- Nội dung điều tra
2.3.8. Sử dụng linh hoạt các cách kiểm tra đánh giá hoạt động nhận thức của học sinh
của học sinh
Kiểm tra hoạt động nhận thức của học sinh khi tiến hành bài học nhằm kiểm tra mức độ lĩnh hội tài liệu mới, trình độ nhận thức lịch sử và kết quả hoạt động độc lập của các em sau bài học đó. Thông qua hoạt động này giáo viên không chỉ đánh giá kết quả kế hoạch sư phạm của mình để kịp thời điều chỉnh mà còn củng cố kiến thức lịch sử đã học cho các em.
Kiểm tra hoạt động nhận thức có thể tiến hành sau từng mục, hoặc cuối bài, để hoạt động này không bị nhàm chán và tạo hứng thú học tập cho các em, giáo viên nên sử dụng đa dạng các cách kiểm tra, đặc biệt là đối với học sinh đầu cấp THCS - DTNT.
Câu hỏi kiểm tra hoạt động nhận thức của học sinh có thể sử dụng đa dạng, phong phú. Chúng tôi xin đề xuất một số hình thức kiểm tra hoạt động nhận thức của học sinh:
Thứ nhất: Sử dụng bảng mối quan hệ giữa bài tập nhận thức với các sự kiện chính.
Ví dụ: Sau khi dạy bài 17 Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40), giáo viên đưa ra bảng Mối quan hệ giữa bài tập nhận thức với các sự kiện chính và yêu cầu học sinh trả lời.
Tại sao cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ? 1. Do nhà Hán thi hành chính sách áp bức bóc lột tàn bạo.
2. Thi Sách chồng Trưng Trắc bị thái thú Tô Định giết hại.
3. Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn.
4. Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù, làm chủ Mê Linh rồi từ Mê Linh tiến vào đánh Cổ Loa, Luy Lâu.
5. Tô Định hoảng hốt bỏ thành mà chạy, hắn cắt tóc, cạo râu chạy trốn về nước.
Cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi như thế nào?
Công việc này có tác dụng kiểm tra nhanh hoạt động nhận thức của học sinh sau khi học xong để biết được mức độ nắm kiến thức của học sinh, qua đó rèn luyện khả năng tư duy nhanh, bồi dưỡng niềm say mê học tập của học sinh, từ đó góp phần tạo hứng thú học tập.
Thứ hai, ngoài việc nêu các câu hỏi, bài tập nhận thức để học sinh củng cố lại nội dung, giáo viên có thể tổ chức củng cố bài học với trò chơi lịch sử điều này không chỉ giúp các em nắm vững bài học mà còn khiến các em được học mà chơi, qua đó dễ dàng nhớ nội dung bài học và có hứng thú học tập.
Ví dụ: Sau khi sau khi học xong bài Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938, giáo viên sử dụng tranh ảnh và câu hỏi để tạo ra trò chơi “ô chữ bí mật”
giúp các em xâu chuỗi các sự kiện, hiện tượng lịch sử với nhau, từ đó khắc sâu kiến thức, tăng hứng thú học tập qua các gợi ý của giáo viên.
L U U H O A N G T H A O B A C H Đ A N G H A I M O N Q U A N Đ U O N G L A M T H U Y E N
K I E U C O N G T I E N
B I E N
1. Tên tướng của quân Nam Hán sang xâm lược nước ta lần hai?
(Lưu Hoằng Tháo).
2. Nơi chọn làm trận địa cọc ngầm?
(Bạch Đằng)
3. Khi sang xâm lược nước ta đóng quân ở đâu?
(Hải Môn)
4. Từ nào thích hợp trong cụm từ “vội vàng thúc…về nước”?
(Quân)
5. Quê của Ngô Quyền?
(Đường Lâm)
6. Quân Nam Hán tiến vào sông Bạch Đằng bằng phương tiện nào?
(Thuyền)
7. Tên bán nước cầu cứu quân Nam Hán?
(Kiều Công Tiễn)
8. Quân Nam Hán tiến vào nước ta bằng con đường này?
(Biển)
- Hàng dọc: Nhân vật được nhắc đến trong hàng dọc là ai?
