Xu hƣớng phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ tại các NHT Mở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý hoạt động ngân hàng bán lẻ của BIDV Bắc Ninh (Trang 95 - 96)

6. Kết cấu của luận văn

4.1.Xu hƣớng phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ tại các NHT Mở Việt Nam

Quá trình toàn cầu hoá, tự do hoá và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng tạo ra những cơ hội lớn và những thách thức cho các NHTM Việt Nam. Cùng với việc thực thi chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam, các ngân hàng nƣớc ngoài ngày càng đƣợc tự do hơn về phạm vi và quy mô hoạt động ở Việt Nam. Tiến tới đây, các ngân hàng trong nƣớc đƣợc thực hiện hoạt động nào thì các ngân hàng nƣớc ngoài cũng sẽ đƣợc thực hiện các hoạt động đó, không có sự khác biệt giữa các ngân hàng nữa. Tính đa dạng về sản phẩm dịch vụ, công nghệ và kinh nghiệm ứng dụng dịch vụ NHBL của họ tạo động lực thúc đẩy công cuộc cải cách tái cơ cấu hệ thống tài chính Việt Nam theo hƣớng quan tâm nhiều hơn đến dịch vụ bán lẻ, tạo cho các NHTM Việt Nam phải thực sự bƣớc vào một thời kỳ cạnh tranh thật sự.

Việt Nam với dân số khoảng 86 triệu ngƣời và mức thu nhập ngày càng tăng là thị trƣờng đầy tiềm năng của các NHTM, thị trƣờng này sẽ phát triển mạnh trong tƣơng lai do tốc độ tăng thu nhập và sự tăng trƣởng của các loại hình doanh nghiệp. Các NHTM đang có xu hƣớng chuyển sang bán lẻ, tăng cƣờng tiếp cận với khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khi chuyển sang bán lẻ, các ngân hàng sẽ có thị trƣờng lớn hơn, tiềm năng phát triển tăng lên và có khả năng phân tán rủi ro trong kinh doanh.

Các khách hàng sẽ có xu hƣớng tiếp cận với nhiều ngân hàng và chọn sản phẩm dịch vụ của ngân hàng có mức giá rẻ, đòi hỏi các ngân hàng phải cung cấp sản phẩm và dịch vụ có chất lƣợng cho khách hàng, giảm thiểu chi phí và đổi mới công nghệ nhằm tăng cƣờng năng lực cạnh tranh, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt, đặc biệt tại các đô thị, nơi tập trung khách hàng có tiềm năng tài chính lớn và mật độ ngân hàng tăng mạnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phát triển hoạt động NHBL gắn liền với tăng cƣờng năng lực cung cấp dịch vụ ngân hàng trên cơ sở đổi mới toàn diện và đồng bộ hệ thống ngân hàng, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và mở cửa thị trƣờng tài chính trong nƣớc.

Phát triển hoạt động NHBL phải đƣợc thực hiện từng bƣớc vững chắc nhƣng cũng cần có bƣớc đột phá để tạo đà phát triển nhanh trên cơ sở giữ vững đƣợc thị phần đã có, phát triển và mở rộng thị trƣờng mới để phát triển thị trƣờng trong tƣơng lai.

Hoạt động NHBL phải đƣợc phát triển theo hƣớng kết hợp hài hòa giữa lợi ích của khách hàng với lợi ích của ngân hàng và mang lại lợi ích cho nền kinh tế. Đầu tƣ để phát triển hoạt động NHBL yêu cầu vốn lớn trong khi môi trƣờng kinh tế xã hội chƣa phát triển, nhu cầu sử dụng dịch vụ chƣa cao, đòi hỏi các ngân hàng phải hƣớng tới lợi ích lâu dài, kết hợp hài hòa giữa lợi ích của ngân hàng và của toàn bộ nền kinh tế.

Trong giai đoạn đầu tiên, cần phải chấp nhận chi phí đầu tƣ để mang đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ tiên tiến với mức phí đảm bảo bù đắp đƣợc một phần vốn đầu tƣ nhƣng đủ để thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị trƣờng. Hoàn thiện và phát triển hoạt động NHBL phải đƣợc tiến hành đồng bộ với các dịch vụ ngân hàng khác, nâng cao chất lƣợng dịch vụ ngân hàng truyền thống và chủ động mở rộng các loại hình dịch vụ ngân hàng mới dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, phù hợp với nhu cầu thị trƣờng và năng lực của tổ chức tín dụng nhằm tạo nhiều tiện ích cho ngƣời sử dụng dịch vụ. Kinh doanh bán lẻ buộc các ngân hàng phải tuân theo những quy định chặt chẽ về các quy định và tỉ lệ an toàn trong điều kiện bị ràng buộc bởi những hạn chế về nguồn lực. Các ngân hàng phải có định hƣớng rõ ràng về hoạt động kinh doanh NHBL, có đầy đủ nguồn lực cần thiết để phát triển hoạt động NHBL.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý hoạt động ngân hàng bán lẻ của BIDV Bắc Ninh (Trang 95 - 96)