Nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý hoạt động ngân hàng bán lẻ của BIDV Bắc Ninh (Trang 73)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Nhân tố bên ngoài

3.3.1.1. Môi trường kinh tế xã hội của Bắc Ninh giai đoạn từ năm 2009- tháng 6 năm 2013.

a. Các yếu tố thuận lợi

* Kinh tế tăng trưởng nhanh, thu nhập của dân cư được cải thiện.

Mặc dù trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhƣng hoạt động thu hút đầu tƣ của tỉnh Bắc Ninh vẫn khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài lớn đầu tƣ vào các khu công nghiệp trên địa bàn.

Bắc Ninh đã đứng trong tốp 13 tỉnh, thành phố cả nƣớc tự cân đối ngân sách và có phần điều hoà về TW với mức thu năm 2012 đạt 7.100 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu ngƣời 2.000 USD.

Từ một tỉnh thuần nông, sau 15 năm tái lập, Bắc Ninh hiện nay có tốc độ phát triển công nghiệp khá cao so với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng. Nằm ở trung tâm vùng tam giác kinh tế trọng điểm đồng bằng Bắc Bộ lại là vành đai phát triển công nghiệp và vệ tinh của thủ đô Hà Nội, có nhiều tuyến đƣờng Quốc lộ 1, Quốc lộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

38, Quốc lộ 18 chạy qua là điểm hấp dẫn các nhà đầu tƣ, Bắc Ninh đã tận dụng lợi thế đó để tự tin và vƣơn lên tạo dựng cơ nghiệp, phát triển kinh tế xã hội theo hƣớng chất lƣợng, toàn diện, tăng tốc và bền vững.

* Nhu cầu vốn đầu tư phát triển sản xuất tại Bắc Ninh là rất lớn.

Tỉnh đã chú trọng phát triển kinh tế gắn với liên kết vùng cận kề Thủ đô, tiếp tục đẩy nhanh công nghiệp, dịch vụ.

Giá trị công nghiệp tăng bình quân 38,1%/năm, đến nay tỷ trọng công nghiệp Bắc Ninh đã vƣơn lên đầu bảng và vƣợt xa nông nghiệp. So với năm 1997, năm 2012 sản xuất công nghiệp tăng 107 lần, với giá trị đạt gần 63.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng hơn 70%; trong khi nông nghiệp chỉ còn 8,5%.

Đến nay, Bắc Ninh đã có 15 khu công nghiệp tập trung đƣợc Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích 7.681ha, trong đó có 9 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động hiệu quả nhƣ Tiên Sơn, Quế Võ, Yên Phong, Thuận Thành III, Quế Võ II, Đại Đồng - Hoàn Sơn, khu công nghiệp Đô thị và dịch vụ VSIP, HANAKA.

Các khu công nghiệp tập trung đƣợc đầu tƣ kỹ thuật hạ tầng đồng bộ, gồm hệ thống chiếu sáng, giao thông, trạm cấp nƣớc, hệ thống thoát nƣớc, nƣớc thải; trạm xử lý nƣớc thải ... với các ngành sản xuất có tính động lực nhƣ điện tử, dệt may, cơ khí với kỹ thuật tiên tiến, tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Bên cạnh đó, khôi phục nghề truyền thống, phát triển thêm nhiều nghề mới với 62 làng nghề tiểu thủ công nghiệp, góp phần không nhỏ cho kinh tế nông thôn, điển hình là các làng nghề đúc đồng Đại Bái, gỗ Đồng Kỵ, gốm Phù Lãng, luyện Thép ở Châu Khê... đạt doanh thu mỗi năm hàng trăm tỷ đồng".

Đến năm 2012, các khu công nghiệp tập trung đã thu hút 272 dự án vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI), với tổng vốn đầu tƣ đăng ký hơn 3,7 tỷ USD của hầu hết các tập đoàn và công ty lớn đến từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ nhƣ Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan, Singapore, Mỹ, Phần Lan, Thuỵ Điển, Đức, Trung Quốc. Trong đó, nhiều tập đoàn có danh tiếng trên thế giới trong lĩnh vực điện tử, viễn thông nhƣ Canon, Samsung, P&Tel, Sumitmoto, ABB, Nokia đang sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Cũng tại trong các khu công nghiệp này còn có 254 dự án vốn đầu tƣ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trong nƣớc với tổng vốn đăng ký trên 1 tỷ USD, tạo việc làm ổn định cho hơn 83.000 lao động.

