0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ CỦA BIDV BẮC NINH (Trang 125 -125 )

6. Kết cấu của luận văn

4.5.1. Kiến nghị với Chính phủ

Thứ nhất: Chính phủ nên tạo môi trƣờng kinh tế chính trị xã hội ổn định. Một môi trƣờng kinh tế xã hội ổn định luôn là nền tảng vững chắc cho mọi sự phát triển và dịch vụ NHBL cũng không là một ngoại lệ. Khi đó đời sống nhân dân đƣợc nâng cao và ngân hàng mới có thể mở rộng hoạt động. Từ đó, ngân hàng mới có thể đƣa ra các dịch vụ NHBL phù hợp đáp ứng nhu cầu ngƣời sử dụng.

Thứ hai: Xây dựng môi trƣờng giáo dục tốt: đầu tƣ cho hệ thống giáo dục là đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực. Vấn đề này nằm trong chiến lƣợc chung của một quốc gia. Để áp dụng đƣợc công nghệ tiên tiến đặc biệt là công nghệ ngân hàng thì cần có một nguồn nhân lực đủ trình độ để nắm bắt và phát triển các công nghệ đó.

Thứ ba: Hỗ trợ đầu tƣ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Chính phủ phải có biện pháp ƣu đãi thuế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra còn phải tạo một hành lang pháp lý thông thoáng tạo điều kiện để các doanh nghiệp này có điều kiện phát triển.

Tóm lại, chiến lƣợc phát triển và đầu tƣ của Chính phủ là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mọi ngành, mọi cấp. Nếu có những biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ thì sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo đúng định hƣớng mà Chính phủ đề ra.

4.5.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Thứ nhất: Tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh môi trƣờng pháp lý về hoạt động ngân hàng phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. NHNN cần nhanh chóng ban hành các quy định mới phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành ngân hàng; cũng nhƣ hoàn thiện các quy định về quản lý ngoại hối, cơ chế điều hành tỷ giá theo hƣớng tự do hoá các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn,...

Xây dựng hệ thống pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử, thƣơng mại điện tử phát triển; thành lập hệ thống cổng thông tin tài chính hiện đại, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả. Đẩy nhanh quá trình thực hiện đề án thanh toán không dùng tiền mặt thông qua việc hoàn thiện các văn bản liên quan đến vấn đề này. Phối hợp với bộ công an để phòng chống tội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phạm, tăng cƣờng tính bảo mật cho các sản phẩm - dịch vụ ngân hàng điện tử, có chính sách khuyến khích các cá nhân, công ty sử dụng dịch vụ thanh toán qua thẻ (giảm thuế, chính sách giá ƣu đãi); có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngân hàng và hệ thống các cơ quan thuộc ngành tài chính: Kho bạc, Thuế, Hải quan...

Thứ hai: NHNN và các NHTM cần phối hợp với Tổng cục Thống kê trong việc xây dựng danh mục dịch vụ NHBL theo chuẩn mực quốc tế, làm cơ sở để xây dựng hệ thống báo cáo định kỳ về các loại hình dịch vụ cụ thể, góp phần nâng cao chất lƣợng quản trị, điều hành.

Thứ ba: NHNN và Chính phủ tiếp tục thực thi chính sách tài khoá, đảm bảo nâng cao năng lực điều hành chính sách tiền tệ và chính sách lãi suất, thiết lập hệ thống lãi suất chủ đạo định hƣớng lãi suất thị trƣờng. Hiện nay, cơ chế điều hành lãi suất Đồng Việt Nam và lãi suất ngoại tệ chƣa chƣa gắn kết chặt chẽ với nhau và chƣa đƣợc đặt trong quan hệ hợp lý với điều hành tỷ giá khiến cho nhu cầu đầu tƣ, thanh toán, nắm giữ tài sản và tích trữ giá trị bằng bất động sản, vàng, ngoại tệ còn khá phổ biến và tình trạng đô la hoá còn ở mức rất cao so với các nƣớc trong khu vực. Bên cạnh đó, Chính sách quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá còn bất cập, chƣa khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch trên thị trƣờng ngoại hối.

Thứ tư: NHNN cần nỗ lực hơn trong việc tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng để các ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn, giảm bớt sự giám sát, can thiệp quá sâu vào công việc nội bộ của các ngân hàng thành viên. Giám sát ở mức độ thích hợp và hỗ trợ ngân hàng khi cần thiết. Giữ cho hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả, ổn định và an toàn. Thiết lập môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, giảm dần những ƣu tiên, ƣu đãi gây ra sự không công bằng. Đồng thời, nhanh chóng sửa đổi và bổ sung những quy định cần thiết về ngân hàng và dịch vụ ngân hàng từ đó làm định hƣớng cho các ngân hàng phát triển một cách hiệu quả.

