- Nội dung điều tra
1.2.4. Nhận xét chung
Như vậy, qua khảo sát tại các trường, chúng tôi nhận thấy học sinh đã nhận thức được tầm quan trọng của lịch sử đối với cuộc sống. Tuy nhiên, các em chưa thực sự yêu thích môn lịch sử vì lịch sử khó nhớ, hầu hết các em muốn giờ học lịch sử sôi nổi hơn, giáo viên hướng dẫn các em khai thác kênh hình, sử dụng các phương pháp dạy học linh hoạt để tạo hứng thú cho học sinh.
Qua đây có thể thấy học sinh có hứng thú học tập lịch sử hay không phụ thuộc rất nhiều vào giáo viên, các em hứng thú vì giáo viên dạy hay, hướng dẫn các em học tập bộ môn tốt, thường xuyên khuyến khích, động viên các em trong giờ học.
- Nguyên nhân dẫn tới việc học sinh chán học môn lịch sử có những nguyên nhân sau:
Đối với các trường THCS - DTNT do điều kiện kinh tế khó khăn nên cơ sở vật chất, tài liệu học tập, đồ dùng trực quan của nhà trường rất thiếu. Mặt khác, bản thân các em học sinh dân tộc thiểu số nhận thức mục đích học tập để làm gì rất thấp, không đặt ra cho mình được mục tiêu học tập. Nên trong vấn đề tự học ý thức chưa cao, dẫn tới chất lượng học tập thấp trong đó có môn lịch sử.
Nguyên nhân chính học sinh chưa hứng thú học tập lịch sử, dẫn tới chất lượng môn lịch sử ở các trường THCS - DTNT tỉnh Vĩnh Phúc còn thấp, là do năng lực trình độ của giáo viên. Mặc dù đa số giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc tạo hứng thú trong dạy học lịch sử, nhưng trong quá trình dạy học lại chậm đổi mới phương pháp. Đặc biệt trong các dạng tổ chức hoạt động học tập, hoạt động nhóm hầu như không tiến hành được vì đối tượng học sinh học tập thụ động nên sợ cháy giáo án. Trong quá trình dạy học giáo viên chủ yếu dạy theo phương pháp truyền thống “thầy đọc - trò chép”, không phát huy được tính độc lập nhận thức của học sinh. Mặt khác, trong các giờ học giáo viên không quan tâm tới vấn đề khuyến khích học sinh tham gia trao đổi thảo luận những câu hỏi mang tính chất tư duy.
** * * *
Từ việc nghiên cứu mặt lý luận cũng như thực tiễn trên đây cho thấy rằng, hứng thú học tập có vai trò và ý nghĩa to lớn đối với hiệu quả của hoạt động nhận thức lịch sử của HS. Tạo hứng thú học tập lịch sử sẽ góp phần giúp cho hoạt động học tập lịch sử của các em có hiệu quả hơn. Vì vậy, trong dạy học lịch sử ở trường THCS nói chung và các trường THCS - DTNT nói riêng giáo viên cần tạo hứng thú học tập cho học sinh để tích cực hóa hoạt động nhận thức của các em học sinh nhằm thực hiện tốt công tác đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường THCS. Hiện nay, các giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc tạo hứng thú trong dạy học lịch sử, nhưng trong quá trình tiến hành bài học đa số chỉ chú ý tới việc cung cấp kiến thức cho học sinh, chưa chú trọng tới vấn đề giáo dục và phát triển toàn diện học sinh. Thậm chí, trong giờ dạy học môn lịch sử giáo viên đang lúng túng trọng việc lựa chọn kiến thức cơ bản cũng như lựa chọn phương pháp nào dạy học phù hợp với đối tượng học sinh là học sinh dân tộc thiểu số ở các trường THCS - DTNT. Điều này dẫn đến tình trạng hoặc là quá tải, hoặc là đọc chép, dạy thoát ly hoàn toàn sách giáo khoa... nên không gây hứng thú cho các em trong giờ học lịch sử.
Từ thực trạng ở các trường học trên cho phép tác giả có cơ sở để khẳng định ý nghĩa cấp thiết của việc tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử nói chung, trong dạy học lịch sử lớp 6 nói riêng. Từ đó đề ra những biện pháp tạo hứng thú học tập lịch sử để góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn ở trường THCS - DTNT hiện nay. Đây cũng là định hướng để chúng tôi giải quyết nội dung chương 2 sau đây.
Chương 2