Cùng với việc thực hiện chính sách thông thoáng về môi trƣờng đầu tƣ, xúc tiến đầu tƣ để thu hút các nhà đầu tƣ lớn ở trong và ngoài nƣớc, Bắc Ninh thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính ở các cấp, quan tâm, hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn. Nhờ đó, nếu nhƣ năm 2010, Bắc Ninh xếp thứ 6 toàn quốc về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI), thì năm 2012, tỉnh vƣơn lên đứng thứ 2 về chỉ số này trên toàn quốc.

Mặc dù trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn trong năm 2011, nhƣng hoạt động thu hút đầu tƣ của tỉnh Bắc Ninh tiếp tục khởi sắc. Mới đây, Tập đoàn Nokia của Phần Lan đã quyết định đầu tƣ dự án trị giá 280 triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động Nokia tại Phù Chẩn, Từ Sơn. Các doanh nghiệp FDI đã đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Riêng năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt hơn 5,7 tỷ USD, chiếm hơn 97% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, đƣa giá trị sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh đứng thứ 6 toàn quốc. Từ xuất phát điểm thấp, nhƣng với những bƣớc đột phá vững chắc về phát triển công nghiệp là tiền đề Bắc Ninh đạt mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015.

* Nhu cầu cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ:

Hoạt động bán lẻ chƣa phải là thế mạnh của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Bắc Ninh. Tuy nhiên đây là mảng dịch vụ bổ trợ rất cần thiết. Bắc Ninh hiện có lƣợng dân cƣ đô thị lên tới gần 1 triệu ngƣời, các nhu cầu về nhà ở, tiêu dùng, tiết kiệm thanh toán là khá lớn.

* Các nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng được khách hàng đón nhận: Nhu cầu về sử dụng thẻ ATM và các dịch vụ cá nhân đi kèm nhƣ rút tiền mặt, thanh toán tiền điện, nƣớc, điện thoại, nộp thuế, chi trả tiền hàng hoá…Bắc Ninh với quy hoạch 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện dân cƣ đô thị tập trung, thuận tiện để phát triển các dịch vụ NH bán lẻ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tại Bắc Ninh nhu cầu vốn để sử dụng cho các hoạt động của khách hàng cá nhân là rất lớn, tuy nhiên hiệu quả chƣa cao. Tăng trƣởng kinh tế của tỉnh còn phụ thuộc nhiều vào ngoại lực, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp. Mức độ phát triển các vùng chƣa đồng đều. Nhiều xã trong khu vực vẫn thuộc diện nghèo và khó khăn. Khu vực kinh tế nông- lâm nghiệp đầu tƣ chƣa đúng mức. Tổ chức kinh tế theo hình thức gia đình, làng nghề sản xuất tự phát, trình độ cơ giới hoá thấp, năng suất lao động không cao.

3.3.1.2. Môi trường pháp luật và chính sách của nhà nước

Nƣớc ta đang phát triển kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng XHCN. Hệ thống pháp luật đang từng bƣớc cải thiện, tạo điện kiện cho các khách hàng trong và ngoài nƣớc mở rộng đầu tƣ, kích thích nhu cầu tiêu dùng.

Việc vận hành nền kinh tế theo luật pháp đang góp phần tạo ra một môi trƣờng kinh doanh thuận lợi. Các Bộ luật kinh tế đã đƣa ra quy phạm để giải quyết những vấn đề về quan hệ thƣơng mại, pháp nhân, tranh tụng… Trƣớc đây, Ngân hàng thƣờng gặp khó khăn trong việc khởi kiện khách hàng ra toà. Cán bộ Ngân hàng làm công tác tín dụng rất dễ bị kết tội thiếu tinh thần trách nhiệm. Hiện nay, việc xét xử và thi hành án theo luật đã góp phần giảm đáng kể lƣợng khách hàng chây ỳ.

Tuy vậy, hệ thống văn bản pháp luật hiện nay cũng còn nhiều điểm chƣa hoàn thiện, chƣa phù hợp với thực tế. Một số bộ luật mới xây dựng thiếu các định nghĩa rõ ràng. Còn nhiều vấn đề quy định chung chung tùy sự vận dụng của cơ quan tƣ pháp. Trong Bộ luật của Việt Nam còn nhìều quy định chƣa tƣơng ứng với luật của các nƣớc khác, với thông lệ và luật pháp quốc tế.

Ngoài ra, chính sách của Nhà nƣớc có nhiều thay đổi đột ngột, đặc biệt lĩnh vực cấp hạn ngạch, mức thuế nhập khấu, quản lý đất đai… Chính sách bảo hộ, trợ cấp, độc quyền làm cho ngân hàng khó xác định đƣợc vị thế của doanh nghiệp trong trung, dài hạn.

