Kết hợp các dạng tổ chức hoạt động học tập của học sinh để tạo hứng thú học tập

Một phần của tài liệu Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 6 ở các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh vĩnh phúc (Trang 87 - 96)

- Nội dung điều tra

2.3.4.Kết hợp các dạng tổ chức hoạt động học tập của học sinh để tạo hứng thú học tập

cực, giúp giờ học sôi nổi, học sinh sẽ chú ý hơn vào bài học, đồng thời các em chủ động hơn trong việc tiếp cận kiến thức, chứ không chỉ là nghe ghi chép lại nội dung bài giảng của giáo viên. Sử dụng biện pháp trao đổi đàm thoại sẽ phát huy sự chủ động, sáng tạo của học sinh, học sinh có hứng thú học tập hơn, từ đó lĩnh hội kiến thức chắc chắn hơn.

2.3.4. Kết hợp các dạng tổ chức hoạt động học tập của học sinh để tạo hứng thú học tập hứng thú học tập

Khi nói về các dạng hoạt động học tập của học sinh trong dạy học nói chung, cũng như trong dạy học Lịch sử nói riêng, các nhà giáo dục đều thống nhất có ba dạng tổ chức: toàn lớp, nhóm, cá nhân.

Dạng hoạt động toàn lớp

Dạng hoạt động toàn lớp là hình thức tiến hành chung cho cả lớp, có tính chất tập thể. Mục đích của dạng hoạt động này là thống nhất phương pháp dạy học tương ứng với mục đích chung của cả lớp. Đối với học sinh phải hoàn thành nhiệm vụ nhận thức chung, làm việc với SGK, với tài liệu tham khảo, làm các bài tập…

Ưu điểm của dạng hoạt động toàn lớp là giáo viên có thể tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức chung cho cả lớp. Điều này bảo đảm học sinh cả lớp học đồng đều những tri thức chính xác, có hệ thống. Mặt khác, nó có khả năng tạo hứng thú và động lực cao cho học sinh, tạo ra sự linh hoạt và mang tính phổ biến, phù hợp khả năng của tất cả giáo viên, nên được các thầy cô ở mọi cấp học, bậc học sử dụng thường xuyên. Dạng hoạt động này có ưu thế trong việc sử dụng ở mọi đối tượng lớp học, dù lớp học có sĩ số nhiều hay ít, không tốn tiền của, không quá công phu. Vì những ưu thế đó, dạng hoạt động

toàn lớp cùng với nhóm phương pháp diễn giảng, dùng lời sẽ tồn tại lâu dài với nhà trường. Hơn nữa, ở dạng hoạt động này, từng học sinh cũng có điều kiện đóng góp vào kết quả chung của cả lớp và thông qua đó rèn luyện cho bản thân phương pháp làm việc tập thể và ý thức tập thể.

Về nhược điểm, dạng hoạt động toàn lớp làm hạn chế sự tham gia tích cực của người học, tạo ra ít cơ hội cho học sinh phát huy khả năng tư duy độc lập, khả năng phát triển kỹ năng giao tiếp và lãng phí thời gian học nếu học sinh có thể tự học tài liệu. Mặt khác, do trình độ, năng lực, tính cách của từng học sinh khác nhau nên hoạt động nhận thức và kết quả học tập của các em cũng khác nhau. Chính vì vậy, dạng hoạt động toàn lớp khó kích thích tất cả học sinh trong lớp tự học, tích cực, hăng hái học tập.

Dạng hoạt động nhóm

Dạng hoạt động nhóm là “quá trình tương tác, hợp tác giữa người học trong nhóm dưới sự điều khiển của người dạy và tác động của môi trường nhằm hướng đến mục tiêu chung và giải quyết các nhiệm vụ nhận thức” [49; 15]. Dạng hoạt động nhóm thường được giáo viên sử dụng khi hướng dẫn học sinh lĩnh hội nhưng kiến thức khó nhớ, đòi hỏi sự phân tích, đánh giá suy luận… Đối tượng học sinh tham gia nhóm cũng đa dạng. Theo số lượng, giáo viên có thể chia nhóm thành những nhóm nhỏ 2 em HS, hai bàn ngồi tụ lại với nhau từ 4-6 HS, hay những nhóm lớn theo tổ (gồm nhiều bàn) từ 10-15 HS. Giáo viên hạn chế trường hợp chia nhóm quá lớn đến 20 HS, sẽ không hiệu quả. Theo trình độ, giáo viên có thể chia HS trong lớp thành nhóm ngẫu nhiên, nhóm HS có cùng trình độ, nhóm gồm HS có những trình độ khác nhau, nhóm theo sở trường của HS. Thông thường, nhóm trong dạy học được chia theo nhóm nhiều trình độ để tạo sự thoải mái tâm lý cho các em HS, tránh so bì hơn kém, gây mất đoàn kết trong lớp.

