Khảo sát tính cần thiết và khả thi của biện pháp đã đề xuất

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên trung học cơ sở huyện việt yên, tỉnh bắc giang (Trang 103 - 108)

8. Cấu trúc, bố cục của luận văn

3.4.Khảo sát tính cần thiết và khả thi của biện pháp đã đề xuất

3.4.1. Mục đích khảo sát

Kiểm tra tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất

3.4.2. Ni dung kho sát

Nội dung khảo sát tập trung đánh giá về tính cần thiết và khả thi cảu các biện pháp quản lý đề xuất. Đó là: (1) Tổ chức khảo sát nhu cầu bồi dưỡng và

đánh giá thực trạng về NLDH theo định hướng giáo dục STEM của GV; (2) Xây dựng nội dung bồi dưỡng có tính thiết thực, khoa học; (3) Tổ chức kết hợp đồng bộ các hình thức bồi dưỡng đảm bảo tính thường xuyên, kế thừa và liên thông;

(4) Đa dạng hóa các hình thức đánh giá hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GV đảm bảo tính chính xác, khách quan; (5) Đảm bảo cơ sở vật chất và tài chính phục vụ hoạt động bồi dưỡng hiệu quả; (6). Huy động và phát huy vai trò của các lực lượng tham gia bồi dưỡng.

3.4.3. Khách th kho sát

Phiếu hỏi được phát đến 147 người, gồm: 47 CBQL (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, đại diện phòng giáo dục) và 100 GV các

trường THCS các môn được bồi dưỡng về dạy học STEM.

3.4.4. Công c kho sát

Tác giả tiến hành xin ý kiến thăm dò từ các khách thể khảo hình thức lấy phiếu trưng cầu ý kiến (Phụ lục 3) về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.

Lượng hóa đánh giá bằng điểm số. Tính cần thiết được tính theo 4 mức độ giảm dần từ cao xuống thấp: 4 - rất cần thiết; 3- cần thiết; 2 - ít cần thiết; 1 - Không cần thiết. Tính khảthi cũng được tính theo tháng điểm 4 mức độ giảm dần từ cao xuống thấp: 4 - rất khả thi; 3 - khả thi; 2 - ít khả thi; 1 - Không khả thi.

3.4.5. Kết qu khảo sát và đánh giá

tố của quá trình bồi dưỡng giáo dục STEM đối với GV chính vì vậy nó sẽ thể

hiện được tính khả thi và cần thiết khi tiến hành thực hiện. Tổ chức khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của GV là cần thiết bởi có động lực GV mới chủ động lĩnh hội;

có đánh giá kết quả đạt được mới đưa ra được biện pháp thúc đẩy tiếp theo. Có nội dung, phương tiện, hình thức tổ chức tốt mới thực hiện hoạt động bồi dưỡng tốt và tất nhiên là hoạt động nào cũng sẽ thành công dựa trên sự tham gia đồng lòng của các đối tượng có liên quan.

Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Ý kiến đánh giá của CBQL, GV về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng NLDH theo định hướng giáo dục

STEM cho GV THCS huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

TT Các biện pháp quản lý bồi dưỡng Điểm trung bình trung Tính

cần thiết khTính ả thi

1

Tổ chức khảo sát nhu cầu bồi dưỡng và đánh giá thực trạng về NLDH theo định hướng giáo dục STEM của GV

3,86 3,72

2 Xây dựng nội dung bồi dưỡng có tính thiết thực,

khoa học 3,91 3,42

3

Tổ chức kết hợp đồng bộ các hình thức bồi dưỡng đảm bảo tính thường xuyên, kế thừa và liên thông

3,66 3,54

4

Đa dạng hóa các hình thức đánh giá hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GV đảm bảo tính chính xác, khách quan.

3,67 3,42

5 Đảm bảo cơ sở vật chất và tài chính phục vụ hoạt

động bồi dưỡng hiệu quả 3,32 3,12 6 Huy động và phát huy vai trò của các lực lượng

tham gia bồi dưỡng 3,59 3,77

Kết quả từ bảng khảo sát 3.1. cho thấy: Các biện pháp được đề xuất có tính cần thiết và khả thi trong khoảng điểm từ3 đến 4 như vậy nó có tính cần thiết và khả thi. Trong đó nhu cầu xây dựng nội dung bồi dưỡng có tính thiết thực khoa học có tính cần thiết nhất chiếm 3,91 điểm; Sử dụng triệt để nguồn lực về vật chất và tài chính có tính cần thiết là 3,32% và cũng có tính khả thi ít nhất.

sử dụng cho giáo dục STEM như xây dựng phòng học STEM là khó khăn vì còn

rất nhiều kinh phí khác cần phải sử dụng. Hiện tại, ởcác trường đã có phòng thực hành ly, hóa, sinh, công nghệ, tin học có cần thiết thêm một phòng học STEM nữa hay không hay dồn các phòng vào làm một? Nếu dồn các phòng vào làm một thì bố trí thực hành như thế nào? Tốt hơn nên khai thác việc GV tự xây dựng

đồ dùng, thiết bị dạy học phục vụ cho chủđề STEM và khai thác việc trải nghiệm STEM ở ngoài trường.

