Tổ chức trao đổi đàm thoại để tạo hứng thú học tập cho học sinh

Một phần của tài liệu Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 6 ở các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh vĩnh phúc (Trang 83 - 87)

- Nội dung điều tra

2.3.3.Tổ chức trao đổi đàm thoại để tạo hứng thú học tập cho học sinh

Trao đổi đàm thoại trong dạy học lịch sử là “công việc mà giáo viên nêu ra các câu hỏi để học sinh trả lời. Đồng thời các em cũng có thể trao đổi với nhau, dưới sự chỉ đạo của giáo viên, qua đó đạt được mục đích dạy học”

[46; 168].

Trao đổi đàm thoại là công việc quan trọng góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em chủ động tiếp thu kiến thức, thông qua đó rèn luyện cho học sinh kĩ năng trình bày, diễn đạt một vấn đề trước tập thể, tạo sự tự tin và tinh thần tự học, tinh thần hợp tác của học sinh với các bạn khác trog lớp. Trao đổi đàm thoại tạo tạo không khí học sôi nổi, tạo hứng thú cho học sinh.

Trong dạy học lịch sử có nhiều dạng trao đổi đàm thoại bao gồm: trao đổi tái hiện nhằm gợi lại nội dung kiến thức cũ để tiếp thu kiến thức mới; trao đổi - đàm thoại phân tích, khái quát hóa nhằm hướng học sinh tìm ra bản chất

thức của học sinh khi giải quyết các nhiệm vụ học tập phức tạp; trao đổi ôn tập, tổng kết; trao đổi kiểm tra… Mỗi dạng trao đổi - đàm thoại có ưu thế riêng đối với từng dạng kiến thức.

Ví dụ: Dạy bài “Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938”.

Đồ dùng dạy học cho bài này là bản đồ treo tường chiến thắng Bạch Đằng 938 và bản đồ nhỏ chiến thắng Bạch Đằng năm 938. Thực hiện dạy bài này chúng tôi dùng các câu hỏi gợi mở để học sinh tìm hiểu bối cảnh của cuộc kháng chiến và công tác chuẩn bị chống quân xâm lược Nam Hán của nhân dân ta. Về diễn biến chiến thắng Bạch Đằng, chúng tôi dùng bản đồ tường thuật chiến thắng Bạch Đằng và giúp các em tìm hiểu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938. Trước tiên cho các em tìm hiểu lại phần chữ in nhỏ trong sách giáo khoa nói về địa hình ở cửa sông Bạch Đằng. Dùng bản đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 938, giáo viên nêu câu hỏi. Câu hỏi 1: Quan sát bản đồ em hãy cho biết Ngô Quyền đã lợi dụng địa hình như thế nào ở vùng cửa sông Bạch Đằng để đánh thắng quân Nam Hán? Để giúp học sinh trả lời câu hỏi này giáo viên cần có những câu gợi ý từng phần: - Nắm vững tình hình quân địch sẽ kéo vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, căn cứ vào những yếu tố nào mà Ngô Quyền đã nảy ra ý định đóng cọc ở vùng cửa sông? - Dựa vào phần chữ in nhỏ trong SGK hướng dẫn học sinh trả lời theo hướng: (hạ lưu sông thấp, độ dốc không cao, mực nước sông lúc thủy triều lên xuống khá mạnh… chênh nhau đến 3 mét). Trong chiến thắng Bạch Đằng năm 938 - Làm thế nào để khi thuyền giặc lọt vào trận địa bãi cọc ngầm của ta mà chúng không phát hiện được? Hướng dẫn học sinh trả lời (phải tính toán thời gian một cách kỹ lưỡng để nhử địch vào bãi cọc nhân lúc thủy triều lên và khi lúc thủy triều rút bãi cọc ngầm nhô lên ta phản công). - Hai bên bồ sông (phía trên bãi cọc ngầm) là rừng rậm, Ngô Quyền đã lợi dụng địa hình này để làm gì? (bố trí quân mai phục).

Trong trao đổi đàm thoại, câu hỏi là một yếu tố quan trọng, giáo viên cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi mở trên cơ sở bài tập lớn được nêu ra từ đầu. Những câu hỏi này giúp học sinh lí giải dần những nội dung kiến thức khó, từ việc trả lời hệ thống câu hỏi gợi mở, học sinh có thể giải được bài tập nhận thức mà giáo viên nêu ra ở đầu giờ học. Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học nói chung dạy học lịch sử nói riêng là một trong những biện pháp rất có ưu thế để phát triển tư duy gây hứng thú học tập lịch sử cho học sinh, biện pháp này giúp học sinh nhớ sự kiện cơ bản trên lớp, các em dễ phát hiện ra nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của một sự kiện hay quá trình lịch sử, những câu hỏi giúp các em đi sâu tìm hiểu bản chất của sự kiện, buộc các em phải suy nghĩ, tìm tòi để giải quyết vấn đề đang nghiên cứu.

