6. Kết cấu của luận văn
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp kết hợp phân tích lý luận với kinh nghiệm thực tiễn của các địa phương
Là đƣa ra những cơ sở lý luận, những khung phân tích, các yếu tố tác động để đánh giá thực trạng áp dụng vào thực tế của vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh đó, những kinh nghiệm thực tiễn của địa phƣơng sẽ giúp chúng ta rút ra đƣợc những bài học về thất bại, về thành công của vấn đề đó trong thực tế. Việc kết hợp phân tích lý luận với kinh nghiệm thực tiễn của địa phƣơng có ý nghĩa rất lớn trong quá trình đƣa ra các giải pháp quản lý phù hợp để giải quyết vấn đề nghiên cứu một cách hiệu quả.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin
- Tổng hợp thông tin: là phƣơng pháp liên kết các thành phần, các yếu tố thông tin thu thập đƣợc thành một chỉnh thể có tính chất lớn hơn tổng các tính chất của các yếu tố ban đầu. Mục tiêu tổng hợp thông tin là liệt kê tất cả các dữ liệu có liên quan đến miền khảo sát và sàng lọc để thu đƣợc những dữ liệu đầy đủ, chính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
xác và gắn cho tên gọi thích hợp. Kết quả của tổng hợp dữ liệu có thể có nhiều loại khác nhau.
+ Ƣu điểm: Bằng phƣơng pháp tổng hợp thông tin, ngƣời ta tập hợp các ý tƣởng, các sự kiện thành một tổng thể, ngƣời ta đi từ các nguyên lý, nguyên nhân đến các kết quả. Ngoài công dụng chính là trình bày, chứng minh, tổng hợp thông tin còn đƣợc dùng trong việc phát hiện và sáng chế khoa học.
+ Nhƣợc điểm: Tổng hợp thông tin khó có thể đầy đủ, toàn diện và kịp thời vì chủ yếu tổng hợp từ các số liệu thống kê.
- Phân tích thông tin: là thao tác tách một chỉnh thể thành các yếu tố, các thành phần để xác định vị trí và vai trò của từng yếu tố trong chỉnh thể đó; nói cách khác phân tích là phƣơng pháp đi từ kết quả đến nguyên nhân, nguyên lý, nên nó là phƣơng pháp nghiên cứu điều tra.
+ Ƣu điểm: Giúp đánh giá một cách chi tiết, cụ thể theo từng khía cạnh, loại trừ những yếu tố không hợp lý, từ đó đƣa ra những nhận định, đánh giá một cách chính xác hơn về vấn đề đó.
+ Nhƣợc điểm: Phụ thuộc nhiều vào cách nhìn nhận vấn đề và trình độ của ngƣời phân tích, theo đó các kết quả phân tích đôi khi tách rời hệ thống không thể hiện đƣợc mối liên hệ tổng thể của vấn đề nghiên cứu.
2.2.3. Phương pháp so sánh
Là so sánh giữa quá khứ với hiện tại, giữa chỉ tiêu này với chỉ tiêu khác để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi đó, so sánh giữa chỉ tiêu này với chỉ tiêu kia trên cùng một tiêu thức nhƣng ở thời gian, không gian khác nhau.
+ Ƣu điểm: Phƣơng pháp này đơn giản, dễ thực hiện; giúp ngƣời thẩm định không gặp khó khăn về kỹ thuật vì nó không cần thiết phải xây dựng các công thức hoặc mô hình hóa toán học, mà dựa vào sự hiện diện của các chỉ tiêu so sánh; kết quả của phƣơng pháp phản ánh thực tế, đánh giá khách quan nên đƣợc mọi ngƣời hay sử dụng.
+ Nhƣợc điểm: Cần phải có thông tin rõ ràng, chính xác. Các thông tin giao dịch nếu không chính xác, thì không đƣợc sử dụng phƣơng pháp này; thông tin trong một thời gian ngắn khó có thể đánh giá chính xác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Là tiến hành thu thập các tài liệu, số liệu về số, về thu nhập từ hoạt động ngân hàng bán lẻ của chi nhánh theo thời gian, theo đặc điểm, nhóm vấn đề, nội dung nghiên cứu, để đánh giá, phân tích thực trạng, nguyên nhân của sự biến động về thu nhập qua các dữ liệu thu thập đƣợc, phục vụ cho việc nghiên cứu ( nguồn tài liệu, số liệu đƣợc thu thập từ công tác lƣu trữ ở các văn bản, tài liệu, cơ sở dữ liệu, báo cáo khảo sát, đánh giá của các cơ quan quản lý, cơ quan thống kê...)