3.3.1.3. Các áp lực trong công tác khách hàng của BIDV Bắc Ninh * Các áp lực về cạnh tranh các đối thủ tiềm ẩn: * Các áp lực về cạnh tranh các đối thủ tiềm ẩn:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Việt Nam đã có nhiều bƣớc đi quan trọng trong việc hội nhập quốc tế, và từng bƣớc mở cửa thị trƣờng tài chính. BIDV Bắc Ninh đang phải đƣơng đầu cạnh tranh trƣc tiếp với rất nhiều ngân hàng nƣớc ngoài có công nghệ hiện đại hơn, vốn liếng mạnh hơn, với cơ chế hoạt động linh hoạt.

Bắc Ninh là địa bàn có nhiều ngân hàng tham gia kinh doanh. Hệ thống Ngân hàng thƣơng mại tại địa bàn tƣơng đối phát triển. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra khá quyết liệt trên mọi mặt hoạt động.

Các đối thủ cạnh tranh hàng đầu của BIDV là:

- Các ngân hàng thƣơng mại đóng trên địa bàn: Ngân hàng TMCP công thƣơng; Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.

Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:

- Các ngân hàng cổ phần: Sacombank, Techcombank, Maritimebank, MB, LienvietPostbank,…..

* Áp lực về rủi ro trong kinh doanh:

Nhìn chung, tiềm lực kinh tế của các khách hàng bán lẻ: vốn nhỏ, chƣa có trình độ về quản lý, các hoạt động tƣ vấn, quảng bá sản phẩm… chƣa chuyên nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp chƣa đủ khả năng áp dụng các quy trình quản lý tiên tiến, chƣa tham gia đầy đủ Bảo hiểm rủi ro trong kinh doanh. Từ đó, việc cung ứng vốn của các ngân hàng bị ảnh hƣởng rủi ro rất lớn.

* Áp lực về sự mặc cả của khách hàng

Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn ngân hàng, không chỉ ngân hàng thƣơng mại mà còn các ngân hàng cổ phần. Sức cạnh tranh giữa các ngân hàng là rất lớn nên áp lực về giá các sản phẩm giữa các ngân hàng cũng gây áp lực không nhỏ cho các hệ thống ngân hàng nói chung, BIDV Bắc Ninh nói riêng.

3.3.2. Nhân tố bên trong

Trƣớc năm 2000, việc tổ chức phục vụ khách hàng của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Bắc Ninh không mang tính hệ thống. Mỗi phòng ban nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vụ, tùy theo nhiệm vụ của mình, tiến hành công tác khách hàng một cách tƣơng đối độc lập.

Hiện nay, BIDV Bắc Ninh đang chuyển hoạt động theo mô hình hƣớng đến khách hàng . Khách hàng đƣợc quan tâm một cách tổng thể phục vụ mang tính toàn diện. Tổ chức riêng bộ phận chuyên trách công tác khách hàng. Hệ thống phục vụ khách hàng của BIDV Bắc Ninh gồm các hoạt động nhƣ sau:

3.3.2.1. Hoạt động xúc tiến bán hàng, chăm sóc khách hàng với các nhiệm vụ

+ Trực tiếp liên hệ ,đàm phán với khách hàng để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, quảng bá, giới thiệu khả năng cung ứng, giải thích các sản phẩm và dịch vụ của BIDV Bắc Ninh, ghi nhận với khách hàng những nội dung mà 2 bên quan tâm.

+ Thu nhập thông tin khách hàng: hồ sơ pháp lý, số liệu tài chính, tình hình sản xuất, sản phẩm ,thị trƣờng, chính sách phát triển, khả năng quản lý điều hành…

+ Thiết lập mối quan hệ thƣờng xuyên với khách hàng, hỗ trợ tƣ vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan đến sản phẩm do ngân hàng cung cấp.

+ Kiểm tra đánh giá việc thực hiện các cam kết với ngân hàng.

3.3.2.2. Hoạt động giao dịch và cung ứng sản phẩm dịch vụ

Bộ phận này có nhiệm vụ tiếp nhận giải quyết các yêu cầu của khách; cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng theo bản thỏa thuận, hợp đồng ký kết giữa ngân hàng với doanh nghiệp.

