, với cuộc sống quanh mình. Các em thường bị thu hút bởi cái mới lạ, hấp dẫn. Đây là đặc điểm tâm lí mà quá trình dạy học nói chung dạy học lịch sử nói riêng cần lưu ý. Nếu giáo viên biết hướng khả năng tri giác cái mới lạ của các em đi sâu vào bản chất của sự việc hiện tượng, thì quá trình dạy học đạt hiệu quả, ngược lại các em chỉ quan sát bên ngoài mà không tìm hiểu bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng từ đó nhanh chóng quên đi.

Như vậy, do đặc điểm địa hình miền núi, điều kiện kinh tế khó khăn, lại ít tiếp xúc giao lưu, nên học sinh dân tộc thiểu số có trình độ nhận thức cũng như tư duy chậm. Trong quá trình dạy học lịch sử, giáo viên cần chú ý tới đối tượng học sinh để lựa chọn nội dung, phương pháp phù hợp nhất nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học. Có như vậy mới từng bước nâng cao chất lượng bộ môn.

1.1.2.3. Đặc điểm nhận thức của học sinh THCS nói chung, DTNT tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng

Quá trình nhận thức của học sinh trong học tập môn lịch sử cũng giống như quá trình nhận thức chung của xã hội loài người, theo quy luật chung: Từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lí tính và cuối cùng là vận dụng vào thực tiễn. Nhưng do đặc điểm của môn lịch sử là nhận thức quá khứ đã diễn ra hoàn toàn độc lập với ý thức của con người, đó là nhận thức cái đã qua, không thể cảm giác, tri giác hay thí nghiệm.

Xuất phát từ lí luận bộ môn cũng như chức năng nhiệm vụ của môn lịch sử, các nhà giáo dục lịch sử khẳng định bản chất của quá trình nhận thức của học sinh như sau: Quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông mang tính đặc thù, vì là sự nhận thức của mỗi cá nhân học sinh, là sự nhận thức trong lĩnh vực giáo dục.

Nhận thức lịch sử là nhận thức cái đã qua hoàn toàn độc lập với ý thức con người, không thể cảm giác hay tri giác trực tiếp hoặc làm thí nghiệm được, nên quá trình nhận thức lịch sử cũng có đặc điểm riêng. Trong học tập lịch sử, học sinh tri giác tài liệu về sự kiện, lời giảng của giáo viên, qua tài liệu, đồ dùng trực quan… Để học sinh dễ nhận thức lịch sử, người giáo viên cần thổi hồn vào sự kiện, làm cho sự kiện nhảy múa trước mắt học sinh, làm cho học sinh có cảm giác như sự kiện đang diễn ra trước mắt và mình như đang tham gia vào sự kiện đó. Trên cơ sở tri giác các nguồn tài liệu, sư kiện lịch sử đang dần hiện ra, tài liệu càng phong phú thì việc tạo biểu tượng lịch sử của học sinh càng dễ dàng, đó chính là giai đoạn nhận thức cảm tính. Giai đoạn nhận thức lí tính, học sinh phải sử dụng các thao tác tư duy phân tích, khái quát hóa, trừu tượng hóa để hiểu bản chất lịch sử, tiếp đó học sinh vận dụng kiến thức vào học tập và cuộc sống.

Như vậy, quá trình nhận thức của học sinh trong học tập lịch sử, đi từ nhận thức cảm tính đến lí tính và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, nét khác biệt là nhận thức lịch sử của học sinh phải xuất phát từ tài liệu về sự

kiện, từ việc tri giác tài liệu, giáo viên hướng dẫn học sinh tạo biểu tượng, nắm khái niệm lịch sử, từ đó rút ra quy luật bài học lịch sử, nhận thức lịch sử không đơn thuần là để biết lịch sử mà quan trọng hơn là từ bài học quá khứ, học sinh hiểu và vận dụng kiến thức lịch sử vào hiện tại và phục vụ cho tương lai. Để thực hiện tốt sự nhận thức đó, học sinh phải thực sự nỗ lực, phát huy tính tích cực trong quá trình nhận thức, dưới sự điều khiển hướng dẫn của giáo viên, giáo viên phải căn cứ vào đối tượng học sinh để lựa chọn phương pháp thích hợp nhất để tạo hứng thú học tập góp phần nâng cao hiệu quả từng bài học lịch sử.

Một phần của tài liệu Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 6 ở các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh vĩnh phúc (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w