+ Ƣu điểm: Tốn ít thời gian, nhân lực và kinh phí, đảm bảo tính kịp thời; cho phép thu thập đƣợc các chỉ tiêu thống kê, phản ánh đƣợc các mặt cần nghiên cứu, mối quan hệ giữa các chỉ tiêu nghiên cứu.
+ Nhƣợc điểm: Các tài liệu, số liệu thống kê thu thập có thể bị sai số, chƣa phản ánh chính xác chỉ tiêu tại thời điểm nghiên cứu.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả các giải pháp quản lý trong hoạt động ngân hàng bán lẻ hàng bán lẻ
2.3.1.1. Thị phần và số lượng khách hàng
Thị phần là phần thị trƣờng mà ngân hàng nắm giữ. Thị phần lớn chứng tỏ vị thế thống lĩnh của ngân hàng trên thị trƣờng. Thị phần càng lớn thể hiện số lƣợng khách hàng càng đông và tính hiệu quả của sản phẩm càng cao.
2.3.1.2. Tính đa dạng của sản phẩm
Tính đa dạng của sản phẩm thể hiện ở danh mục sản phẩm, số lƣợng sản phẩm, mục tiêu và đối tƣợng mà sản phẩm hƣớng tới. Số lƣợng càng nhiều thì biểu hiện sự đa dạng của sản phẩm càng cao. Mục tiêu và đối tƣợng hƣớng tới của sản phẩm càng rộng thì sản phẩm càng đa dạng phong phú.
2.3.1.3. Sự tiện ích của sản phẩm
Sự tiện ích của sản phẩm là thể hiện ở công năng, ý nghĩa của sản phẩm. Nó còn đƣợc thể hiện ở hiệu quả của sản phẩm, sự khác biệt của sản phẩm. Ý nghĩa, hiệu quả của sản phẩm càng cao sẽ thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm càng lớn, nâng cao sự cạnh tranh của sản phẩm.
2.3.1.4. Chỉ tiêu về trình độ cán bộ ngân hàng
Là chỉ tiêu phản ánh về trình độ chuyên môn (bằng cấp), nghiệp vụ mà đội ngũ cán bộ của ngân hàng đƣợc đào tạo có phù hợp với lĩnh vực, nhiệm vụ đƣợc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
giao, có đủ kiến thức, khả năng lãnh đạo để triển khai nhiệm vụ, lĩnh vực đƣợc giao hay không.
Ngoài ra, trình độ của cán bộ ngân hàng còn thể hiện ở khả năng tƣ duy, kỹ năng giao tiếp, khả năng thuyết phục, thu hút và giữ chân khách hàng, làm khách hàng hài lòng và gắn bó với ngân hàng. Bên cạnh đó, còn có chỉ tiêu về trình độ quản lý nhà nƣớc, trình độ ngoại ngữ, tin học mà ngƣời cán bộ ngân hàng cần đƣợc trang bị để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
2.3.1.5. Thu nhập từ hoạt động bán lẻ của ngân hàng
Thu nhập từ hoạt động NHBL của ngân hàng có thể đƣợc tính chung cho tất cả các dịch vụ hoặc có thể tính theo đầu ngƣời hay theo loại hình dịch vụ để phản ánh hiệu quả của sự phát triển dịch vụ đó. Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động NHBL trên tổng thu nhập càng cao thì chứng tỏ hoạt động NHBL càng có hiệu quả.
2.3.1.6. Hạ tầng Công nghệ thông tin
Chỉ tiêu hạ tầng công nghệ thông tin là thể hiện sự đầu tƣ của đơn vị trong lĩnh vực công nghệ, cụ thể ở các thiết bị nhƣ đƣờng truyền, máy tính, mạng lắp đặt, số lƣợng máy vi tính bình quân trên đầu ngƣời. Hạ tầng công nghệ thông tin tốt chứng tỏ sự quan tâm quản lý về công nghệ đƣợc coi trọng, là điều kiện thuận lợi để phát huy lợi thế cạnh tranh, hiệu quả hoạt động NHBL.
