Năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên trung học cơ sở huyện việt yên, tỉnh bắc giang (Trang 27 - 29)

8. Cấu trúc, bố cục của luận văn

1.2.3. Năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM

Dạy học theo định hướng giáo dục STEM là quan điểm tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực STEM cho HS trên cơ sở tiếp cận liên môn, giúp HS

áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể.

Theo đó, đặc điểm của dạy học theo định hướng giáo dục STEM đặt ra mấy vấn đề: (1) Mục tiêu phát triển năng lực STEM cho HS, nhấn mạnh năng lực vận dụng, giải quyết vấn đề linh hoạt, sáng tạo. (2) Tính tích hợp liên môn trong dạy học; (3) Lĩnh vực liên môn được quan tâm các môn học Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học ởnhà trường phổthông để giải quyết được một vấn

đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể; (4) Người học phải được hoạt động và hoạt động trải nghiệm liên tục. Những yêu cầu đó đặt ra những vấn đề về NLDH của GV để

tổ chức dạy học theo thành công.

Theo quan điểm của nhiều nghiên cứu hiện nay, Giáo dục STEM có thể được dạy trong một môn học duy nhất, trong nhiều môn học hay nhiều môn phối hợp cụ thể:

- Ở môn học duy nhất GV có thể phân chia thời gian để HS tham gia các hoạt

động: thiết lập vấn đề; tìm kiếm các giải pháp hay cách thức để giải quyết vấn đề; thu thập thông tin, bằng chứng và cuối cùng là tổng kết, rút ra các kiến thức.

- Ở nhiều môn học: Chủđề STEM dạng này bao trùm nhiều hơn một môn học. Về bản chất, các môn học sử dụng chung một vấn đề, một bối cảnh. Các GV dạy mỗi môn học khác nhau sẽ dạy chủđề STEM như cách dạy chủđề STEM trong một môn học duy nhất nhưng theo góc độ riêng của môn mình. Ví dụnhư

về chủđề“Chất lượng nguồn nước”, GV môn Hoá học sẽ cho HS tìm hiểu dưới

góc độ nghiên cứu về độ pH trong nước trong khi đó GV môn Sinh học dạy HS

theo định hướng STEM tập trung vào nghiên cứu loài sinh vật trong nguồn nước

đó và ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước như thế nào hay GV môn Địa lí có thể hướng dẫn HS tìm hiểu ở góc độ là nguồn nước bắt đầu từ đâu, cấu tạo địa chất có ảnh hưởng như thế nào tới nguồn nước…

- Ở nhiều môn phối hợp: Chủ đề STEM dạng này khá phức tạp, nó có sự

góc độ kiến thức chuyên môn riêng của mình. Nhưng những nội dung được giải quyết trong môn học trước sẽ là tiền đề nối tiếp để dạy ở môn học sau. Các môn học phải được phối hợp với nhau để dạy những nội dung có tính chất gối nhau.

Như trên đã đề cập, mô hình này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các môn học

đảm bảo cho những gì HS được học ở môn này sẽ là tiền đề, điều kiện về kiến thức, kĩ năng để các em có thể học được ở môn tiếp theo. Thứ hai nó đòi hỏi sự

phối hợp nhịp nhàng giữa các GV phụ trách các môn học, bất kì một sự thay đổi nào về kiến thức, về thời gian… cũng làm hưởng đến mô hình.

NLDH theo định hướng giáo dục STEM là khả năng GV tổ chức dạy học

đảm bảo thực hiện được mục tiêu phát triển năng lực cho HS theo định hướng giáo dục STEM.

NLDH theo định hướng giáo dục STEM gồm các năng lực thành phần: [31]

TT NLDH theo định hướng giáo dục STEM

1 Xây dựng mục tiêu giáo dục STEM trong dạy học 2 Xác định, lựa chọn chủ đề STEM phù hợp trong dạy học

3 Thiết kế chủ đề STEM trong dạy học

4 Lập kế hoạch dạy học bài học theo định hướng giáo dục STEM

5 Sử dụng phương pháp, hình thức dạy học theo định hướng STEM

6 Tư vấn HS học tập theo hướnggiáo dục STEM

7 Quản lý hoạt động học và xây dựng môi trường học tập phát triển năng lực STEM

8 Kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của HS theo định hướng STEM

9 Đánh giá cải tiến hoạt động giảng dạy theo định hướng STEM

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên trung học cơ sở huyện việt yên, tỉnh bắc giang (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)