8. Cấu trúc, bố cục của luận văn
3.3.2 Xây dựng nội dung bồi dưỡng có tính thiết thực, khoa học
a. Mục đích biện pháp
phát triển chương trình bồi dưỡng GV của nhà trường. Nội dung bồi dưỡng có mối quan hệ biện chứng với mục tiêu bồi dưỡng. Nội dung bồi dưỡng cần bám sát mục tiêu bồi dưỡng. Nội dung bồi dưỡng nếu được xây dựng khoa học, đảm bảo tính thiết thực sẽ góp phần thực hiện mục tiêu bồi dưỡng của nhà trường Nội dung bồi
dưỡng NLDH theo định hướng giáo dục STEM đa dạng. Tùy mục tiêu từng đợt bồi
dưỡng mà sẽ có những nội dung bồi dưỡng tương ứng. Nội dung không chính xác sẽkhông đạt được mục tiêu bồi dưỡng mà còn dẫn đến việc nhận thức sai, thực hiện dạy học theo định hướng giáo dục STEM không đúng.
Nội dung bồi dưỡng sẽ quy định nội dung hoạt động của GV trong quá trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, giúp GV nhận thức được nội dung nào cần học tập và rèn luyện đểđáp ứng yêu cầu triển khai giáo dục STEM có chất lượng và hiệu quả.
Trên cơ sở nội dung bồi dưỡng được xây dựng, nhà trường lựa chọn các hình thức bồi dưỡng, phân định trách nhiệm và trao quyền cho các thành viên trong bộ máy quản lý nhà trường và GV tham gia bồi dưỡng tích cực. Đó cũng là căn cứ để nhà trường xây dựng được nguồn học liệu phục vụ cho việc bồi
dưỡng trực tiếp và tài liệu tham khảo cho GV phù hợp với nhu cầu của GV, đáp ứng được tính khoa học của tài liệu, đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu bồi
dưỡng đã xác định.
b. Nội dung biện pháp
- Tổ chức phân tích đặc điểm, yêu cầu triển khai dạy học theo định hướng giáo dục STEM trong trường THCS.
- Đối chiếu nhu cầu bồi dưỡng và thông tin đánh giá thực trạng NLDH
theo định hướng giáo dục STEM của nhà trường với yêu cầu triển khai dạy học
STEM trong nhà trường.
- Xác định thứ tự ưu tiên của các năng lực cần bồi dưỡng cho GV và lựa chọn, sắp xếp các nội dung bồi dưỡng GV đảm bảo tính logic, tính hệ thống,
c. Cách thực hiện
- Hiệu trưởng chỉđạo hiệu phó phụ trách chuyên môn và tổtrưởng/nhóm
trưởng chuyên môn phân tích yêu cầu, đặc điểm dạy học theo định hướng giáo dục STEM; phân tích đặc điểm và sự đáp ứng của GV nhà trường với yêu cầu mới của dạy học theo định hướng giáo dục STEM; Phân tích mục tiêu bồi dưỡng của nhà trường trong giai đoạn hiện tại.
- Từ mục tiêu bồi dưỡng, xác định và lựa chọn các nội dung bồi dưỡng thích hợp, đảm bảo tính kết nối, tính khoa học của các nội dung bồi dưỡng, xác
định rõ thứ tự ưu tiên và nội dung trọng tâm. Trong nội dung bồi dưỡng phải có sự phân định rõ ràng để hình thành năng lực nào cần triển khai nội dung gì để giúp GV thay đổi nhận thức và phát triển năng lực thực hiện tương ứng. Các nội dung bồi dưỡng nhà trường cần quan tâm trong giai đoạn này như:
+ Đặc điểm và yêu cầu của giáo dục STEM trong nhà trường + Kỹ thuật xây dựng và lựa chọn chủđề STEM trong dạy học
+ Yêu cầu xây dựng mục tiêu và lập kế hoạch bài giảng theo định hướng giáo dục STEM
+ Quy trình/Các bước tổ chức dạy học môn học theo định hướng STEM
+ Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo định hướng STEM
+ Phương thức quản lý hoạt động học tập và xây dựng MT học tập khuyến khích STEM cho HS
+ Kỹ thuật tư vấn, hướng dẫn HS
+ Kỹ thuật đánh giá kết quả học tập theo định hướng STEM
+ Kỹnăng tựđánh giá, điều chỉnh hoạt động dạy học STEM của GV
Để việc xây dựng và thiết kế nội dung bồi dưỡng đảm bảo tính thiết thực, tình khoa học, hiệu trưởng cần chỉ đạo cụ thể việc phân tích, phác thảo khung nội dung, chương trình bồi dưỡng. Tổ chức xây dựng nội dung chương trình bồi
dưỡng trên cơ sở phát huy trí tuệ tập thể, phát huy vai trò của đội ngũ GV cốt cán. Tổ chức lấy ý kiến đóng góp của GV về nội dung bồi dưỡng mà GV cần để
tiên của các nội dung.
- Tổ chức sưu tầm, thu thập, biên tập hoặc đặt hàng chuyên gia viết tài liệu
và chương trình bồi dưỡng cho từng nội dung cụ thể. Dự kiến các hướng dẫn đối với GV tìm hiểu, nghiên cứu những nội dung liên quan khi triển khai bồi dưỡng. - Tổ chức đánh giá, thẩm định nội dung bồi dưỡng NLDH theo định hướng giáo dục STEM đã xây dựng. HIệu trưởng chỉđạo thực hiện các điều chỉnh cần thiết
sau đánh giá, thẩm định các nội dung được lựa chọn và xây dựng.
- Công khai nội dung bồi dưỡng cho GV nhà trường để định hướng hoạt
động tự bồi dưỡng của GV và Tổ chuyên môn lựa chọn các hình thức bồi dưỡng GV tại tổ/nhóm chuyên môn cho phù hợp.
d. Điều kiện thực hiện
- Hiệu trưởng nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng nội dung,
chương trình bồi dưỡng, động viên và đồng hành cùng các thành viên nhà trường trong quá trình xây dựng nội dung hoạt động bồi dưỡng.
- GV, CBQL nhà trường có kỹ năng xây dựng và phát triển nội dung
chương trình.
- Nhà trường có kế hoạch tài chính phục vụ việc xây dựng chương trình,
mời chuyên gia xây dựng học liệu và thành lập hội đồng thẩm định.
3.2.3 Tổ chức kết hợp đồng bộ các hình thức bồi dưỡng đảm bảo tính thường xuyên, kế thừa và liên thông