Thực hiện các giao dịch của khách hàng nhƣ gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền thanh toán, mua bán ngoại tệ, mở LC nhập khẩu, chiết khấu chứng từ, cung cấp thông tin tỷ giá, lãi suất, phí dịch vụ…

3.3.2.3. Hoạt động nghiên cứu thị trường và sản phẩm, gồm

Khảo sát, đánh giá, phân tích để nắm bắt kịp thời các cơ hội và nguy cơ của thị trƣờng. Thu nhập các thông tin về ngành hàng, sản phẩm, nhóm doanh nghiệp …đƣa ra các đề án kinh doanh, thu thập những địa chỉ khách hàng cần thâm nhập, đánh giá các giới hạn đầu tƣ theo từng ngành nghề, khu vực nhóm sản phẩm… Dự báo các rủi ro về thị trƣờng, khách hàng, mặt hàng, ngành hàng…

Thiết kế, cải tiến các sản phẩm dịch vụ phù hợp với khách hàng và thị trƣờng. Tính toán các chi phí, hiệu quả trên từng loại sản phẩm. Thiết kế các mức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giá trọn gói về lãi suất huy động vốn, cho vay biểu phí… cho từng khách hàng và nhóm khách hàng cụ thể.

3.3.2.4. Hoạt động thẩm định đầu tư, với nhiệm vụ

Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh, năng lực quản trị điều hành của khách hàng. Thẩm định về tính khả thi của dự án đầu tƣ, phƣơng án vay vốn, tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ…

Tính toán các giới hạn an toàn, điều kiện đầu tƣ cho một khách hàng hoặc dự án, xác định giới hạn tín dụng, hạn mức tín dụng ; các điều kiện cho vay, đảm bảo tiền vay…

Đánh giá các trƣờng hợp gia hạn nợ, giãn nợ, quá hạn nợ, và các trƣờng hợp rủi ro phát sinh trong quá trình kinh doanh đối với khách hàng và dự án cụ thể.

3.3.2.5. Các hoạt động mang tính tác nghiệp

Đó là các công việc cung cấp dịch vụ, mở sổ sách, hạch toán kế toán, quản lý bảo quản hồ sơ đã ký kết với khách hàng, giải ngân, thu nợ, giải chấp tài sản, tính lãi tiền vay, lãi tiền gửi, in ấn sổ sách, cung cấp thông tin dữ liệu cho khách hàng…

3.4. Đánh giá thực trạng, những thuận lợi - khó khăn trong việc phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ tại BIDV Bắc Ninh động ngân hàng bán lẻ tại BIDV Bắc Ninh

3.4.1. Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ tại BIDV Bắc Ninh

3.4.1.1. Kết quả đạt được

a. Mở rộng quy mô dịch vụ

Từ một ngân hàng bán buôn là chủ yếu sau gần 3 năm lại đây BIDV Bắc Ninh đã khẳng định đƣợc vị thế cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên địa bàn tỉnh.

Chi nhánh BIDV Bắc Ninh nằm trong trong top đầu về huy động vốn dân cƣ trên địa bàn. Các dịch vụ huy động vốn không ngừng đƣợc triển khai nhƣ: Tiết kiệm dự thƣởng Rồng vàng Thăng Long, tiết kiệm Tích lũy bảo an, tiết kiệm Lớn lên cùng yêu thƣơng, bảo hiểm BIC - Bình An... tạo ra sự mới lạ, thu hút nhiều khách hàng. Trung bình khoảng 2-3 tháng, chi nhánh lại đƣa ra thị trƣờng 1 sản phẩm dịch vụ mới.

Các sản phẩm tín dụng bán lẻ vô cùng phong phú, số lƣợng sản phẩm tín dụng bán lẻ của chi nhánh (... sản phẩm) so với các NHTMQD (VCB 8 dịch vụ), NHTMCP (ACB 14 dịch vụ) và NH nƣớc ngoài (HSBC 6 dịch vụ) thì chi nhánh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đang cung cấp tƣơng đối “đầy đủ”, đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân và hộ gia đình thúc đẩy xã hội phát triển.

BIDV Bắc Ninh cung cấp các sản phẩm tiết kiệm đa dạng và phù hợp với nhiều loại nhu cầu tích lũy, đầu tƣ của dân cƣ. Mức lãi suất huy động thấp hơn các NHCP nhƣng so với các NHQD thì rất cạnh tranh, hơn nữa là một NHNN và có nền khách hàng lâu đời vì thế dễ dàng thu hút đƣợc vốn dân cƣ. Với cơ cấu tổ chức hiện đại không chỉ dựa trên các chức năng để tổ chức hoạt động quản lý mà đối tƣợng khách hàng đã đƣợc phân theo nhóm để phát triển sản phẩm dịch vụ theo sát từng nhóm khách hàng.

b. Bước đầu tạo lập được nền móng khách hàng và thị phần rộng lớn

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý hoạt động ngân hàng bán lẻ của BIDV Bắc Ninh (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)