Ngoài ra các đối tượng tham gia khảo sát còn có ý kiến cho rằng: Phối hợp các hình thức bồi dưỡng và bồi dưỡng thường xuyên là tốt nhưng GV không chỉ

có mỗi việc bồi dưỡng NLDH theo định hướng giáo dục STEM. Quá nhiều hình thức bồi dưỡng và đánh giá khắt khe sẽ gây quá tải cho GV.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Căn cứ vào cơ sở lí luận ở chương 1 và thực trạng về quản lý bồi dưỡng NLDH theo định hướng giáo dục STEM cho GV THCS huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang ởchương 2, tác giảđã đề xuất sáu biện pháp quản lí bồi dưỡng NLDH theo

định hướng giáo dục STEM cho giáo THCS huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Các biện pháp được xây dựng dựa trên nền tảng các thành tố mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp bồi dưỡng, kiểm tra đánh giá, cơ sở vật chất - kinh phí và lực lượng tham gia quản lí bồi dưỡng. Các biện pháp kế thừa từ việc quản lý bồi dưỡng đã và đang được thực hiện nhưng có sự phát triển cho phù hợp với xu

hướng quản lý bồi dưỡng mới và giáo dục STEM.

Tác giả đã tiến hành xin ý kiến đánh giá tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất. Kết quả cho thấy: Điểm trung bình trung của tính khả

thi và cần thiết của mỗi giải pháp nằm trong khoảng từ 3 đến 4 điểm. Như vậy những biện pháp đã được đề xuất hoàn toàn có thể được tiến hành quản lí bồi

dưỡng NLDH theo định hướng giáo dục STEM cho GV THCS huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang trong thực tiễn để nâng cao NLDH theo định hướng giáo dục STEM cho GV THCS huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, góp phần nâng cao chất

lượng dạy học trong trường THCS hiện nay và đón đầu thay đổi chương trình

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Tuy giáo dục STEM mới được tiếp cận trong một thời gian ngắn nhưng

nhìn thấy lợi ích của nó trong giáo dục mà chương trình giáo dục phổ thông mới

2018 đã chỉ rõ giáo dục STEM trong chương trình mới như thế nào. Để thuận lợi trong việc dạy học giáo dục STEM ởtrường Trung học cơ sở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang thì việc bồi dưỡng và quản lí bồi dưỡng NLDH theo định hướng giáo dục STEM của GV hiện nay là cần thiết và có tính cấp bách.

Quản lý bồi dưỡng NLDH theo định hướng giáo dục STEM là hoạt động

tác động có mục đích của người quản lý đến quá trình bổ sung, nâng cao chuyên môn của GV về quá trình thiết kế giáo án dạy học có thể kết hợp kiến thức ít nhất hai trong số các môn học Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học ở nhà trường phổ thông để giải quyết được một vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể; Tổ chức dạy học theo giáo án; Đánh giá kết quả đạt được của HS.

Quản lý bồi dưỡng NLDH theo định hướng giáo dục STEM cần phải quản

lí đầy đủ sáu thành tố: mục tiêu bồi dưỡng; nội dung và chương trình bồi dưỡng;

Phương pháp và hình thức bồi dưỡng; Lực lượng tham gia bồi dưỡng; Giám sát và đánh giá quá trình bồi dưỡng; Các điều kiện cơ sở vật chất và tài chính thực hiện bồi dưỡng.

Thực tế việc quản lý bồi dưỡng NLDH theo định hướng giáo dục STEM

ở các trường THCS huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang còn đang dừng ở bước “sơ khai”. Chính vì vậy mà sáu biện pháp được tác giảđề xuất (bao gồm: (1) Tổ chức khảo sát nhu cầu bồi dưỡng và đánh giá thực trạng về NLDH theo định hướng giáo dục STEM của GV; (2) Xây dựng nội dung bồi dưỡng có tính thiết thực, khoa học; (3) Tổ chức kết hợp đồng bộ các hình thức bồi dưỡng đảm bảo tính

thường xuyên, kế thừa và liên thông; (4) Đa dạng hóa các hình thức đánh giá

quan; (5) Đảm bảo cơ sở vật chất và tài chính phục vụ hoạt động bồi dưỡng hiệu quả; (6). Huy động và phát huy vai trò của các lực lượng tham gia bồi dưỡng) sẽ

có tác dụng góp phần nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng và quản lý bồi

dưỡng NLDH theo định hướng giáo dục STEM ở các trường THCS huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang cho GV hiện nay.

2. Khuyến nghị

Để việc bồi dưỡng và quản lí bồi dưỡng NLDH theo định hướng giáo dục STEM cho GV THCS huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đạt hiệu quả, tác giả đề

xuất một số khuyến nghị sau:

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên trung học cơ sở huyện việt yên, tỉnh bắc giang (Trang 103 - 108)