Về ưu điểm, trong phương pháp dạy học truyền thống, thông tin theo chiều chủ yếu từ thầy đến trò, học sinh dường như chỉ chăm chú lắng nghe,

chép lại lời của giáo viên hoặc chỉ làm việc một mình mà không có sự trao đổi, bàn bạc với bạn học. Vì vậy các em thụ động trong học tập. Ngược lại, trong quá trình hoạt động nhóm, thông qua hoạt động tập thể, nhóm lớp, các ý kiến, quan niệm của mỗi cá nhân được điều chỉnh và qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới. Hơn nữa, khi tham gia vào nhóm học tập, học sinh được thảo luận, bàn bạc, các em thực sự trở thành nhân vật trung tâm của giờ học, tự mình giải quyết những vấn đề do bài học đặt ra “biến quá trình dạy của thầy thành quá trình tự học của trò” [26; 7]. Bên cạnh đó, việc hoạt động nhóm có ưu thế trong việc có thể tiến hành ở mọi nơi, kể cả những vùng khó khăn có điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn. Trong thực tiễn dạy học đã xác nhận: “Dạy học theo nhóm không hạ thấp, không làm lu mờ vai trò của giáo viên, mà ngược lại với tài năng và nghiệp vụ chuyên môn của mình, giáo viên luôn luôn là người tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh trong tất cả các khó khăn của quá trình dạy học” [24; 21].

Về nhược điểm, hoạt động nhóm có thể đưa đến sự đố kị, chia rẽ, gây ra ganh đua làm mất đoàn kết: “Phương pháp học nhóm dựa trên sự tự nguyện nhưng học sinh không phải lúc nào cũng sẵn sàng phản ứng. Vì vậy, học nhóm sẽ dẫn đến những học sinh ỷ lại, lười biếng, chép bài của bạn khác một cách hợp pháp nếu như không có sự kiểm soát chặt chẽ của giáo viên” [17; 53].

Dạng hoạt động cá nhân

Dạng hoạt động cá nhân là hình thức tổ chức dạy học mà trong đó mỗi học sinh phải độc lập hoàn thành các nhiệm vụ học tập phù hợp với trình độ, khả năng của riêng mình không có sự giúp đỡ của bạn bè, giáo viên. Đây là một hình thức học tập độc lập (tự học) như làm việc độc lập với sách giáo khoa, làm việc độc lập với thí nghiệm, làm bài tập viết…

Dạng hoạt động cá nhân là hướng tiếp cận dạy học cá biệt hóa đến bản thân từng người học nhằm phát huy cao nhất tính độc lập của các em trong tự học, tự nghiên cứu bài học.

Về ưu điểm, dạng hoạt động cá nhân giúp mỗi học sinh tự lực làm việc, phát huy hết tiềm năng sáng tạo. Bởi vì, nó phù hợp ở mức độ cao nhất những đặc điểm cá nhân của học sinh về trình độ nhận thức, năng lực, tính cách với mục đích, nội dung, phương pháp, cường độ làm việc phù hợp. Mặt khác, giáo viên có thể đưa ra những nhiệm vụ nhận thức phù hợp với từng học sinh. Kết quả học tập của mỗi em được thể hiện rõ, giáo viên có thể đánh giá chính xác và kịp thời điều chỉnh phương pháp sư phạm của mình.

Về nhược điểm, dạng hoạt động cá nhân mất nhiều thời gian, đòi hỏi giáo viên nhiều công sức và không có sự tác động qua lại, thi đua, giúp đỡ lẫn nhau giữa các học sinh.

Như vậy, từ việc phân tích những ưu điểm và nhược điểm của mỗi dạng hoạt động học tập, chúng tôi nhận thấy để phát huy tối đa ưu điểm, khắc phục nhược điểm của các dạng thức hoạt động học tập, trong quá trình dạy học, giáo viên cần kết hợp các dạng lại với nhau.

Dạng hoạt động toàn lớp - cá nhân

Xuất phát từ thực tiễn mọi hoạt động học tập của cá nhân luôn được đặt trong môi trường tập thể, ý kiến cá nhân luôn cần có sự đồng thuận trong tinh thần tập thể, dạng hoạt động toàn lớp - cá nhân được đề xuất. Nó giúp hạn chế tính đơn lẻ trong hành động của học sinh và cũng nhằm mục tiêu đạt được kiến thức chung phù hợp cho toàn bộ học sinh theo mục tiêu của giáo dục.

