8. Cấu trúc, bố cục của luận văn
2.7.2. Hạn chế và nguyên nhân
- Tuy đã có ý tưởng định hướng bồi dưỡng kết hợp nhiều phương pháp và
hình thức bồi dưỡng khác nhau nhưng do hạn chế về kinh phí, chỉ đạo văn bản trực tiếp từ cấp trên, thời gian nghỉ dịch corona nên việc phân loại nội dung cần bồi dưỡng tương ứng với hình thức bồi dưỡng phù hợp chưa làm được; chưa thực hiện bồi dưỡng thông qua mạng internet với kênh chính thống; chưa tổ chức được ngày hội STEM; các hình thức bồi dưỡng thông qua tổ chuyên môn, tự nghiên cứu vẫn trên cơ sở khuyến khích GV tự thực hiện; sinh hoạt chuyên đề còn rất ít
(02 chuyên đề/ 1 học kì).
- Kiểm tra đánh giá có vai trò quan trọng trong xác định mức độ hình thành
NLDH theo định hướng giáo dục STEM của GV sau mỗi đợt tập huấn và là căn
cứ xây dựng quá trình bồi dưỡng tiếp theo nhưng hiện tại việc đánh giá quá trình
bồi dưỡng vẫn dừng ở mức độ điểm danh sự tham gia của GV, báo cáo sốlượt sinh hoạt chuyên môn của trường phổ thông bởi việc bồi dưỡng về giáo dục STEM còn rất mới ở Huyện và dựa trên tinh thần động viên khuyến khích các
trường thực hiện. Tiêu chí đánh giá hoạt động bồi dưỡng theo từng nội dung cụ
thểchưa có nguồn tài liệu chính thống và Phòng GD&ĐT chưa kết nối được các
chuyên gia để thực hiện do vậy khó khăn với các đối tượng có liên quan đểđánh
giá chính xác.
- Cũng do mới thực hiện bồi dưỡng NLDH cho GV theo định hướng giáo dục hướng nghiệp nên chưa cóvăn bản cụ thể phân công nhiệm vụvà huy động các lực lượng tham gia bồi dưỡng còn khó khăn; Chưa có kinh phí để xây dựng
đội ngũ chuyên gia hỗ trợ quá trình thực hiện bồi dưỡng thường xuyên.
- Cơ cơ vật chất chính thống phục vụ cho bồi dưỡng chưa có vẫn còn dựa trên những cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị hiện có của các môn học
STEM, nguồn lực từ các làng nghề, cơ sở sản xuất ở địa phương có thể phục vụ dạy học theo định hướng giáo dục STEM. Chính vì vậy các hoạt động quản lí cơ sở vật chất chưa thực hiện được do chưa có để quản lí và chưa huy động được kinh phí thực hiện.
- Thái độ tích cực của HS, GV, CBQL các cấp có vai trò quan trọng để
triển khai thuận lợi nhưng thực tế HS tiếp cận về STEM chưa nhiều; GV và CBQL mới nhận thức được giáo dục STEM là gì? Triển khai thực tế còn ít. Do vậy, cần có những hoạt động tuyên truyền, hoạt động mẫu đến HS về STEM,
GV, CBQL để nâng cao nhận tích cực về vai trò của dạy học theo định hướng giáo dục STEM.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trên cơ sở phát phiếu điều tra hoạt động bồi dưỡng NLDH theo định
hướng giáo dục STEM và quản lí bồi dưỡng NLDH theo định hướng giáo dục
STEM đã cho thấy:
Giáo dục STEM còn khá mới đối với các trường THCS ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Việc bồi dưỡng GV mới dừng lại bồi dưỡng GV cốt cán
trên cơ sở nhận thức về giáo dục STEM. Các trường chưa triển khai phổ biến tổ chức bài dạy trên lớp theo định hướng giáo dục STEM, tương ứng các hoạt
động liên quan cũng chưa được thực hiện như cuộc thi STEM, tư vấn giáo dục STEM cho HS …
Cũng vì mới được cập nhật vào trường phổ thông làm tiền đề cho chương
trình giáo dục phổ thông mới nên cơ sở vật chất đầu tư cho hoạt động dạy học giáo dục STEM hay bồi dưỡng dạy học theo định hướng giáo dục STEM còn chưa được
quan tâm nên chưa có một trường học nào có phòng học STEM.
