Dịch vụ chuyển tiền nhanh WU

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý hoạt động ngân hàng bán lẻ của BIDV Bắc Ninh (Trang 69)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.4.1.Dịch vụ chuyển tiền nhanh WU

Đối với kênh chuyển tiền WU tháng 2 năm 2006, BIDV trở thành một trong 6 đại lý chính thức của WU thực hiện dịch vụ chuyển tiền đi nƣớc ngoài và chi trả các giao dịch chuyển tiền đến từ nƣớc ngoài tại Việt Nam. Hoạt động chuyển tiền nhanh WU không ngừng tăng trƣởng qua các năm. Cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.9. Kết quả dịch vụ chuyển tiền nhanh WU

Năm 2009 2010 2011 2012 6/2013

Số giao dịch 215 420 580 731 344

Tổng thu phí (tỷ đ) 0,025 0,03 0.07 0,08 0,044

Tổng doanh số (USD) 40 66 91 100 82

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhìn chung, việc triển khai dịch vụ WU trong thời gian qua tại tỉnh Bắc Ninh tuy không nhiều giao dịch nhƣng nó đã góp phần không nhỏ vào việc tăng phí thu cho dịch vụ ngân hàng bán lẻ cũng nhƣ củng cố thêm nền khách hàng bán lẻ cho BIDV.

3.2.4.2. Dịch vụ thanh toán lương

Ngày 24/8/2007, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị 20/2007/CT- TTg về việc trả lƣơng qua tài khoản cho các đối tƣợng hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc. Ngày 14/02/2011, BIDV Việt Nam ban hành công văn 440/CV-PTSP về việc chính sách ƣu đãi trong dịch vụ thanh toán lƣơng. Điều này tạo cơ hội cho BIDV trong việc đẩy mạnh và phát triển dịch vụ thanh toán lƣơng tự động. Tận dụng cơ hội đó, BIDV đã thực hiện các biện pháp chú trọng phát triển, đẩy mạnh dịch vụ thanh toán lƣơng. Trong năm 2007, hệ thống BIDV Việt Nam thực hiện nâng cấp chƣơng trình thanh toán lƣơng tự động nhằm mục đích chuẩn hóa chƣơng trình để triển khai sản phẩm, gia tăng tiện ích, nâng cao chất lƣợng dịch vụ và triển khai trong toàn hệ thống BIDV Việt Nam.

Từ khi triển khai đến nay sản phẩm này đã mang lại hiệu quả cao đóng góp vào kết quả hoạt động chung của ngân hàng. Cụ thể: Từ khi nâng cấp đến tháng 6/2013 BIDV Bắc Ninh nhận trả lƣơng hầu hết các khối ban ngành trong tỉnh, Chi nhánh có hơn 300 đơn vị tham gia thanh toán lƣơng với hơn 9.000 tài khoản thanh toán lƣơng và 16.000 tài khoản thanh toán. BIDV Bắc Ninh đã thể hiện vai trò là ngân hàng có kinh nghiệm, thế mạnh và giữ vị trí chủ lực thực hiện cung ứng dịch vụ thanh toán lƣơng tự động. Nhờ phát triển dịch vụ thanh toán lƣơng tự động, giúp BIDV Bắc Ninh thu hút khách hàng mở tài khoản tại BIDV, tạo cơ hội cho BIDV Bắc Ninh cung cấp cho khách hàng các sản phẩm khác đi kèm nhƣ: home banking, thấu chi tài khoản, Internet banking, thanh toán hoá đơn (điện, nƣớc, điện thoại…); Dịch vụ tin nhắn tự động qua điện thoại di động (BSMS); dịch vụ chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm trực tiếp trên máy ATM; in sao kê, phát hành sổ séc; các dịch vụ cho vay tiêu dùng, mua ô tô, mua nhà, cho vay đảm bảo bằng lƣơng….

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chi nhánh mới thực hiện gạch nợ Viettel, doanh số gạch nợ thấp. Nhìn chung dịch vụ thanh toán hóa đơn chƣa phát triển, nguyên nhân các nhà cung cấp (Công ty cấp nƣớc, Điện lực, viễn thông) thƣờng có đội ngũ cán bộ chuyên thu tới từng khách hàng nên khách hàng không lựa chọn dịch vụ ngân hàng.

Dựa trên nền tảng khách hàng cá nhân có sử dụng dịch vụ chi trả lƣơng qua tài khoản, Chi nhánh sẽ tiến hành tiếp thị để khách hàng ủy quyền thƣờng xuyên cho Ngân hàng thanh toán hóa đơn tiền điện, tiền nƣớc, tiền điện thoại...