Dạng hoạt động toàn lớp - cá nhân được sử dụng để giúp học sinh tìm hiểu những nội dung lịch sử phức tạp cần sự trình bày, phân tích, đánh giá các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử. Để tổ chức cho học sinh hoạt động theo dạng toàn lớp - cá nhân, giáo viên có thể sử dụng trao đổi - đàm thoại kết hợp dạy học nêu vấn đề.

Ví dụ: Khi tìm hiểu về bài 3 “Xã hội nguyên thủy”, ở trong mục 3. Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã ? giáo viên đặt câu hỏi các em lí giải nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của người nguyên thủy?”. Khi tiếp nhận nhiệm vụ học tập này, tất cả các HS trong lớp đều phải theo dõi SGK để tìm ra các yếu tố như: nhờ công cụ kim loại, con người có thể khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt, dùng kim loại xẻ gỗ, đóng thuyền làm nhà, người ta không chỉ nuôi sống mình mà còn có của dư thừa...tất cả có thể tác động đến sự tan rã của xã hội nguyên thủy, hoạt động này cả lớp cùng tiến hành.

Tuy nhiên, do đây là vấn đề phức tạp mang tính phát hiện, tìm tòi, nên không phải HS nào cũng có thể xem xét đầy đủ các yếu tố như đã nêu. Do vậy, việc trình bày kết quả nhận thức của HS không chỉ dừng lại lấy ý kiến của 1 cá nhân, mà cần có sự bổ sung, góp ý, tranh luận của cả tập thể để đưa ra kết quả nhận thức chung, đúng đắn cho toàn lớp. Cụ thể là HS tìm ra được nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự sự tan rã của xã hội nguyên thủy là có sự ra đời và phát triển mạnh của công cụ kim loại, thay thế công cụ bằng đá.

Ngoài việc hoàn thành việc lĩnh hội kiến thức lịch sử, học sinh tham gia hoạt động toàn lớp - cá nhân vừa bồi đắp tinh thần tập thể, nhưng cũng rèn luyện được kỹ năng tự học cho bản thân.

Dạng hoạt động toàn lớp - nhóm

Xuất phát từ thực tiễn nhóm là đơn vị được tách ra từ lớp, nên hoạt động nhóm luôn đặt trong hoạt động chung thống nhất của toàn lớp, cùng thực hiện mục tiêu học tập chung. Không có mục tiêu học tập riêng rẽ cho nhóm nằm ngoài nhiệm vụ học tập chung của toàn lớp. Do vậy, dạng hoạt động nhóm - toàn lớp được đề xuất.

Dạng hoạt động nhóm - toàn lớp có thể sử dụng khi giáo viên hướng dẫn học sinh giải quyết bài tập phát hiện kiến thức, song các dữ kiện cần tập hợp trong SGK và tài liệu tham khảo, học sinh có thể căn cứ vào đó, tự lực giải quyết trong nhóm rồi từ đó rút ra nhận xét, đánh giá không quá phức tạp

qua xâu chuỗi các kết quả hoạt động của các nhóm. Hoạt động học tập của học sinh ở đây từ hoạt động giải quyết nhiệm vụ học tập riêng của từng nhóm đi đến thống nhất nhận xét chung của toàn lớp. Giáo viên nêu câu hỏi, tổ chức trao đổi, thảo luận, giáo viên đánh giá, chốt ý.

Ví dụ, Ví dụ khi dạy về bài 6 “Văn hóa cổ đại”, mục 1- Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hóa gì?. GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về các thành tựu văn hóa với câu hỏi: “Cả lớp chia thành 4 nhóm, dựa vào mục 1 sách giáo khoa trang 16, các nhóm trình bày cho thầy về các vấn đề: Thiên văn, chữ viết, toán học, kiến trúc? Sau đó, cả lớp nêu nhận xét về sự phát triển của văn hóa của phương Đông cổ đại.

Như vậy, nhóm 1 tìm hiểu về thiên văn, nhóm 2 tìm hiểu về chữ viết, nhóm 3 tìm hiều về toán học, nhóm 4 tìm hiểu về kiến trúc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giáo viên còn đặt câu hỏi dành cho mỗi nhóm:

+ Nhóm 1: Nêu các thành tựu về thiên văn của người phương Đông cổ đại? Nói lên hiểu biết của em về những thành tựu đó?

+ Nhóm 2: Người phương Đông cổ đại có những loại chữ nào và được viết vào những vật dụng gì?