Quản lí bồi dưỡng NLDH theo định hướng giáo dục STEM chưa được tiến
hành đồng bộ, triệt để từ mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức, kiểm tra đánh giá, cơ sở vật chất và kinh phí. Chính vì vậy, hoạt động quản lí bồi
dưỡng NLDH theo định hướng giáo dục STEM cần được đưa ra những biện pháp cụ thể, thiết thực, có tính khảthi hơn góp phần nâng cao chất lượng dạy học theo
định hướng giáo dục STEM và quản lí bồi dưỡng NLDH theo định hướng giáo dục STEM cho GV.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM CHO GIÁO VIÊN
TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG 3.1. Nguyên tắc cơ bản của việc đề xuất biện pháp
3.1.1. Đảm bảo tính khoa học
Quản lý giáo dục nói chung và quản lí bồi dưỡng NLDH theo định hướng giáo dục STEM tồn tại và phát triển với tư cách là một hệ thống mang tính khoa học. Vì vậy quản lý bồi dưỡng NLDH theo định hướng giáo dục STEM cho GV là một hệ thống đòi hỏi tính khoa học cả về phương diện lý thuyết và thực tiễn. Tính khoa học được thể hiện ở sự nhất quán giữa các biện pháp quản lý bồi dưỡng
NLDH theo định hướng giáo dục STEM cho GV với hệ thống lý luận của khoa học quản lý giáo dục.
Cụ thể, quản lí bồi dưỡng NLDH theo định hướng giáo dục STEM cho
GV được tiến hành đảm bảo tính chỉnh thể thống nhất từ mục tiêu, nội dung,
phương pháp, hình thức tổ chức, đánh giá cũng như các lực lượng tham gia vào quá trình này nhằm hình thành và phát triển NLDH theo định hướng giáo dục STEM cho GV.
Để thực hiện tốt yêu cầu này, khi xây dựng kế hoạch quản lý bồi dưỡng
NLDH theo định hướng giáo dục STEM cho GV, đòi hỏi các nhà quản lí đầu tiên phải xây dựng đội ngũ cán bộ trường học; phải bám vào nội dung, kế hoạch chung của công tác giáo dục. Trên cơ sởđó, quá trình tổ chức thực hiện phải vận dung linh hoạt, sáng tạo các phương pháp quản lý, phải làm tốt công tác dự báo, xây dựng và hướng dẫn GV tự lực, tự giác trong bồi dưỡng NLDH theo định
hướng giáo dục STEM.
3.1.2. Đảm bảo tính đồng bộ và khả thi
Nguyên tắc này đòi hỏi phải căn cứ vào nhiệm vụ dạy học; tình hình, đối
NLDH theo định hướng giáo dục STEM cho phù hợp và phải chỉ rõ mục đích cần
đạt là nâng cao và phát triển NLDH theo định hướng giáo dục STEM cho GV. Biện pháp được đề xuất có tính đồng bộ và khả thi khi thỏa mãn các yếu tốcó liên quan như: Sự liên tục, thường xuyên thực hiện bồi dưỡng; đa dạng hình thức bồi dưỡng; linh hoạt trong quá trình bồi dưỡng; định hướng giáo dục trong
giai đoạn hiện nay và giai đoạn giáo dục phổ thông mới; chủtrương, đường lối,
quan điểm chỉđạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo; điều kiện thực hiện tại địa phương; đối tượng người học,… Rõ ràng biện pháp nào không phù hợp với các yếu tố có liên quan thì nó sẽ không có tính khả thi. Sự đồng bộ của các biện pháp làm nên sự liên tục, thường xuyên, đa dạng loại hình, linh hoạt trong quá trình bồi dưỡng NLDH cho GV.
Thứ ba, đảm bảo kết hợp sức mạnh của các tổ chức, các lực lượng quản lý.
Nguyên tắc này đảm bảo nhà quản lý phải xác định và huy động được các lực lượng đông đảo tham gia công tác quản lý, huy động được nhân tài, vật lực cho quản lý nhằm thực hiện tốt mục tiêu quản lý.
Các biện pháp quản lý bồi dưỡng NLDH theo định hướng giáo dục STEM cho GV một mặt phải phát huy vai trò các tổ chức, các lực lượng tham gia, mặt khác, phải chú trọng phát huy tính tự giác của GV trong mọi điều kiện cho phép.
Thứ tư, phù hợp với đặc điểm của nhà trường
Quá trình quản lý bồi dưỡng NLDH theo định hướng giáo dục STEM cho GV phải căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường ở từng giai đoạn giáo dục nhất định
như: Đội ngũ GV của nhà trường tham gia dạy học giáo dục STEM; cơ sở vật chất và tài chính phục vụ của nhà trường; khảnăng của HS thực hiện các chủđề STEM.