3.2.4.4. Dịch vụ bảo hiểm BIC

Đây là dịch vụ mới triển khai tại Chi nhánh kết hợp với tiền vay, chủ yếu tập trung vào bảo hiểm xe ôtô, máy móc thiết bị. Đến năm 2009, có thêm bảo hiểm BIC Bình An, bảo hiểm gia đình Việt, bảo hiểm Bình An thấu chi nên doanh thu bảo hiểm đã tăng lên. Doanh thu khai thác phí bảo hiểm tăng đều qua các năm, tính đến tháng 6/2013 đạt 250 triệu đồng đạt 110% kế hoạch giao (năm 2009: 280 triệu đồng, năm 2010: 335 triệu đồng, năm 2011: 380triệu đồng, năm 2012 đạt 425 triệu đồng), dự kiến doanh thu phí bảo hiểm năm 2013 sẽ đạt thấp vì chất lƣợng chi trả bảo hiểm còn chậm hơn các Công ty Bảo hiểm chuyên nghiệp, hơn nữa một số tài sản ôtô, máy móc thiết bị thế chấp lâu, đã hết khấu hao nên ngân hàng yêu cầu khách hàng thế chấp tài sản tốt hơn nhƣ nhà đất, bất động sản.

3.2.4.5. Nhóm dịch vụ ngân hàng điện tử a. Dịch vụ BSMS: a. Dịch vụ BSMS:

Dịch vụ BSMS - tiền đề phát triển kênh phân phối điện tử Mobile-banking đã đạt đƣợc những kết quả nhất định từ năm 2009 đến nay. Dịch vụ BSMS về cơ bản đã đáp ứng đƣợc nhu cầu về thông tin của khách hàng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng, cung cấp chất lƣợng tƣơng đối ổn định, đem lại một nguồn thu phí chắc chắn cho ngân hàng.

Bảng 3.10. Kết quả dịch vụ BSMS của BIDV Bắc Ninh

Năm 2009 2010 2011 2012 6/2013

Số lƣợng KH 600 800 866 1230 800

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(Đv:trđ)

Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Bắc Ninh

Năm 2007 là năm đầu tiên BIDV Bắc Ninh triển khai chính thức dịch vụ BSMS đến các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân của các chi nhánh BIDV trên toàn quốc, doanh số chƣa cao. Đến năm 2009, doanh thu phí dịch vụ BSMS đạt 120 triệu đồng với số khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ là gần 600 khách hàng. Các dịch vụ cung cấp thông qua BSMS rất đa dạng và tiện ích cho khách hàng, bao gồm các thông tin về tài khoản tiền gửi, tiền vay, tỷ giá, lãi suất, địa điểm đặt máy ATM, các thông tin về sản phẩm mới của ngân hàng… Con số này còn khiêm tốn do khách hàng của chi nhánh trình độ còn kém nên chƣa tiếp cận kịp thời với công nghệ hiện đại.

Năm 2010, 2011, số khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ BSMS và số phí thu đƣợc tăng lên, tuy nhiên vẫn còn khá khiêm tốn, thể hiện qua các con số doanh thu phí dịch vụ BSMS năm 2010 đạt 14,5 triệu đồng, tăng trƣởng hơn 120,83% so với năm 2009, số lƣợng khách hàng đạt 800 khách hàng, tăng trƣởng 133,33% so với năm 2009. Năm 2011, doanh thu phí dịch vụ BSMS đạt 158 triệu đồng, tăng trƣởng 108,97% so với năm 2010, số lƣợng khách hàng đạt 866 khách hàng tăng 108,25% so với năm 2010. Năm 2011, BIDV Việt Nam đã tăng tiện ích sử dụng BSMS nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng về các thông tin liên quan tới chứng khoán, BIDV và BSC đã phối hợp xây dựng thêm tiện ích vấn tin và nhận tin nhắn tự động về chứng khoán trong dịch vụ BSMS. Đồng thời, để hỗ trợ các chi nhánh trong việc thu phí dịch vụ khách hàng, chƣơng trình thu phí tự động đã đƣợc triển khai, đem lại sự thuận tiện, nhanh chóng trong tác nghiệp tại chi nhánh. Tuy nhiên tại chi nhánh chƣa triển khai sản phẩm về chứng khoán nên không thu đƣợc phí từ dịch vụ này.