+ Nhóm 3: Trong toán học, người phương Đông cổ đại đã có những thành tựu nào nổi bật?

+ Nhóm 4: Kể tên các các công trình kiến trúc đồ sộ của người phương Đông cổ đại?

HS trong các nhóm cùng góp sức giải quyết các câu hỏi chung của nhóm rồi cử đại diện lên thuyết trình kết quả hoạt động nhóm.

Tập hợp kết quả tìm hiểu của 4 nhóm, học sinh sẽ hiểu rõ những thành tựu cơ bản về nghệ thuật và khoa học - kỹ thuật của Đại Việt ở các thế kỷ XVI-XVIII. Từ đó, học sinh hoạt động cả lớp để tìm ra nhận xét chung.

Dạng hoạt động nhóm - toàn lớp vừa giúp giải quyết việc lĩnh hội kiến thức nhanh chóng, có tính tương tác nhóm lại vừa giúp HS rèn được tinh thần tập thể trong học tập.

Dạng hoạt động nhóm - cá nhân

Xuất phát từ thực tiễn hoạt động học tập không chỉ mang tính cá nhân mà còn mang tính hợp tác nhóm, dạng hoạt động nhóm - cá nhân được đề xuất với mong muốn tăng sự tương tác, hợp tác giữa các cá nhân, hoàn thiện kỹ năng hợp tác nhóm cho các em. Trong dạy học theo phương pháp “hoạt động cá nhân kết hợp hoạt động nhóm nhỏ, việc giáo viên tổ chức các tình huống học tập đa dạng, phong phú sẽ tạo điều kiện cho mỗi học sinh chủ động phát hiện và giải quyết vấn đề, chiếm lĩnh tri thức, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học” [31; 40].

Dạng hoạt động nhóm - cá nhân được sử dụng khi giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu những nội dung lịch sử phức tạp, song được trình bày tương đối đầy đủ về mặt dữ kiện, sự kiện trong sách giáo khoa cần đến sự thống nhất, tổng hợp, xâu chuỗi, để rút ra một kết luận chung. Theo đó nhóm trong dạng kết hợp này là nhóm phát hiện kiến thức.

Ví dụ: Khi dạy về bài 6 “Văn hóa cổ đại”, trong mục 2 “ Người Hi Lạp và Rô - ma đã có những đóng góp gì về văn hóa?”. Giáo viên chia thành 4 nhóm, so sánh những đóng góp về văn hóa của người Hi Lạp và Rô - ma với những thành tựu về văn hóa của người phương Đông cổ đại trên các mặt rồi lập bảng so sánh trên các mặt: nhóm 1 thiên văn; nhóm 2 chữ viết, văn học; nhóm 3 toán học; nhóm 4 kiến trúc, hoạt động toàn lớp.

Tiêu chí so sánh Phương Đông cổ đại Hi Lạp và Rô - ma

Thiên văn

Chữ viết, văn học Toán học

Từ việc các nhóm hoạt động hợp tác trong nhóm, sau đó cử đại diện trình bày, HS trong lớp tiếp tục thực hiện hoạt động cá nhân để nêu sự khác biệt về văn hóa của Hi Lạp và Rô - ma với phương Đông cổ đại, từ đó so sánh.

Như vậy, ngoài việc tập hợp kiến thức, dạng hoạt động nhóm cá nhân giúp HS hoàn thiện kỹ năng tổng hợp, phân tích, tự học bên cạnh kỹ năng hợp tác nhóm.

Khi kết hợp các dạng hoạt động học tập của học sinh trong dạy học Lịch sử, giáo viên cần chú ý một số yêu cầu sau:

Một là kết hợp các dạng hoạt động học tập của học sinh phải đáp ứng mục tiêu môn học, bài học.

Mục tiêu dạy học lịch sử ở trường phổ thông là cung cấp học sinh những kiến thức cơ bản, vững chắc nhất của lịch sử dân tộc cũng như lịch sử nhân loại gồm những sự kiện lịch sử cơ bản, nhân vật tiêu biểu, không gian, thời gian, khái niệm, thuật ngữ Lịch sử…, giúp các em có thể rút ra được những đánh giá, kết luận khoa học về quá trình phát triển của xã hội loài người, những quy luật, bài học kinh nghiệm quý báu… Trên cơ sở đó góp phần giáo dục cho học sinh có những tư tưởng, tình cảm, thái độ đúng đắn, khách quan như tình yêu quê hương, đất nước, yêu độc lập dân tộc, lòng biết

Một phần của tài liệu Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 6 ở các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh vĩnh phúc (Trang 87 - 96)