8. Cấu trúc, bố cục của luận văn
1.3.5. Các điều kiện thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo
được năng lực của mình như: Thi hiểu biết về dạy học theo định hướng giáo dục STEM; Thi thiết kế bài học định hướng giáo dục STEM; Thi tổ chức thực tiễn hoạt
động định hướng giáo dục STEM; Thi sáng kiến kinh nghiệm về dạy học theo định
hướng giáo dục STEM… Thông qua các cuộc thi không những yêu cầu GV phải nghiêm túc tìm hiểu nâng cao chuyên môn về dạy học theo định hướng giáo dục
STEM mà còn là gương cho các GV khác thực hiện theo.
Việc bồi dưỡng NLDH cho GV của trường là thực hiện bồi dưỡng tại nơi
làm việc, thông qua công việc nên thời gian không cố định. Tùy từng trường, từng thời điểm mà thực hiện việc bồi dưỡng thích hợp. Đểtăng hiệu quả của việc bồi dưỡng, cần sắp xếp thời gian khoa học trên cơ sở trao đổi bàn bạc với GV. Mặt khác mỗi thời điểm bồi dưỡng lại thích hợp với từng hình thức bồi dưỡng. Sử dụng hình thức diễn đàn trao đổi qua mạng, hay khuyến khích đăng ký tự bồi
dưỡng là trao quyền chủđộng cho GV trong việc sử dụng thời gian của cá nhân
để bồi dưỡng chuyên môn, giúp GV có thể học ở mọi lúc, mọi nơi, phù hợp với
điều kiện của họ.
1.3.5. Các điều kiện thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM giáo dục STEM
1, Về lực lượng tham gia bồi dưỡng NLDH theo định hướng giáo dục STEM cho GV có thểhuy động nhiều lực lượng tham gia. Có thể kể đến các lực
lượng sau:
- Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổtrưởng chuyên môn: Động lực là nhân tốthúc đẩy, phát triển hoạt động của con người. Vì vậy, để cho GV có ý thức bồi
đến nhu cầu được tôn trọng, được tự khẳng định mình của mỗi GV, tạo động lực cho họ bồi dưỡng NLDH bản thân. Đồng thời, các nhà quản lý cũng cần có sự động viên về tinh thần, sự đánh giá thích đáng, tương xứng với khả năng và sự
cống hiến của mỗi người, kích thích họ hăng say rèn luyện và phát triển NLDH của mình đặc biệt với một hình thức dạy học khá mới như giáo dục STEM. Một lực lượng quan trọng trong công tác bồi dưỡng GV ởtrường là tổtrưởng tổ chuyên
môn. Đây là người có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn GV trong tổ chuyên môn, liên kết tổ chuyên môn của mình với tổ chuyên môn khác để thực hiện tốt kế hoạch, nhiệm vụ của trường và của ngành. Tổtrưởng nên tạo cơ hội cho GV tham gia các hoạt động của tổ nói chung và hoạt động sinh hoạt chuyên đề nói riêng, phát huy vai trò tự chủ cho GV trong chuyên môn, định hướng các tổ chuyên môn cùng tham gia thiết kế, tổ chức bài học STEM.
- GV cốt cán trong trường và trong tổ chuyên môn: Đội ngũ GV cốt cán trong nhà trường và ở mỗi tổ chuyên môn là người giỏi về trình độ, năng lực,
được thừa nhận, tôn vinh có vai trò rất lớn trong việc tạo nên một môi trường học tập tương tác. Những GV này sẽđầu tiên được đi tập huấn lĩnh hội kiến thức mới về dạy học theo định hướng giáo dục STEM. Họcũng là người tiên phong trong tổ chức dạy học STEM, các hoạt động hội giảng, thao giảng, viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học…Không chỉ thế, khi giao nhiệm vụ kèm cặp
đồng nghiệp, họ sẽ có uy tín và khả năng để tập hợp, khuyến khích và giúp đỡ đồng nghiệp cùng tiến bộ.
- Mọi GV: Bản thân người GV cần có ý thức nhận thấy được nhu cầu, yêu cầu tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM. Tự học, học đồng nghiệp, phối hợp với đồng nghiệp thực hiện các bài học STEM.
- Chuyên gia (mời từ trường bạn hoặc từ các cơ sở đào tạo GV, các cơ
quan nghiên cứu…có kinh nghiệm về giáo dục STEM). Đó là những người có kiến thức chuyên môn sâu, rộng, có kinh nghiệm thực tiễn về dạy học định hướng giáo dục STEM cho HS để có thể tư vẫn, hướng dẫn, hỗ trợ GV giải quyết các vấn đềđặt ra trong dạy học theo định hướng giáo dục STEM.
2, Về cơ sở vật chất cho công tác bồi dưỡng GV dạy học theo định hướng