8. Cấu trúc, bố cục của luận văn
1.4.4. Xây dựng lực lượng tham gia bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng
hướng giáo dục STEM cho giáo viên
Để xây dựng lực lượng tham gia bồi dưỡng NLDH theo định hướng giáo dục STEM cho GV cần xác định rõ lực lượng đó là ai. Cụ thể:
- Quản lí nhà trường (Hiệu trưởng, Hiệu phó): đã có những biện pháp nào
tác động đến GV giúp họ có động lực bồi dưỡng nâng cao NLDH theo định
hướng giáo dục STEM? Giáo dục STEM có được đưa vào phương hướng phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng của nhà trường hay không?
- Tổtrưởng chuyên môn: đã xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn cho tổ bộ môn như thế nào? Có những biện pháp nào tổ chức, hướng dẫn GV phát triển NLDH theo định hướng giáo dục STEM? Tổ chức liên kết với các tổ chuyên
môn khác để xây dựng các chủđềSTEM như thế nào? GV trong tổ chuyên môn
đã được tạo điều kiện tham gia các hoạt động của tổchuyên môn, các chuyên đề
và phát huy vai trò tự chủ của mình ở mức độ nào?
- GV cốt cán: quản lí sốlượng GV cốt cán của từng trường, từng môn học tương ứng để đảm bảo hài hòa về số lượng và chất lượng. Đội ngũ GV cốt cán
đã được trang bị những kiến thức gì về giáo dục STEM? NLDH theo định hướng giáo dục STEM của họnhư thế nào? Họđã thực hiện những công việc gì để giúp
đỡđồng nghiệp phát triển NLDH theo định hướng giáo dục STEM?
- GV dạy các môn học liên quan đến giáo dục STEM: cần quản lí về: hiểu biết giáo dục STEM? Thiết kế - tổ chức hoạt động giáo dục STEM trong nhà
trường như thế nào? Khả năng tự học nâng cao NLDH định hướng giáo dục STEM ở mức độ nào?
- Chuyên gia: quản lí về lí lịch khoa học của từng chuyên gia; nội dung,
phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện, cách đánh giá sau mỗi đợt bồi
dưỡng của chuyên gia? Mức độđạt được mỗi đợt bồi dưỡng (sự hài lòng, không hài lòng của đối tượng được bồi dưỡng đối với chuyên gia).
dưỡng của chuyên gia? Mức độđạt được mỗi đợt bồi dưỡng (sự hài lòng, không hài lòng của đối tượng được bồi dưỡng đối với chuyên gia).