Giải pháp chung cho quản lý phát triển sản phẩm dịch vụ

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý hoạt động ngân hàng bán lẻ của BIDV Bắc Ninh (Trang 103 - 105)

6. Kết cấu của luận văn

4.4.2.1.Giải pháp chung cho quản lý phát triển sản phẩm dịch vụ

- Học tập kinh nghiệm về phát triển các sản phẩm dịch vụ NHBL của các NHTM cổ phần vì các ngân hàng TMCP triển khai dịch vụ này sớm hơn BIDV và đang rất phát triển đối với các chi nhánh ở các thành phố lớn.

- Phát huy vai trò của Phòng Khách hàng cá nhân tại chi nhánh trong việc hoạch định chính sách marketing, trong đó có công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ mới đƣợc xem là trọng tâm hàng đầu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Hoàn thiện, cải tiến các sản phẩm dịch vụ hiện có theo hƣớng ứng dụng công nghệ thông tin để gia tăng tính chính xác, an toàn, nhanh chóng và tiện ích tối đa cho ngƣời sử dụng. Bên cạnh đó, nên quan tâm đầu tƣ nâng cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử nhƣ Home-banking, Phone-Banking.

- Kết hợp với tín dụng để thu các loại phí dịch vụ nhƣ phí giải ngân bằng tiền mặt, phí gia hạn nợ.

- Tạo mối quan hệ hợp tác chiến lƣợc với các tổ chức kinh tế lớn nhƣ : Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Bƣu chính Viễn thông Quân đội để khai thác cơ sở hạ tầng, đồng thời hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thu hoá đơn cƣớc qua thiết bị POS, hoặc qua mạng lƣới giao dịch của chi nhánh. Phát triển đƣợc dịch vụ này, một mặt phí dịch vụ tăng lên rất nhiều, đồng thời các tổ chức kinh tế này đảm bảo thu đƣợc nợ đồng thời giảm đƣợc chi phí đầu vào do phí dịch vụ nhỏ hơn phí thuê thu các loại tiền cƣớc điện thoại, tiền điện…mặt khác, góp phần nâng cao hiệu quả chung cho nền kinh tế.

- Nghiên cứu cải tiến các quy trình, quy chế giao dịch hiện có nhằm rút ngắn thời gian thao tác xử lý giao dịch để phục vụ khách hàng tốt hơn, mặt khác hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ra phát sinh trong quá trình thao tác do quy trình chƣa hợp lý.

- Thƣờng xuyên thực hiện các cuộc nghiên cứu, khảo sát, thăm dò thị trƣờng để thiết kế các sản phẩm, các gói sản phẩm dành riêng và phù hợp với tâm lý của từng nhóm khách hàng. Gói sản phẩm này có thể là sự kết hợp giữa sản phẩm tiền gửi với dịch vụ tƣ vấn đầu tƣ; sản phẩm tiền gửi kết hợp với sản phẩm tín dụng. Đây là giải pháp hữu hiệu để tiết kiệm giảm chi phí quảng cáo, tuyên truyền nhƣng lại rất hữu ích trong việc đẩy mạnh tỷ trọng thu dịch vụ và giảm dần tỷ trọng thu tín dụng trong tổng nguồn thu.

- Sản phẩm dịch vụ sau khi đƣợc triển khai phải đƣợc đánh giá một cách nghiêm túc để có những điều chỉnh cần thiết nhằm cải tiến và nâng cao chất lƣợng dịch vụ hiện có, đồng thời phục vụ cho quá trình nghiên cứu sản phẩm mới sau này. - Hàng 6 tháng lập phiếu thăm dò ý kiến khách hàng để thu thập đƣợc thông tin khách hàng có phản ứng nhƣ thế nào đối với những sản phẩm dịch vụ NHBL của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chi nhánh, qua đó có những kết quả phục vụ cho quá trình điều chỉnh phí dịch vụ, chất lƣợng sản phẩm, chất lƣợng giao dịch.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý hoạt động ngân hàng bán lẻ của BIDV Bắc Ninh (Trang 103 - 105)