8. Cấu trúc, bố cục của luận văn
1.5.1. Yếu tố thuộc về chủ thể quản lý
Trong các các nhà quản lý từ cấp bộ, sở, phòng, tại nhà trường THCS thì hiệu trưởng là người trực tiếp quản lý GV có vai trò lớn chi phối đến các giai
đoạn bồi dưỡng NLDH theo định hướng giáo dục STEM của GV.
Thứ nhất, việc lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng cho GV, người hiệu trưởng phải thấy được vị trí và vai trò của việc sinh hoạt chuyên môn tích hợp giữa các GV dạy Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học để xây dựng được
các bài học STEM; ngoài dạy học các môn học theo phương thức giáo dục STEM thì hoạt động trải nghiệm STEM và nghiên cứu khoa học kĩ thuật là những phương
pháp hiệu quảđểđạt hiệu quả cao trong giáo dục STEM. Từđó, người quản lý mới có thể xây dựng được bản kế hoạch đúng tầm cho công việc.
Thứhai, năng lực của người hiệu trưởng sẽ chi phối tới việc tổ chức hoạt
động bồi dưỡng. Năng lực này sẽ chi phối tới việc phân công lực lượng tham gia bồi dưỡng khi quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và cơ chế
phối hợp giữa họ. Đồng thời, năng lực của người hiệu trưởng còn tác động rất lớn tới khâu chỉđạo thực hiện và kiểm tra hoạt động bồi dưỡng.
Thứ ba, sự quan tâm thiết thực của Hiệu trưởng đến hoạt động bồi dưỡng là vô cùng quan trọng và cần thiết. Sự quan tâm này giúp cho bồi dưỡng diễn ra theo
đúng kế hoạch và giải quyết kịp thời những khó khăn khi tổ chức thực hiện. Hơn
nữa, sự động viên, khích lệ, thưởng phạt kịp thời của Hiệu trưởng đối với công tác bồi dưỡng sẽ tạo động lực rất lớn tới từng GV tham gia bồi dưỡng. Mỗi thành viên tham gia hoạt động bồi dưỡng, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ công tác của mình, họ còn muốn khẳng định năng lực với đồng nghiệp và cấp trên.