(Ngô Quyền)
Thông qua hình thức kiểm tra hoạt động nhận thức này, chúng tôi nhận thấy học sinh rất thích thú, tích cực tham gia trả lời, qua phần trả lời của học sinh cho thấy các em nắm được những sự kiện cơ bản của bài học, có thể khai thác tốt nội dung kênh hình dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Vì vậy, việc sử dụng đa dạng các hình thức kiểm tra hoạt động nhận thức góp phần vào tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Ví dụ: Khi học xong bài “Văn hóa cổ đại”, giáo viên sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan kết hợp với tranh ảnh kiểm tra hoạt động nhận thức của học sinh, đánh giá nhận thức của học sinh sau bài học, qua đây củng cố lại kiến thức cho học sinh. Giáo viên chiếu lên màn hình slide hình 11 - “chữ tượng hình Ai Cập”, SGK - 17, và đưa ra các câu hỏi: Bức tranh các em đang xem là gì?
a. Tranh vẽ của người Ai Cập.
b. Chữ tượng hình của người Ai Cập. c. Chữ tượng hình của người Lưỡng Hà. d. Chữ của người Rô ma.
- Đáp án (chữ tượng hình của người Ai Cập).
Hình thứ 2, giáo viên chiếu lên hình ảnh Kim tự tháp Ai Cập và ðýa ra câu hỏi: Kim tự tháp là của người nước nào?
a. Kim tự tháp của người Lưỡng Hà. b. Kim tự tháp của người Rô ma. c. Kim tự tháp của người Ai Cập.
d. Kim tự tháp cảu người Ấn Độ cổ đại.
- Đáp án (Kim tự tháp Ai Cập).
Hình thứ ba, giáo viên đưa hình bảng chữ cái a,b,c,d,e…. Và đặt câu hỏi: Người nước nào đã sáng tạo ra hệ chữ cái mà hiện ta đang dùng?
a. Người Hi Lạp và Rô Ma. b. Người Ai Cập.
c. Người Lưỡng Hà. d. Người Ấn Độ.
- Đáp án (người Hi Lạp và Rô Ma).
Hình thứ tư, giáo viên chiếu lên hình nhà bác học Ác-si-mét và đưa ra câu hỏi: Nhà bác học Ác-si-mét là người nước nào?
b. Người Hi Lạp c. Người Ấn Độ d. Người Ấn Độ
- Đáp án (Người Hi Lạp), sau khi học sinh trả lời xong đáp án, giáo viên giới thiệu thêm về nhà bác học này cùng những thành tựu mà ông đã đạt được trong thời kì này, nếu còn thời gian giáo viên kể những câu chuyện kể về nhà bác học Ác-si-mét, nhớ được những đóng góp của nhà bác học này cũng đồng nghĩa với việc học sinh nắm được những thành tựu của văn hóa cổ đại, đây là nội dung cơ bản mà giáo viên hướng tới học sinh.
Đối với hình thức kiểm tra hoạt động này, chúng tôi nhận thấy học sinh rất tích cực tham gia các câu hỏi, giờ học thêm sôi nổi, qua các câu trả lời cho thấy các em nắm được nội dung cơ bản của bài học, giáo viên dẫn dắt các em khai thác triệt để nội dung của kênh hình.
Trong quá trình xây dựng câu hỏi củng cố cần lưu ý lựa chọn những câu hỏi có nội dung sát với nội dung bài học, đảm bảo tính vừa sức của học sinh, thường xuyên củng cố kiến thức cho học sinh là một trong những biện pháp quan trọng để giúp học sinh hiểu được động cơ học tập, kích thích hứng thú bên trong cho các em. Khi đã có sự kích thích hứng thú trong học tập, các em thường đạt được những thành công nhất định, đó là điều kiện để tạo hứng thú tiếp tục được duy trì.