1. Cho nam châm quay trớc cuộn dây dẫn kín.
C2 : Khi cực N của nam châm lại gần cuộn dây thì số đờng sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng. Khi cực N ra xa cuộn dây thì số đờng sức từ qua S giảm. Khi nam châm quay liên tục thì số đờng sức từ xuyên qua S luân phiên tăng giảm.
Vậy dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây là dòng điện xoay chiều.
2. Cho cuộn dây quay trong từ trờng.
C3 : Khi cuộn dây quay từ vị trí 1 sang vị trí 2 thì số đờng sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng. Khi cuộn dây từ vị trí 2 quay tiếp thì số đờng sức từ giảm. Nếu cuộn dây quay liên tục thì số đờng sức từ xuyên qua tiết diện S luân phiên tăng, giảm. Vậy dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây là dòng điện xoay chiều.
3. Kết luận.
Trong cuộn dây dẫn kín, dòng điện cảm ứng xoay chiều xuất hiện khi cho nam châm quay trớc cuộn dây hay cho cuộn dây quay trong từ trờng.
* Hđ 4 : Vận dụng.
- Y/ cầu HS nêu các cách tạo ra dòng điện xoay chiều .
- Hớng dẫn HS trả lời C4.
3 phút III. Vận dụng .C
4: Khi khung quay nửa vòng tròn thì số đờng sức từ qua khung dây tăng, một trong hai bóng đèn LED sáng. Trên nửa vòng tròn sau, số đờng sức từ giảm nên dòng điện đổi chiều, đèn thứ hai sáng.
* Hoạt động 4: Củng cố (3 phút ).
(?): Thế nào là dòng điện xoay chiều? Các cách tạo ra dòng điện xoay chiều ?
* Hoạt động 5: Hớng dẫn về nhà (1 phút ).
- Yêu cầu HS về nhà học Ghi nhớ . - Làm các BT 33.1 → 33.4/ SBT.
Ngày soạn : 09/01/2017 Ngày dạy : 12/01/2017
Tiết 38: máy phát điện xoay chiều.
a.Mục tiêu : Qua bài học giúp học sinh nắm đợc:
* Về kiến thức:
+Nhận biết đợc hai bộ phận chính của máy phát điện xoay chiều, chỉ ra đợc Rôto và Stato của mỗi loại máy.
+Trình bày đợc nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều. +Nêu đợc cách có thể làm cho máy phát điện phát điện liên tục.
* Về kĩ năng:
+Quan sát, mô tả trên hình vẽ. Thu nhận thông tin từ SGK. +Phân tích, tổng hợp kiến thức .
b. trọng tâm: Mục I .
c. Chuẩn bị .
1.Thày: Tranh vẽ hình 34.1, 34.2/ SGK ( nếu có). Mô hình máy phát điện xoay chiều.
2. Trò : Đọc trớc bài.
d. hoạt động dạy học.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 5 phút ).