2.3.2. Các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội
2.3.2.1. Mức sống dân cư
Mức sống dân cƣ là đời sống vật chất của một cá nhân, của dân cƣ trên một vùng lãnh thổ, phụ thuộc vào thu nhập của cá nhân, dân cƣ trên địa bàn đó. Mức sống dân cƣ sẽ quyết định việc chi dùng, sinh hoạt và mức độ sử dụng các sản phẩm, dịch vụ trong xã hội. Mức sống dân cƣ đƣợc nâng cao thì hiệu quả của hoạt động dịch vụ sẽ đƣợc nâng lên.
2.3.2.2. Thói quen tiêu dùng của dân cư
Thói quen tiêu dùng của dân cƣ đƣợc đo bằng sự cảm nhận, sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm. Điều này đƣợc thể hiện bằng số lần khách hàng đến giao dịch, sử dụng sản phẩm. Điều này tác động trực tiếp đến doanh thu, thị phần và tính hiệu quả của sản phẩm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI BIDV BẮC NINH
3.1. Giới thiệu về BIDV Bắc Ninh
3.1.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam - BIDV) đƣợc thành lập theo quyết định số 177/TTg ngày 26 tháng 04 năm 1957 của Thủ tƣớng Chính phủ, tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 54/QĐ- HĐQT ngày 12/08/2002 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam và đƣợc Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam chuẩn y tại Quyết định số 936/2002/QĐ-NHNN ngày 03/09/2002.
Trải qua hơn 55 năm hoạt động và trƣởng thành, qua những giai đoạn phát triển của đất nƣớc với những nhiệm vụ khác nhau tên gọi của ngân hàng cũng khác nhau qua các thời kỳ: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/04/1957; Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Việt Nam từ ngày 26/06/1981; Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990; Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam từ ngày 01/05/2012. Từ khi thành lập đến nay hoạt động của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế đất nƣớc qua từng thời kỳ. Với việc cung ứng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam đã góp phần đƣa vào sử dụng nhiều công trình lớn, làm tăng năng lực sản xuất của nhiều ngành kinh tế.
Là Ngân hàng thƣơng mại duy nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam 4 năm liên tục (2007-2010) giữ vị trí hàng đầu Việt Nam ICT Index (chỉ số sẵn sàng cho ứng dụng công nghệ thông tin); BIDV cũng nằm trong Top CIO tiêu biểu khu vực Đông Nam Á.
Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đã định hình dần mô hình tổ chức theo hƣớng Tập đoàn tài chính. Mạng lƣới tổ chức hoạt động rộng khắp trên toàn quốc và đã bƣớc đầu hoạt động đầu tƣ sang thị trƣờng nƣớc ngoài nhƣ Lào,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Campuchia, Myanma...
BIDV đã vinh dự đƣợc Đảng và Nhà nƣớc trao tặng nhiều danh hiệu và phần thƣởng cao quý: Huân chƣơng Độc lập hạng nhất, Huân chƣơng Lao động hạng nhất, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chƣơng Hồ Chí Minh…Đặc biệt, tháng 28/12/2011 BIDV đã tiến hành thành công IPO lần đầu tiên ra công chúng, tiến tới trở thành NHTMCP mang tầm vóc mới, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc.
Duy trì tốc độ tăng trƣởng cao, an toàn và hiệu quả; từ năm 2007 - 2012 tổng tài sản tăng bình quân hơn 25%; đến cuối năm 2012 tổng tài sản đạt 372.462 tỷ đồng (~ 19,7 tỷ USD), tăng gấp 2,3 lần so với 2007; Huy động vốn tăng bình quân 24%/năm, cuối năm 2012 đạt hơn 272.110 tỷ đồng (~ 14,4 tỷ USD), gấp hơn 2 lần so với năm 2007; Dƣ nợ tín dụng tăng bình quân 25%/năm, đến cuối năm 2012 đạt 250.475 tỷ đồng (~13,2 tỷ USD), gấp 2,5 lần so với 2007; Lợi nhuận trƣớc thuế tăng bình quân 45%/năm; đến 31/12/2012 đạt > 4.600 tỷ đồng (~ 244 triệu USD) tăng gấp 4 lần so với 2007; thu dịch vụ ròng tăng bình quân 50%/năm. Hệ số CAR đƣợc cải thiện đáng kể từ 8,6% năm 2007 lên > 9,5% năm 2012, ROA tăng từ 0,7% lên 1,15%, ROE tăng từ 14,2% lên 17,21%, khẳng định kinh doanh có hiệu quả, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đƣợc gia tăng mạnh mẽ.