4.5.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Thứ nhất: Hỗ trợ thêm cho các Chi nhánh về tài chính, và cả nguồn vốn trong giai đoạn thực hiện chiến lƣợc phát triển dịch vụ NHBL. Trong điều kiện nguồn tài chính dành cho phát triển các dự án là rất hạn hẹp thì sự giúp đỡ của BIDV là một động lực thúc đẩy các Chi nhánh làm tốt các dự án, và chiến lƣợc của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thứ hai: Thƣờng xuyên tổ chức các lớp huấn luyện tập huấn đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên các Chi nhánh, đặc biệt là cán bộ quản lý điều hành. Cử các nhân viên có trình độ, nếu cần thiết nên mở các lớp do chuyên gia có kinh nghiệm của nƣớc ngoài đào tạo. Nên có các chính sách hỗ trợ việc học tập, cử các cán bộ đi học và thƣờng xuyên cập nhật kiến thức thị trƣờng cũng nhƣ học tập kinh nghiệm.

Thứ ba: Làm tốt vai trò định hƣớng của mình để giúp các Chi nhánh phát triển đúng hƣớng, tránh đầu tƣ trùng lặp và lãng phí. Hội sở chính cần xác định rõ định hƣớng cụ thể trong hoạt động từng chi nhánh (phân loại chi nhánh bán lẻ, bán buôn, hỗn hợp) thông qua điều hành chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động bán lẻ, đảm bảo tỷ trọng tăng dần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động ngân hàng bán lẻ tiến đến thu nhập bán lẻ là chủ yếu.

Thứ tư: Việc giao kế hoạch kinh doanh phải thực hiện có hệ thống, quyết liệt theo ngành dọc từ Hội sở chính đến chi nhánh; phải có các kịch bản kinh doanh ứng phó với diễn biến thị trƣờng và thay đổi chính sách của nhà nƣớc; gắn chặt kết quả hoàn thành nhiệm vụ các chỉ tiêu bán lẻ với kết quả hoàn thành nhiệm vụ của các Ban/Trung tâm trong Khối bán lẻ đến các chi nhánh và cá nhân chịu trách nhiệm quản trị điều hành kinh doanh (Giám đốc các Ban/Trung tâm trong khối NHBL, Giám đốc chi nhánh và PGĐ phụ trách hoạt động NHBL).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Ngân hàng nào nắm đƣợc cơ hội mở rộng việc cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ (NHBL) cho một lƣợng dân cƣ lớn với nhu cầu cao về các dịch vụ tài chính tại các nền kinh tế mới nổi, sẽ trở thành những gã khổng lồ toàn cầu trong tƣơng lai. Mặc dù thị trƣờng bán lẻ là một thị trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt trên địa bàn Bắc Ninh song việc phát triển các dịch vụ ngân hàng trọn gói đối với cá nhân, hộ gia đình là xu hƣớng tất yếu của các NHTM Việt Nam. Chính vì thế, mục tiêu của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ & phát triển Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh nói riêng là ”làm thế nào để có thể cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tốt nhất”.

Trên cơ sở nhu cầu thực tiễn, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài ”Giải pháp tăng cường quản lý trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại BIDV Bắc Ninh” với việc kết hợp lý luận và thực tiễn trong quản lý hoạt động NHBL tại chi nhánh. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển HĐNHBL tại chi nhánh, cụ thể:

Thứ nhất: Về lý luận, luận văn đã hệ thống hoá có chọn lọc và tập trung luận giải về phát triển HĐNHBL trên cơ sở xây dựng khái niệm hoạt động NHBL, hƣớng tới phát triển hoạt động NHBL và nội dung phát triển hoạt động NHBL.

Thứ hai: Về thực tiễn, luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng phát triển hoạt động NHBL của BIDV Bắc Ninh trong giai đoạn 2009 đến tháng 6/2013. Từ đó, đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp HĐNHBL của BIDV Bắc Ninh trên địa bàn, chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân.

Thứ ba: Luận văn đã trình bày định hƣớng hoạt động của BIDV Bắc Ninh, kế hoạch năm 2013, tầm nhìn đến năm 2015, trong đó tập trung phát triển HĐNHBL hƣớng tới khách hàng cá nhân, hộ gia đình. Đồng thời, đƣa ra hệ thống gồm các giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý trong HĐNHBL của BIDV Bắc Ninh.

Tác giả xin chân thành cảm ơn các cơ quan, các cá nhân, các nhà khoa học, đặc biệt TS. Nguyễn Chiến Thắng đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài này.

Mặc dù có nhiều cố gắng, song do điều kiện, khả năng còn hạn chế và tính chất phức tạp và luôn đổi mới, cập nhật thông tin của lĩnh vực nghiên cứu nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, tác giả luận văn rất mong nhận đƣợc sự đồng cảm và góp ý của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các nhà quản lý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trong lĩnh vực ngân hàng và các bạn đồng nghiệp để luận văn tiếp tục đƣợc hoàn thiện và có kết quả cao hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh, (2009,2010,2011,2012, ), Báo cáo tổng kết năm.

2. Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh tháng 7/2013, Báocáo tổng kết 6 tháng đầu năm.

3. Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (2009, 2010, 2011, 2012),

Báo cáo thường niên.

4. Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh (2012), Chiến lược phát triển Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh năm 2011 và định hướng phát triển năm 2015.

5. Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển VIệt Nam - chi nhánh Bắc Ninh (2013), Nghị quyết số 155/NQ-HĐQT về việc định hướng kế hoạch phát triển hoạt động Ngân hàng Bán lẻ giai đoạn 2013-2015.

6. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2005), Xây dựng chiến lƣợc phát triển dịch

vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.

7. Nguyễn Thị Thu Thảo (2005), Giáo trình ngân hàng thương mại, Nhà xuất

bản thống kê, Hà Nội.

8. Đỗ Văn Tính (2014), tổng hợp các nghiên cứu lý thuyết về dịch vụ bán lẻ

của Ngân hàng, http://www.kqtkd.duytan.edu.vn/home/article

Detail/vn/88/1097/nghien-cuu-ly-thuyet-ve-dich-vu-ban-le-cua-ngan-hang, ngày 16/01/2014.

9. Frederic S.Miskin (2001), Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

10. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Quyết định số

112/2006/QD - TTg ngày 24/05/2006 về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng 2020.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

11. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Quyết định số

170/1999/QD - TTg ngày 12/09/1999 về việc khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước.

12. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24/08/2007 về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách.

13. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2008), Nghị định 97/2008/ND ngày 10/12/2003 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử internet.

CÁC TRANG WEBSITE

1. www.bidv.com.vn

2. www.tailieu.vn

3. www.bacninh.bussiness.gov.vn

4. www.sbv.gov.vn Ngân hàng Nhà nƣớc

5. www.bidv.com.vn Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam 6. www.economy.com.vn Thời báo kinh tế Việt Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1:

DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG, TỔ CHỨC TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN BẮC NINH ĐẾN 30/06/2013

TT Tên TCTD

I NHTM Nhà nƣớc III NHTMCP khác

1 NH TMCP Công thƣơng Bắc Ninh 1 NH TMCP Hàng hải

2 NH TMCP Công thƣơng KCN Tiên Sơn 2 NH TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín

3 NH TMCP Công thƣơng Tiên Sơn 3 NH TMCP Đông Á

4 NH TMCP Công thƣơng Quế Võ 4 NH TMCP Á Châu

5 NHTMCP Công thƣơng Thuận Thành 5 NH TMCP Sài Gòn

6 NH TMCP ĐT&PT Bắc Ninh 6 NH TMCP Thịnh Vƣợng

7 NH TMCP ĐT&PT Từ Sơn 7 NH TMCP Kỹ thƣơng

8 NH TMCP Ngoại thƣơng Bắc Ninh 8 NH TMCP Quân đội

9 NH Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh 9 NH TMCP Nam Việt

10 NH phát triển nhà ĐB sông Cửu Long 10 NH TMCP Dầu khí toàn cầu

11 Ngân hàng CSXH 11 NH TMCP An Bình

II Quỹ tín dụng nhân dân 12 NH TMCP Đại Chúng

1 Quỹ TDND Trung ƣơng 13 NH TMCP Phát triển Thành phố

Hồ Chí Minh

2 Quỹ TDND cơ sở 14 NH TMCP Đông Nam Á

15 NH TMCP Bƣu điện Liên Việt 16 NH Shinhan Bắc Ninh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

PHỤ LỤC 2

CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH BẮC NINH (2011-2015)

TT Chỉ tiêu Đvt Giá trị

1 GDP bình quân đầu ngƣời triệu đồng 10,6

2 Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân %/năm 17,5-18

3 Tốc độ tăng trƣởng GDP công nghiệp - xây dựng %/năm 20,3-21,1

4 Tốc độ tăng trƣởng GDP nông nghiệp %/năm 2

5 Tốc độ tăng trƣởng GDP dịch vụ %/năm 18,4

6 Giá trị sản lƣợng nông nghiệp tỷ đồng 2.841

7 Giá trị sản lƣợng lƣơng thực có hạt Nghìn tấn 463,4

8 Giá trị trồng trọt/ha canh tác Triệu đồng 49,5

9 Tốc độ tăng giá trị kim ngạch XNK %/năm 20-22

10 Giá trị kim ngạch XNK 2015 Triệu USD 100-120

11 Tốc độ tăng trƣởng toàn xã hội %/năm 15

11 Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội Tỷ đồng 15.000

12 Tốc độ tăng trƣởng dân số tự nhiên %/năm 0,84

13 Quy mô dân số năm 2015 Ngƣời 1.026.000

14 Giải quyết việc làm Lao động 12.000

15 Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn % 10

16 Số thuê bao điện thoại mới Triệu 1,2

17 Số thuê bao internet mới Thuê bao 20.000

18 Số doanh nghiệp đăng ký mới Doanh nghiệp 3.200

19 Số vốn đăng ký đầu tƣ mới Tỷ đồng 10.500

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ CỦA BIDV BẮC NINH (Trang 125 -125 )

×