Yếu tố thuộc về môi trường và điều kiện làm việc

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên trung học cơ sở huyện việt yên, tỉnh bắc giang (Trang 45)

8. Cấu trúc, bố cục của luận văn

1.5.3. Yếu tố thuộc về môi trường và điều kiện làm việc

* Môi trường quản lí

Mục tiêu giáo dục phổ thông; mục tiêu phấn đấu của nhà trường sẽ chi phối tới kế hoạch chiến lược của nhà trường và từ đó sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch bồi

dưỡng GV. Trong thực hiện hoạt động bồi dưỡng GV thì việc phân cấp quản lý và

cơ chế quản lí cũng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả bồi dưỡng. Sự phân cấp quản lý cần rõ ràng, khi đó việc triển khai hoạt động bồi dưỡng GV mới được tiến hành nhịp nhàng và hiệu quả. Sựủng hộ của các cấp quản lý trên nhà trường sẽ tạo những điều kiện thuận lợi vềcơ chế, các nguồn lực cho công tác bồi dưỡng.

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018 đã chỉrõ điểm mới của chương trình chính là giáo dục STEM. Chính vì vậy hoạt động bồi dưỡng dạy học theo định hướng giáo dục STEM sẽđược thúc đẩy để giáo dục STEM ở nhà trường phổ thông trở nên phổ biến và thực sự có hiệu quả. Đây cũng là yếu tố tốt đối với môi trường quản lý của nhà quản lý.

* Cơ sở vật chất đáp ứng dạy học định hướng giáo dục STEM.

Muốn tổ chức tốt hoạt động dạy học định hướng giáo dục STEM điều đầu tiên ở các trường phổ thông cần đảm bảo chính là phòng học STEM. Phòng học STEM sẽ thực hiện ba chức năng: Không gian tổ chức hoạt động dạy học, không

gian lưu trữ và không gian sáng chế. Phòng học STEM có thể tận dụng phòng thí nghiệm bộ môn, trang thiết bị thí nghiệm và bổ sung thiết bị gia công hoặc xây dựng phòng học STEM sử dụng dạy học đồng bộtheo định hướng giáo dục STEM.

Dù các trường phổ thông có lựa chọn phương án xây dựng phòng học STEM như

thế nào thì phòng học STEM cần đảm bảo các thiết bị cơ bản gồm: Thiết bị gia công; thiết bịđo lường; thiết bị an toàn; thiết bị chứa thiết bị, nguyên vật liệu. Kinh

phí đểcó được một phòng học STEM là không nhỏ.

kiện kinh tế - xã hội của địa phương thuận lợi đểcó cơ sở cho HS phổthông đến trải nghiệm

Một yếu tố khác là môi trường văn hóa nhà trường tạo điều kiện để giáo

được tự do sáng tạo, thử nghiệm trong quá trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Các giờ nghỉđược thư giãn. Được tranh thủ làm việc tại thư viện, nơi đó có máy tính được nối mạng, có các tài liệu tham khảo, sách nghiệp vụ… Tất cả các yếu tố

trên tạo sựthúc đẩy trong công việc, tạo môi trường làm việc thoải mái và vui vẻ

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Dạy học theo định hướng giáo dục STEM là một trong những yêu cầu của

chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018; là một xu hướng tất yếu giúp hình thành và phát triển năng lực HS. Dạy học theo định hướng giáo dục STEM mới được triển khai thử nghiệm ở Việt Nam năm học 2016 - 2017, cho

đến nay dạy học theo định hướng giáo dục STEM đã được triển khai rộng hơn

trở thành một “trào lưu” ở nhiều trường phổthông. Các trường THCS ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang cũng đang bắt đầu triển khai dạy học theo định hướng giáo dục STEM nên hướng nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng NLDH theo định

hướng giáo dục STEM cho GV ở các trường THCS thuộc huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang là cần thiết.

Hướng tiếp cận của đề tài về quản lý bồi dưỡng NLDH theo định hướng giáo dục STEM là hoạt động tác động có mục đích của người quản lý đến quá trình bổ

sung, nâng cao chuyên môn của GV về quá trình thiết kế giáo án dạy học có thể kết hợp kiến thức ít nhất hai trong số các môn học Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học ở nhà trường phổthông để giải quyết được một vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể; Tổ chức dạy học theo giáo án; Đánh giá kết quảđạt được của HS. Với hướng tiếp cận này công tác thì định hướng đúng đắn của các cấp quản lý rất quan trọng cho các GV dạy Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học thực hiện các bài học STEM.