Đối với học sinh THCS - DTNT tỉnh Vĩnh Phúc do đặc điểm nhận thức ngại suy nghĩ, thiếu thói quen lao động trí óc, ít đi sâu tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến kết quả, ý nghĩa của các sự kiện, hiện tượng, nên trong dạy học lịch sử giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi bài tập sẽ làm thay đổi tư duy của các em, hướng các em suy nghĩ đi đến tìm hiểu giải quyết vấn đề đang nghiên cứu. Ở bậc THCS để gây hứng thú trong dạy học lịch sử, hệ thống câu hỏi được đưa ra đầu giờ học hay được xây dựng với tính chất gợi mở ở trên lớp.

Vào đầu giờ học, câu hỏi được đưa ra với tính chất câu hỏi nhận thức, giúp cho học sinh nhận thức được nội dung cần tìm hiểu của bài là gì, để giải quyết vấn đề nhận thức đó mình sẽ phải làm gì? Từ đó các em tập chung vào tìm hiểu kiến thức trọng tâm của bài, huy động toàn bộ các hoạt động của các giác quan chú ý vào quá trình học tập, từ sự tập trung chú ý ấy các em sẽ cảm thấy hứng thú tiếp thu kiến thức của bài.

Đối với các em học sinh DTNT tỉnh Vĩnh Phúc để phù hợp đặc điểm nhận thức thì giáo viên phải nêu các câu hỏi ngắn gọn, làm nổi bật trọng tâm của bài. Tuy nhiên đặt câu hỏi không cần yêu cầu học sinh trả lời ngay mà chỉ

sau khi đã cung cấp đầy đủ thông tin đầy đủ các sự kiện thì các em mới trả lời được, và giáo viên có thể ghi các câu hỏi đã đặt lên góc bảng.

Ví dụ: Khi dạy bài 8 “Thời nguyên thủy trên đất nước ta” giáo viên có thể nêu câu hỏi “Cuộc sống của người tối cổ diễn ra như thế nào?” trong quá trình dạy vẫn tuân thủ nghiêm các quy trình cấu tạo của sách giáo khoa, song cần khai thác nhấn mạnh giúp học sinh trả lời các câu hỏi trên, khi học sinh trả lời được câu hỏi tức là các em đã hiểu được kiến thức của bài.

Ngoài câu hỏi có tính chất bài tập xuyên suốt toàn bài mà giáo viên nêu ra ngay đầu giờ học, trong giờ học lịch sử để gây hứng thú học tập lịch sử cho học sinh THCS giáo viên phải xây dựng một hệ thống câu hỏi gợi mở trên lớp với nội dung phù hợp với khả năng và trình độ của các em “tháo gỡ” dần nội dung kiến thức của bài. Với hệ thống câu hỏi gợi mở này học sinh sẽ mâu thuẫn giữa cái biết và cái chưa biết, từ đó kích thích ham hiểu biết, trí thông minh sáng tạo của học sinh. Đặc biệt là nó gây được ngạc nhiên khi đối chiếu cái mới biết và cái đã biết sau khi trả lời đúng câu hỏi giáo viên đặt ra.

Ví dụ: Khi dạy bài 2 “Cách tính niên đại trong lịch sử” giáo viên có thể dự kiến đưa ra câu hỏi: Vì sao con người nghĩ đến lịch?, Lịch có tác dụng gì đối với đời sống, xã hội con người? Thế nào là âm lịch và dương lịch? Âm lịch có nhược điểm gì so với dương lịch.

Đối với học sinh lớp 6 THCS - DTNT ở Vĩnh Phúc sử dụng hệ thống câu hỏi này trong dạy học lịch sử giúp các em củng cố ôn tập lại kiến thức cũ, tiếp nhận kiến thức mới, rèn luyện thao tác tư duy và gây được hứng thú học tập. Đồng thời với hệ thống câu hỏi gợi mở ở trên lớp trong quá trình dạy học lịch sử để gây được những hứng thú học tập, giáo viên cũng phải dự kiến đưa ra các câu hỏi mà học sinh có thể đặt ra trong quá trình tiến hành bài giảng và phải có đáp án trả lời. Các câu hỏi này cũng bao gồm một số loại như tại sao sự kiện hiện tượng đó lại diễn ra?, sự kiện đó diễn ra như thế nào?, tại sao lại

nghiên cứu sự kiện hiện tượng đó?, hoặc những khái niệm mới mà các em chưa biết.

Như vậy, trong dạy học lịch sử, sử dụng phương pháp tổ chức trao đổi

Một phần của tài liệu Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 6 ở các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh vĩnh phúc (Trang 83 - 87)