Đặc biệt trong giáo dục STEM phải biết vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết những vấn đề mang tính chất phức hợp, thực tiễn nên yêu cầu cao vềnăng lực của GV và HS. Giáo dục STEM có thể được thực hiện trong chương trình chính khóa
hay ngoại khóa vì vậy công tác quản lí của nhà trường cũng cần lưu ý, cân đối kết hợp hoạt động chính khóa và ngoại khóa cho phù hợp.
3.3.1. Tổ chức khảo sát nhu cầu bồi dưỡng và đánh giá thực trạng vềnăng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM của giáo viên dạy học theo định hướng giáo dục STEM của giáo viên
a. Mục đích biện pháp:
Nắm bắt được nhu cầu bồi dưỡng và thực trạng NLDH theo định hướng giáo dục STEM làm căn cứ cho việc xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thiết thực, khảthi, đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng của GV và nhà trường
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục THCS. Biện pháp sẽ giúp hiệu trưởng nhà
trường trả lời câu hỏi: GV trường mình đang muốn được bồi dưỡng những gì về dạy học theo định hướng giáo dục STEM? Những năng lực nào về dạy học
theo định hướng giáo dục STEM của GV trường mình còn thiếu và yếu? Khi trả lời được những câu hỏi đó, Hiệu trưởng sẽ có căn cứ để xác định mục tiêu bồi dưỡng phù hợp với đặc điểm GV trường minh, có căn cứ để xác định, sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện mục tiêu bồi dưỡng GV cho từng giai đoạn cụ thể.
Bên cạnh đó, biện pháp cũng là căn cứđể Hiệu trưởng chỉđạo lựa chọn nội dung, hình thức bồi dưỡng phù hợp với từng nhóm đối tượng GV. Thực tế, NLDH và khả năng tự học nâng cao chuyên môn của mỗi GV ở từng trường là không giống nhau. Phân loại GV và nhu cầu bồi dưỡng GV để xác định mục tiêu bồi dưỡng sẽ có được hiệu quả bồi dưỡng và tiết kiệm được chi phí, thời gian bồi dưỡng.
b. Nội dung biện pháp
- Truyền thông đến GV yêu cầu về NLDH theo định hướng giáo dục STEM mà GV cần quan tâm bồi dưỡng đểđáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Qua đó, giúp GV tự đánh giá NLDH của bản thân có hướng phấn đấu tự
bồi dưỡng, tự hoàn thiện NLDH của mình.
- Thực hiện điều tra, tìm hiểu nhu cầu cần bồi dưỡng của GV về dạy học
theo định hướng giáo dục STEM.
- Xác định ưu điểm, hạn chế về thực trạng NLDH theo định hướng giáo dục STEM của GV.
- Quy hoạch đối tượng bồi dưỡng và có chính sách, kế hoạch tổ chức bồi
dưỡng cho từng đối tượng quy hoạch một cách phù hợp.
c. Cách thực hiện
* Trước khi thực hiện hoạt động bồi dưỡng, Hiệu trưởng chỉđạo các thành viên trong BGH và tổtrưởng chuyên môn quan tâm, thực hiện truyền thông đến GV nhà trường về mục đích tổ chức khảo sát nhu cầu và đánh giá, nhận diện NLDH hiện tại của GV chỉ nhằm phục vụ cho việc tổ chức bồi dưỡng GV tốt hơn,
sát thực hơn với nguyện vọng của người được bồi dưỡng. Thực hiện khảo sát nhu cầu và đánh giá hiện trạng NLDH của GV để xác định mục tiêu bồi dưỡng phù hợp. Một số việc cần tổ chức thực hiện là:
- Xây dựng phiếu GV tựđánh giá vềcác NLDH theo định hướng giáo dục STEM.
- Xác định các tiêu chí đánh giá, phân loại đối tượng bồi dưỡng dựa trên các NLDH theo định hướng giáo dục STEM.
- Tổ chức phát phiếu, tổ chức GV tham gia trả lời các phiếu trưng cầu ý kiến. - Xây dựng bài đánh giá về NLDH theo định hướng giáo dục STEM và thống nhất cách thức, phương pháp đánh gia năng lực phù hợp với đặc điểm GV
nhà trường.