Yếu tố quyết định thành công của công tác quản lý bồi dưỡng NLDH

theo định hướng giáo dục STEM cho GV là phải lập kế hoạch, xác định rõ ràng các nội dung cần tập huấn; xây dựng được hợp tác liên môn giữa các GV khi thiết kế, tổ chức bài học STEM, đánh giá quá trình dạy học STEM; hình thành

được ít nhất 01 phòng học STEM cho mỗi trường THCS hoặc 01 cơ sở trải nghiệm STEM.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC

THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM CHO GIÁO VIÊN

TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG 2.1. Khái quát về giáo dục trung học cơ sở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

2.1.1. Vtrí địa lý và đặc điểm phát trin kinh tế - xã hi ca huyn Vit Yên

Việt Yên là huyện trung du miền núi, nằm giữa lưu vực Sông Cầu và Sông

Thương, ở khoảng 21016’-21017’ vĩ độ Bắc; 106001’-107007 độ kinh Đông; có

diện tích 171,4 km2 (bằng 4,5% diện tích tỉnh Bắc Giang). Phía Bắc giáp huyện Tân Yên; phía Nam và Tây Nam giáp huyện Yên Phong, thành phố Bắc Ninh và huyện Quế Võ của tỉnh Bắc Ninh; phía Đông giáp huyện Yên Dũng và thành phố

Bắc Giang; phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Hiệp Hòa.

Toàn huyện có 15 xã và 02 thị trấn, là huyện trọng điểm về phát triển công nghiệp của tỉnh Bắc Giang, trên địa bàn huyện hiện có 04 khu công nghiệp và 04 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.187 ha, hơn 300 doanh nghiệp đang hoạt

động, giải quyết việc làm cho hơn 83 nghìn lao động. Năm 2018, huyện Việt Yên

được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (là huyện đạt chuẩn nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Bắc Giang);

Năm 2020, huyện Việt Yên có 69 trường từ cấp học MN đến ĐH, bao gồm

01 trường ĐH, 05 trường THPT (03 công lập, 02 tư thục), 01 Trung tâm GDTX-

DN, 19 trường THCS, 19 trường TH, 24 trường MN (19 công lập, 05 tư thục) và

45 cơ sởMN tư thục độc lập với tổng số 1.580 lớp1, 51.060 HS2; toàn huyện có

62/69 trường đạt chuẩn QG (đạt tỉ lệ 92,54%), trong đó cấp học MN có 23/24

trường chuẩn QG (đạt tỉ lệ 95,83%), cấp TH có 19/19 trường chuẩn QG (đạt tỉ lệ

100%), cấp THCS có 17/19 trường chuẩn QG (đạt tỉ lệ 89,47%), cấp THPT có

3/6 trường chuẩn QG (đạt tỉ lệ 50%).

1 MN: 498 lớp; TH: 600 lớp; THCS: 303 lớp, THPT: 117 lớp, 12 lớp GDTX; 50 lớp ĐH

Tỉ lệ phòng học kiên cố toàn huyện đạt 93,08% (MN đạt 85,62%; TH đạt 92,85%; các cấp học THCS, THPT, GDTX đều đạt 100%);

Toàn huyện có 2.841 cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang

công tác trong ngành giáo dục (182 CBQL, 2.407 GV và giảng viên, 252 NV); 100% GV đạt chuẩn đào tạo, trong đó trên chuẩn đạt 79,34%. Tỉ lệ GV/lớp của cấp học MN đạt 1,8 (bằng mặt bằng chung của tỉnh); cấp TH đạt 1,31 (thấp hơn

0,14 so với tỉ lệ chung củ tỉnh); cấp THCS đạt 1,87 (thấp hơn 0,15 so với tỉ lệ

chung của tỉnh); cấp THPT đạt 2,3 (bằng mặt bằng chung của tỉnh);

Ngành GD&ĐT Việt Yên liên tục được Sở GD&ĐT, UBND tỉnh Bắc Giang, Bộ GD&ĐT khen thưởng; từ năm 2015 đến nay 05 năm liền Phòng

GD&ĐT được UBND tỉnh tặng danh hiệu “Tập thểlao động xuất sắc”, được Bộ GD&ĐT tặng Cờ thi đua dẫn đầu toàn quốc về “Đổi mới sáng tạo trong dạy và học”, UBND tỉnh tặng Cờthi đua “Đơn vị xuất sắc phong trào thi đua năm 2018”,

Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen “Đổi mới sáng tạo trong dạy và học”, liên

tục trong các năm học được Giám đốc Sở GD&ĐT tặng Giấy khen “hoàn thành

xuất sắc các lĩnh vực công tác”.