Đến cuối năm 2012, đầu năm 2013 số lƣợng khách hàng sử dụng BSMS tăng lên rõ rệt thể hiện qua con số nhƣ doanh thu phí dịch vụ năm 2012, tháng 6/2013 tƣơng ứng là 257 triệu đồng, 159 triệu đồng, số lƣợng khách hàng sử dụng BSMS

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lần lƣợt là 1230 ngƣời, 800 ngƣời, tăng 142,03% (2012/2011) và tăng 118% (kế hoạch 6/2013). Có đƣợc tăng trƣởng trong 2 năm qua là do có sự tách biệt hẳn chuyên trách giữa bán buôn và bán lẻ, số lƣợng khách hàng bán lẻ đƣợc hƣớng dẫn tỉ mỉ, chi tiết hơn, hiểu rõ tiện ích của sản phẩm này nên khách hàng sử dụng ngày càng nhiều.

b. Dịch vụ VN Topup

Chi nhánh đã triển khai mạnh dịch vụ này từ tháng 4 năm 2009 đến nay đã đƣợc 1520 ngƣời đăng ký sử dụng và đạt doanh số trên 4 triệu đồng. Với hơn 12.000 tài khoản cá nhân nên việc triển khai phát triển dịch vụ này là hết sức thuận lợi trên nền khách hàng hiện có, Chi nhánh cũng đã gửi tờ rơi quảng cáo giới thiệu đến từng khách hàng có thẻ ATM và có tài khoản thanh toán, gửi tin nhắn BSMS, Pa-nô, quảng cáo….

3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới hoạt động ngân hàng bán lẻ tại BIDV Bắc Ninh

3.3.1. Nhân tố bên ngoài

3.3.1.1. Môi trường kinh tế xã hội của Bắc Ninh giai đoạn từ năm 2009- tháng 6 năm 2013.

a. Các yếu tố thuận lợi

* Kinh tế tăng trưởng nhanh, thu nhập của dân cư được cải thiện.

Mặc dù trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhƣng hoạt động thu hút đầu tƣ của tỉnh Bắc Ninh vẫn khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài lớn đầu tƣ vào các khu công nghiệp trên địa bàn.

Bắc Ninh đã đứng trong tốp 13 tỉnh, thành phố cả nƣớc tự cân đối ngân sách và có phần điều hoà về TW với mức thu năm 2012 đạt 7.100 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu ngƣời 2.000 USD.

Từ một tỉnh thuần nông, sau 15 năm tái lập, Bắc Ninh hiện nay có tốc độ phát triển công nghiệp khá cao so với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng. Nằm ở trung tâm vùng tam giác kinh tế trọng điểm đồng bằng Bắc Bộ lại là vành đai phát triển công nghiệp và vệ tinh của thủ đô Hà Nội, có nhiều tuyến đƣờng Quốc lộ 1, Quốc lộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

38, Quốc lộ 18 chạy qua là điểm hấp dẫn các nhà đầu tƣ, Bắc Ninh đã tận dụng lợi thế đó để tự tin và vƣơn lên tạo dựng cơ nghiệp, phát triển kinh tế xã hội theo hƣớng chất lƣợng, toàn diện, tăng tốc và bền vững.

* Nhu cầu vốn đầu tư phát triển sản xuất tại Bắc Ninh là rất lớn.

Tỉnh đã chú trọng phát triển kinh tế gắn với liên kết vùng cận kề Thủ đô, tiếp tục đẩy nhanh công nghiệp, dịch vụ.

Giá trị công nghiệp tăng bình quân 38,1%/năm, đến nay tỷ trọng công nghiệp Bắc Ninh đã vƣơn lên đầu bảng và vƣợt xa nông nghiệp. So với năm 1997, năm 2012 sản xuất công nghiệp tăng 107 lần, với giá trị đạt gần 63.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng hơn 70%; trong khi nông nghiệp chỉ còn 8,5%.

Đến nay, Bắc Ninh đã có 15 khu công nghiệp tập trung đƣợc Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích 7.681ha, trong đó có 9 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động hiệu quả nhƣ Tiên Sơn, Quế Võ, Yên Phong, Thuận Thành III, Quế Võ II, Đại Đồng - Hoàn Sơn, khu công nghiệp Đô thị và dịch vụ VSIP, HANAKA.

Các khu công nghiệp tập trung đƣợc đầu tƣ kỹ thuật hạ tầng đồng bộ, gồm hệ thống chiếu sáng, giao thông, trạm cấp nƣớc, hệ thống thoát nƣớc, nƣớc thải; trạm xử lý nƣớc thải ... với các ngành sản xuất có tính động lực nhƣ điện tử, dệt may, cơ khí với kỹ thuật tiên tiến, tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Bên cạnh đó, khôi phục nghề truyền thống, phát triển thêm nhiều nghề mới với 62 làng nghề tiểu thủ công nghiệp, góp phần không nhỏ cho kinh tế nông thôn, điển hình là các làng nghề đúc đồng Đại Bái, gỗ Đồng Kỵ, gốm Phù Lãng, luyện Thép ở Châu Khê... đạt doanh thu mỗi năm hàng trăm tỷ đồng".