Những kết quả trên đã góp phần nâng cao uy tín, năng lực và kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, là nền tảng và tiền đề quan trọng để bƣớc vào giai đoạn phát triển mới.
Hiện nay, Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam hoạt động theo mô hình nhƣ một tập đoàn tài chính với phạm vi hoạt động rộng khắp, hợp tác đa dạng, đa lĩnh vực của ngân hàng thƣơng mại.
3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh (BIDV Bắc Ninh)
Tiền thân của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Bắc Ninh là Ngân hàng Kiến thiết tỉnh Hà Bắc, đƣợc thành lập từ năm 1958, lúc đầu chỉ là một phòng cấp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
phát trực thuộc Ty tài chính Hà Bắc. Đến năm 1963 đƣợc thành lập là Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết với nhiệm vụ cấp phát vốn cho các công trình xây dựng thuộc vốn ngân sách Trung ƣơng và vốn ngân sách địa phƣơng. Đến năm 1981 đƣợc đổi tên là Ngân hàng Đầu tƣ và xây dựng, vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ cấp phát. Từ năm 1990, hệ thống Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng đƣợc đổi tên là Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Lúc này Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Hà Bắc có tên gọi là Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Hà Bắc.
Đầu năm 1995, toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam thực hiện Quyết định của Chính phủ chuyển toàn bộ nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc cấp, vốn tín dụng ƣu đãi sang Cục đầu tƣ, lúc này Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển thực sự trở thành một Ngân hàng thƣơng mại.
Đến năm 1997, thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá 9 về việc phân lại địa giới hành chính, tỉnh Hà Bắc đƣợc chia tách thành 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. BIDV Bắc Ninh đƣợc tái lập từ ngày 01 tháng 01 năm 1997. Trụ sở chính hiện nay của BIDV Bắc Ninh đặt tại số 01 đƣờng Nguyễn Đăng Đạo - Phƣờng Suối Hoa - Thành phố Bắc Ninh - Tỉnh Bắc Ninh với 164cán bộ công nhân viên.
Cùng với sự trƣởng thành và phát triển của hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt nam, BIDV Bắc Ninh đã vƣợt qua nhiều khó khăn và thử thách dƣới sự chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo các cấp cùng với sự đồng lòng chung sức, hết mình vì công việc của toàn bộ tập thể ngƣời lao động, đã tận dụng và nắm bắt nhanh các cơ hội thị trƣờng. Đến nay, BIDV Bắc Ninh đã khẳng định đƣợc vị trí của mình và trở thành một trong những đơn vị có uy tín trong hệ thống BIDV và trên địa bàn.
Xác định mục tiêu phát triển là trở thành một Ngân hàng bán lẻ thân thiện và hiện đại, với mục tiêu “Chia sẻ cơ hội - Hợp tác thành công” BIDV Bắc Ninh không ngừng mở rộng cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán lẻ và phục vụ đối tƣợng khách hàng khu vực dân doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp đang trong lộ trình cổ phần hoá, nỗ lực không ngừng trong việc tiếp cận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
và tìm kiếm khách hàng, tích cực thực hiện công tác phát triển nguồn nhân lực, mở rộng và phát triển mạng lƣới, nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ mới... nhằm nâng cao khả năng hoạt động của chi nhánh và đáp ứng tối đa các nhu cầu của các đối tƣợng khách hàng thuộc khối bán lẻ. Vì vậy, từ khi ra đời cho đến này, BIDV Bắc Ninh luôn đạt đƣợc kết quả kinh doanh đáng khích lệ, lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trƣớc, đóng góp phần lợi ích đáng kể cho Nhà nƣớc đồng thời đời sống của cán bộ nhân viên từng bƣớc đƣợc cải thiện.
Cơ cấu tổ chức và hoạt động của BIDV Bắc Ninh