2.1.2. Mc tiêu phát trin giáo dc THCS

Phát triển hệ thống trường THCS trên địa bàn huyện, đảm bảo có cơ sở

vật chất, thiết bị dạy học hiện đại; đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục có trình

độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy; củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho HS có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về

kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình

giáo dục nghề nghiệp.

2.1.3. V quy mô giáo dc THCS

Toàn huyện hiện có 19 trường THCS với tổng số 303 lớp, 11.233 HS. Theo kế hoạch phát triển giáo dục giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050,

triển kinh tế - xã hội của địa phương và nhu cầu học tập của con em nhân dân.

2.1.4. V chất lượng giáo dc THCS

Trong các năm qua, giáo dục THCS cùng ngành GD&ĐT huyện Việt Yên

đã thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện; chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng được nâng cao; tỉ lệ HS giỏi, chất lượng các cuộc thi cấp tỉnh, khu vực, toàn quốc, thi vào lớp 10 THPT luôn

đạt kết quả cao và xếp trong tốp đầu của tỉnh; đội ngũ GV không ngừng đổi mới

phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT theo

Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; mạng

lưới trường lớp được quy hoạch theo chủtrương của Đảng và phù hợp với thực tế địa phương; CSVC trường lớp được xây dựng khang trang hiện đại, đảm bảo các tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia; CNTT được ứng dụng mạnh mẽ trong quản lí, điều hành và các hoạt động giáo dục.

2.1.5. Định hướng qun lý bồi dưỡng năng lực dy học theo định hướng giáo dc STEM cho giáo viên THCS huyn Vit Yên, tnh Bc Giang dc STEM cho giáo viên THCS huyn Vit Yên, tnh Bc Giang

Thứ nhất, bồi dưỡng NLDH theo định hướng giáo dục STEM cho GV đáp ứng được chương trình giáo dục phổ thông mới

Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽđược triển khai ở cấp THCS bắt

đầu từ năm học 2021- 2022. Giáo dục STEM được định hướng cụ thể trong

chương trình tổng thểchương trình giáo dục phổ thông mới nên giáo dục STEM trở thành bắt buộc đối với phổ thông. Hoạt động bồi dưỡng và quản lí bồi dưỡng

NLDH theo định hướng giáo dục STEM cho GV THCS có thể coi là bước đón đầu chương trình mới. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại thì việc dạy học theo định

hướng giáo dục STEM vẫn dựa trên nội dung của chương trình hiện hành. Nhưng

các nội dung dạy học giáo dục STEM như lựa chọn chủ đề STEM, thiết kế kế

hoạch dạy học giáo dục STEM, đánh giáo dạy học dựa trên định hướng giáo dục

STEM … là không có sự thay đổi lớn. GV cần tiếp cận những nội dung cơ bản

Chuyển sang chương trình mới GV sẽ thực hiện tốt hơn. Do vậy, giáo dục STEM

trong giai đoạn hiện nay nên căn cứ từ định hướng giáo dục STEM của chương

trình giáo dục phổ thông mới.

Thứ hai, bồi dưỡng NLDH theo định hướng giáo dục STEM cho GV phát huy tối đa các nguồn lực đã có và điều kiện cụ thể của từng giai đoạn, từng cơ sở.

