Đa dạng hóa các hình thức đánh giá hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên trung học cơ sở huyện việt yên, tỉnh bắc giang (Trang 98 - 99)

8. Cấu trúc, bố cục của luận văn

3.2.4. Đa dạng hóa các hình thức đánh giá hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng

dưỡng ca giáo viên đảm bo tính chính xác, khách quan

a. Mục đích biện pháp

Kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng có vai trò quan trọng nhằm đánh

giá kết quả bồi dưỡng đạt được so với mục tiêu đề ra trong kế hoạch, thấy được những tồn tại, khó khăn, những vấn đề cần giải quyết để các hoạt động bồi dưỡng tiếp theo được tổ chức tốt hơn.

Biện pháp này có ý nghĩa giúp CBQL quản lý chặt chẽ hoạt động bồi dưỡng, làm kim chỉ nam cho các nhà quản lí thực hiện các điều chỉnh cần thiết nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng và đánh giá GV. Đối với GV, kết quảđánh giá

là là “gương phản chiếu” cho GV biết mình đang ở vịtrí nào, là cơ sởđể GV tự rút kinh nghiệm. Tổ chức đánh giá chính xác, khách quan kết quả hoạt động bồi dưỡng là yêu cầu không thể thiếu làm cơ sở để tiến hành tiếp tục bồi dưỡng có hiệu quả NLDH theo định hướng giáo dục STEM trong nhà trường.

b. Cách thực hiện

Hoạt động đánh giá nên được kết hợp giữa đánh giá tổng kết và đánh giá

quá trình. Mỗi module cũng cần phải có các hình thức đánh giá kết hợp phong

phú. Trước mỗi khóa đào tạo cần công bố rõ hình thức kiểm tra đánh giá như thế nào? Tiêu chí đánh giá cụ thể để giáo viền làm căn cứ học tập phù hợp.

Sau khi xác định cụ thể hình thức đánh giá thì mỗi bài kiểm tra cần được xây dựng đảm bảo tính chính xác và khách quan bằng cách: Thuê chuyên gia xây dựng các tiêu chí đánh giá, các bài kiểm tra. Có sự phản biện từ chuyên gia khác về các bài kiểm tra và tiêu chí được xây dựng

dưỡng và điều chỉnh những nội dung gì?

Ví dụ: Với mục tiêu là phát triển kĩ năng dạy học theo định hướng giáo dục STEM. Nội dung và hình thức được lựa chọn ở ví dụ mục 3.3.3 có những hình thức đánh giá sau với lớp học chuyên đề:

+ Đánh giá dựa trên sự kiểm diện (có mặt tham gia), ý thức tham gia hoạt

động bồi dưỡng của GV: Yêu cầu GV phải tham gia đầy đủ tất cả các buổi học.

Đây là điều kiện tiên quyết chiếm 10% sốđiểm đánh giá.

+ Đánh giá dựa trên bài kiểm tra lý thuyết dưới dạng trắc nghiệm để biết

được GV có nắm được các kiến thức về lựa chọn chủđề STEM, quy trình thiết kế bài học STEM, đánh giá bài học STEM, …Bài kiểm tra này cũng bắt buộc với GV và được tiến hành cuối khóa tâp huấn. Chiếm 40% sốđiểm đánh giá.

+ Đánh giá dựa trên sản phẩm cụ thể (thiết kế chủ đề học STEM, lập kế

hoạch dạy STEM, …): Sau khóa học chuyên đề mỗi nhóm sẽ lập kế hoạch dạy học một chủ đề STEM. Sản phẩm được thuyết trình trước lớp để nghe nhận xét của chuyên gia và các thành viên khác. Sau đó về chỉnh sửa và gửi cho chuyên gia chấm điểm. Bài kiểm tra này cũng bắt buộc chiếm 50% sốđiểm đánh giá.

d. Điều kiện thực hiện

- Mục đích đánh giá phải được thống nhất với tinh thần đánh giá để điều chỉnh, đánh giá khách quan để nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng cảu nhà

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên trung học cơ sở huyện việt yên, tỉnh bắc giang (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)