- Nội dung điều tra
2.4.3. Phương pháp thực nghiệm
Để tiến hành thực nghiệm chúng tôi chọn 4 lớp của hai trường THCS DTNT trong đó có: Lớp 6A, lớp 6B trường THCS DTNT Lập Thạch, lớp 6A1, 6A2 của trường THCS DTNT Tam Đảo. Đây là 4 lớp có sĩ số học sinh và trình độ ngang nhau, chúng tôi chọn hai lớp 6A và 6A1 là lớp đối chứng và lớp thực nghiệm các biện pháp đưa ra trong đề tài là 6B và 6A2.
Trước khi tiến hành chúng tôi đã trao đổi với giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử về nội dung và phương pháp của bài soạn thực nghiệm, những biện pháp tạo hứng thú học tập đã được thể hiện trong giáo án. Đồng thời, chúng tôi cũng tiến hành trao đổi với giáo viên dự giờ để quan sát và hiểu rõ được thực tế học tập và các biện pháp tạo hứng thú được áp dụng trong đề tài, để từ đó rút ra nhận xét và đánh giá khách quan.
* Kiểm tra, đánh giá: Để đánh giá các biện pháp sư phạm mà tác giả đưa ra, sau khi kết thúc bài học chúng tôi đã tiến hành kiểm tra tại lớp 15 phút ở cả hai lớp đối chứng - thực nghiệm với đề bài hoàn toàn giống nhau. Đề, đáp án kiểm tra hoạt động nhận thức của học sinh xem phụ lục 3.
* Cách đánh giá:
+ Loại giỏi: Những bài làm đúng với đáp án từ 90% đến 100%, được 9 đến 10 điểm.
+ Loại khá: Những bài làm đúng với đáp án từ 70% đến 80%, thì được 7 đến 8 điểm.
+ Loại trung bình: Những bài làm đạt 50% đến 60% so với đáp án, thì được 5 đến 6 điểm.
+ Loại yếu kém: Những bài chỉ đạt 20% đến 40% so với đáp án, được 4 điểm trở xuống.