Điều kiện quan trọng khi thực hiện giáo dục STEM tốt nhất là có phòng học STEM. Tuy nhiên, việc trang bị một phòng học STEM ở một trường THCS sẽ tốt rất nhiều kinh phí đầu tư. Vấn đềnày gây khó khăn rất lớn đối với nhà trường và quản lí cấp trên về tài chính. Chính vì vậy, khi thực hiện dạy học theo định hướng giáo dục STEM cần tận dụng cơ sở vật chất của các môn học và xây dựng từng

bước phòng học bộmôn. Phương tiện dạy học tự làm của GV không chỉ góp phần

gia tăng cơ sở vật vất cho phòng học STEM mà còn nâng cao NLDH của GV. Giáo dục STEM không nhất thiết phải trải nghiệm, có những buổi học ở trường. Nhà trường có thể khai thác các nguồn lực từ bên ngoài như cơ sở sản xuất tại địa phương làm nơi trải nghiệm STEM cho HS.

NLDH đã có của GV nên được kế thừa và phát huy khi tổ chức bồi dưỡng

NLDH theo định hướng giáo dục STEM cho GV. Bởi có những điểm tương đồng

như phương pháp giáo dục STEM dựa trên cơ sở của lý luận về phương pháp

dạy học tích cực, dạy học tương tác, dạy học trải nghiệm … đánh giá giáo dục

STEM cũng có đánh giá kết quả, đánh giá quá trình.

Thứ ba, thực hiện hoạt động bồi dưỡng liên tục, đồng bộ với nhiều hình thức bồi dưỡng khác nhau, phát huy tính chủđộng, tự giác của GV.

Hoạt động bồi dưỡng chỉđạt được kết quả tốt khi GV được bồi dưỡng liên tục. Muốn tiến hành bồi dưỡng liên tục và đạt hiệu quả cần phải phối kết hợp nhiều hình thức bồi dưỡng khác nhau như: bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn, bồi dưỡng thông qua mạng INTERNET, bồi dưỡng thông qua các cuộc thi, bồi dưỡng thông qua sinh hoạt chuyên đềliên trường …

Các hình thức này cần được triển khai đồng bộ, quản lí cụ thể từng nội dung để

Dù có “nhồi nhét”, gây “áp lực” lên đội ngũ GV để họ dạy học theo định

hướng giáo dục STEM thì hiệu quả không cao bằng sự chủ động, tích cực, tự

giác thực hiện của GV. Do vậy hãy tạo động lực cho họ để họ nhận thấy tầm quan trọng của giáo dục STEM, giáo dục STEM như là “bản năng” trong tổ chức các hoạt động học tập cho HS.

2.2. Giới thiệu về khảo sát

2.2.1. Mục đích khảo sát

Chúng tôi tiến hành khảo sát, thu thông tin chính xác về thực trạng quản lý bồi dưỡng NLDH theo định hướng giáo dục STEM cho GV THCS huyện Việt Yên nhằm xác định cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động này,

đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục THCS của Huyện.

2.2.2. Ni dung kho sát

Tác giả tiến hành khảo sát về những nội dung cụ thểnhư sau:

- Thực trạng nhận thức của GV về giáo dục STEM; NLDH theo định

hướng giáo dục STEM của GV THCS ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. - Thực trạng bồi dưỡng NLDH theo định hướng giáo dục STEM của GV THCS ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

- Thực trạng quản lý hoạt động bồi NLDH theo định hướng giáo dục STEM của GV THCS ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

- Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng

NLDH theo định hướng giáo dục STEM của GV THCS ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

2.2.3. Khách th kho sát

Đề tài thực hiện khảo sát với khách thể: 273 người là CBQL và GV đang

tham gia giảng dạy các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học ở 12 trường THCS tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Thông tin cụ thể thể

Bảng 2.1. Thông tin về CBQL, GV được khảo sát Đặc điểm Sốlượng CBQL Cấp Phòng GD&ĐT 06 Hiệu trưởng 19 Phó Hiệu trưởng 21

Tổtrưởng chuyên môn 19

Giáo viên Giáo viên 214 Toán 93 Vật lí 24 Hoá học 32 Sinh học 35 Công Nghệ 18 Tin học 12

Bên cạnh đó, tác giả thực hiện phỏng vấn đối với HS một sốtrường nhằm

thu thông tin đánh giá về thực trạng dạy học theo định hướng giáo dục STEM

trên địa bàn nghiên cứu.

2.2.4. Phương pháp khảo sát và x lý s liu

* Về phương pháp khảo sát:

Tác giả sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp nghiên cứu sản phẩm

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên trung học cơ sở huyện việt yên, tỉnh bắc giang (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)