- Trao đổi, tiếp nhận những chia sẻ về nguyện vọng, khó khăn của GV để đánh giá NLDH theo định hướng giáo dục STEM.
- Tham vấn ý kiến của tổ/nhóm chuyên môn để khảo sát và đánh giá nhu
cầu, xác định mức độ đáp ứng của GV với yêu cầu triển khai dạy học theo định
hướng giáo dục STEM của nhà trường.
- Thu thập, xử lý kết quả khảo sát về nhu cầu bồi dưỡng của GV, đánh giá và đưa ra nhận định mục tiêu của các đợt bồi dưỡng là gì? Căn cứ vào kết quả đánh giá, phân loại để quy hoạch đối tượng bồi dưỡng của nhà trường và của tổ
chuyên môn.
- Tổ chức động viên GV trong đối tượng bồi dưỡng, xây dựng cơ chế và hình thức tác động phù hợp để GV trong quy hoạch bồi dưỡng yên tâm và tự giác
tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.
Trên cơ sởđó, HIệu trưởng chỉđạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với từng nhóm đối tượng, xác định thời gian, nội dung, hình thức bồi dưỡng, xác
định rõ vai trò của tổ chuyên môn Khoa học tự nhiên trong kế hoạch bồi dưỡng.
Chú ý đến việc lựa chọn và phân bổ hợp lý các nguồn lực của nhà trường để thực hiện hoạt động bồi dưỡng cho GV.
Việc xác định nhu cầu và đánh giá NLDH của GV cần được coi trọng và thực hiện trước mỗi giai đoạn, mỗi đợt bồi dưỡng, trước mỗi năm học. Trong các
đợt bồi dưỡng tiếp theo, trước khi xây dựng mục tiêu, nội dung bồi dưỡng, Hiệu
trưởng cần chỉđạo để thực hiện:
- Đánh giá kết quả của đợt bồi dưỡng trước đó.
- Xác định mục tiêu của đợt bồi dưỡng tiếp theo trên cơ sở những điểm còn thiếu chưa thực hiện được mục tiêu của đợt trước và mục tiêu của đợt sắp bồi dưỡng.
d. Điều kiện thực hiện
- Hiệu trưởng các trường cần nắm vững yêu cầu triển khai dạy học theo
định hướng giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông mới và nhận thức được vị trí, vai trò của GV trong việc triển khai chương trình mới.
- GV nhận thức được ý nghĩa và sự cần thiết của việc dạy học theo định
hướng giáo dục STEM, cởi mở, chia sẻ nhu cầu, nguyện vọng cũng như những
băn khoăn, khó khăn của bản thân trong quá trình thực hiện đổi mới dạy học. - Quá trình tổ chức khảo sát cần đảm bảo tính khách quan, thống nhất mục tiêu khảo sát nhu cầu để phục vụ xây dựng mục tiêu bồi dưỡng sát thực với GV nhà
trường chứ không nhằm mục đích đánh giá nào khác. Xây dựng chuẩn các phiếu khảo sát, tính chính xác của các bài kiểm tra, xử lý tốt các số liệu thu được.
3.3.2 Xây dựng nội dung bồi dưỡng có tính thiết thực, khoa học
a. Mục đích biện pháp
phát triển chương trình bồi dưỡng GV của nhà trường. Nội dung bồi dưỡng có mối quan hệ biện chứng với mục tiêu bồi dưỡng. Nội dung bồi dưỡng cần bám sát mục tiêu bồi dưỡng. Nội dung bồi dưỡng nếu được xây dựng khoa học, đảm bảo tính thiết thực sẽ góp phần thực hiện mục tiêu bồi dưỡng của nhà trường Nội dung bồi
dưỡng NLDH theo định hướng giáo dục STEM đa dạng. Tùy mục tiêu từng đợt bồi
dưỡng mà sẽ có những nội dung bồi dưỡng tương ứng. Nội dung không chính xác sẽkhông đạt được mục tiêu bồi dưỡng mà còn dẫn đến việc nhận thức sai, thực hiện dạy học theo định hướng giáo dục STEM không đúng.
Nội dung bồi dưỡng sẽ quy định nội dung hoạt động của GV trong quá trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, giúp GV nhận thức được nội dung nào cần học tập và rèn luyện đểđáp ứng yêu cầu triển khai giáo dục STEM có chất lượng và hiệu quả.
Trên cơ sở nội dung bồi dưỡng được xây dựng, nhà trường lựa chọn các hình thức bồi dưỡng, phân định trách nhiệm và trao quyền cho các thành viên