Vận dụng biện pháp tạo hứng thú học tập lịch sử phải linh hoạt, sáng tạo

Một phần của tài liệu Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 6 ở các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh vĩnh phúc (Trang 71 - 72)

- Nội dung điều tra

2.2.4. Vận dụng biện pháp tạo hứng thú học tập lịch sử phải linh hoạt, sáng tạo

sáng tạo

PGS. TS Thái Duy Tuyên trong cuộc hội thảo: “Đổi mới phương thức quản lí trường học góp phần đổi mới căn bản toàn diện giáo dục” tại TP. HCM tháng 3/2014 đã nói “Người thầy phải yêu bài dạy của mình trước, dạy cái gì phải yêu cái đó trước rồi mới dạy hay mới thấm vào lòng học trò được” [2].

Vì vậy, khi vận dụng biện pháp tạo hứng thú trong dạy học lịch sử, người giáo viên không được rập khuôn, máy móc mà phải căn cứ và mục tiêu của từng bài học cụ thể, căn cứ vào đối tượng học sinh nội dung lịch sử cụ thể để áp dụng biện pháp nào cho phù hợp. Trong một bài học, giáo viên nên vận dụng nhiều phương pháp dạy học để tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, giúp cho các em lĩnh hội sâu sắc và nhớ lâu kiến thức, khơi dậy cảm xúc lịch sử và hứng thú học tập bộ môn, từ đó góp phần giáo dục tư tưởng tình cảm của các em.

Đối với học sinh ở các trường THCS - DTNT tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu là con em dân tộc, tư duy cụ thể nên trong việc vận dụng biện pháp cần chú ý tới đặc trưng này để gúp các em nắm kiến thức cơ bản nhanh nhất. Trong một bài học nếu giáo viên hoàn toàn sử dụng một phương pháp thuộc một dạng tổ chức mục đích học tập thì rất khó đạt mục tiêu đề ra. Nên khi vận dụng biện pháp thật sự linh hoạt sáng tạo trong từng trường hợp cụ thể để phát huy được nội lực của học sinh. Có như vậy mới tạo hứng thú học tập nâng cao được hiệu quả bài học lịch sử.

“Lựa chọn phương pháp, bản thân người giáo viên cần chú ý không quá lạm dụng một phương pháp này hay phương pháp khác, cần chú ý tới

dung lượng của phương pháp. Đó là sự kết hợp các phương pháp dạy học với nhau để tìm ra phương pháp tối ưu và để đạt mục đích tối ưu. Chính dung lượng phương pháp làm cho bài học nhẹ nhàng hiệu quả”[3, 88].

Ví dụ khi dạy bài 24 “Nước Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X” phần 2 về tình hình kinh tế, văn hóa Cham - pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X, giáo viên hướng dẫn các em theo dõi hình 52, 53 trong sách giáo khoa, giáo viên miêu tả, giải thích, đàm thoại và có thể sử dụng hình ảnh màu trình chiếu Powerpoint cho các em thấy được trình độ phát triển trong nghệ thuật, kiến trúc thời kì này của người Chăm. Đối với học sinh ở các trường dân tộc nội trú chủ yếu là con em dân tộc nói tiếng phổ thông chưa rõ, tư duy cụ thể nên trong việc vận dụng biện pháp cần chú ý tới đặc trưng này để gúp các em nắm kiến thức cơ bản nhanh nhất.

Một phần của tài liệu Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 6 ở các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh vĩnh phúc (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w