Đến năm 2012, các khu công nghiệp tập trung đã thu hút 272 dự án vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI), với tổng vốn đầu tƣ đăng ký hơn 3,7 tỷ USD của hầu hết các tập đoàn và công ty lớn đến từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ nhƣ Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan, Singapore, Mỹ, Phần Lan, Thuỵ Điển, Đức, Trung Quốc. Trong đó, nhiều tập đoàn có danh tiếng trên thế giới trong lĩnh vực điện tử, viễn thông nhƣ Canon, Samsung, P&Tel, Sumitmoto, ABB, Nokia đang sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Cũng tại trong các khu công nghiệp này còn có 254 dự án vốn đầu tƣ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trong nƣớc với tổng vốn đăng ký trên 1 tỷ USD, tạo việc làm ổn định cho hơn 83.000 lao động.

Cùng với việc thực hiện chính sách thông thoáng về môi trƣờng đầu tƣ, xúc tiến đầu tƣ để thu hút các nhà đầu tƣ lớn ở trong và ngoài nƣớc, Bắc Ninh thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính ở các cấp, quan tâm, hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn. Nhờ đó, nếu nhƣ năm 2010, Bắc Ninh xếp thứ 6 toàn quốc về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI), thì năm 2012, tỉnh vƣơn lên đứng thứ 2 về chỉ số này trên toàn quốc.

Mặc dù trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn trong năm 2011, nhƣng hoạt động thu hút đầu tƣ của tỉnh Bắc Ninh tiếp tục khởi sắc. Mới đây, Tập đoàn Nokia của Phần Lan đã quyết định đầu tƣ dự án trị giá 280 triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động Nokia tại Phù Chẩn, Từ Sơn. Các doanh nghiệp FDI đã đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Riêng năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt hơn 5,7 tỷ USD, chiếm hơn 97% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, đƣa giá trị sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh đứng thứ 6 toàn quốc. Từ xuất phát điểm thấp, nhƣng với những bƣớc đột phá vững chắc về phát triển công nghiệp là tiền đề Bắc Ninh đạt mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015.

* Nhu cầu cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ:

Hoạt động bán lẻ chƣa phải là thế mạnh của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Bắc Ninh. Tuy nhiên đây là mảng dịch vụ bổ trợ rất cần thiết. Bắc Ninh hiện có lƣợng dân cƣ đô thị lên tới gần 1 triệu ngƣời, các nhu cầu về nhà ở, tiêu dùng, tiết kiệm thanh toán là khá lớn.

* Các nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng được khách hàng đón nhận: Nhu cầu về sử dụng thẻ ATM và các dịch vụ cá nhân đi kèm nhƣ rút tiền mặt, thanh toán tiền điện, nƣớc, điện thoại, nộp thuế, chi trả tiền hàng hoá…Bắc Ninh với quy hoạch 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện dân cƣ đô thị tập trung, thuận tiện để phát triển các dịch vụ NH bán lẻ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tại Bắc Ninh nhu cầu vốn để sử dụng cho các hoạt động của khách hàng cá nhân là rất lớn, tuy nhiên hiệu quả chƣa cao. Tăng trƣởng kinh tế của tỉnh còn phụ thuộc nhiều vào ngoại lực, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp. Mức độ phát triển các vùng chƣa đồng đều. Nhiều xã trong khu vực vẫn thuộc diện nghèo và khó khăn. Khu vực kinh tế nông- lâm nghiệp đầu tƣ chƣa đúng mức. Tổ chức kinh tế theo hình thức gia đình, làng nghề sản xuất tự phát, trình độ cơ giới hoá thấp, năng suất lao động không cao.

3.3.1.2. Môi trường pháp luật và chính sách của nhà nước

Nƣớc ta đang phát triển kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng XHCN. Hệ thống pháp luật đang từng bƣớc cải thiện, tạo điện kiện cho các khách hàng trong và ngoài nƣớc mở rộng đầu tƣ, kích thích nhu cầu tiêu dùng.

Việc vận hành nền kinh tế theo luật pháp đang góp phần tạo ra một môi trƣờng kinh doanh thuận lợi. Các Bộ luật kinh tế đã đƣa ra quy phạm để giải quyết những vấn đề về quan hệ thƣơng mại, pháp nhân, tranh tụng… Trƣớc đây, Ngân hàng thƣờng gặp khó khăn trong việc khởi kiện khách hàng ra toà. Cán bộ Ngân hàng làm công tác tín dụng rất dễ bị kết tội thiếu tinh thần trách nhiệm. Hiện nay, việc xét xử và thi hành án theo luật đã góp phần giảm đáng kể lƣợng khách hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý hoạt động ngân hàng bán lẻ của BIDV Bắc Ninh (Trang 69)