6. Kết cấu của luận văn
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho BIDV Bắc Ninh
Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ đƣợc xem là một xu hƣớng tất yếu khi mà nó ngày càng quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trƣớc tình hình hội nhập kinh tế tài chính trên thế giới. Trong lộ trình hội nhập của ngành tài chính ngân hàng, các ngân hàng nƣớc ngoài có lợi thế về vốn và công nghệ sẽ dễ dàng chiếm lĩnh thị phần tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Việc phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ là xu hƣớng chung của các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.
Đúc kết những bài học kinh nghiệm của các chi nhánh trong cùng hệ thống đã mang lại bài học kinh nghiệm về quản lý kinh doanh hoạt động ngân hàng bán lẻ cho BIDV Bắc Ninh đó là:
• Mở rộng và đa dạng hoá mạng lƣới phục vụ khách hàng:
Mở rộng mạng lƣới hoạt động để nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng, tăng hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên việc mở rộng mạng lƣới hoạt động còn tuỳ thuộc vào chiến lƣợc công nghệ, khả năng tiếp cận công nghệ thông tin của khách hàng. Ngoài ra việc phát triển mạng lƣới cần phải đi đôi với chiến lƣợc phát triển khách hàng và khả năng khai thác hiệu quả thị trƣờng. Đi đôi với việc phát triển mạng lƣới cũng nên quản lý rà soát lại những điểm giao dịch hoạt động không còn hiệu quả để cắt giảm chi phí.
• Đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao tiện ích của dịch vụ:
Đa dạng hoá sản phẩm là điểm mạnh và mũi nhọn để phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, hình thành bộ phận nghiên cứu chuyên trách phát triển sản phẩm. Trong đó tập trung vào những sản phẩm có hàm lƣợng công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội trên thị trƣờng nhằm tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh, tận dụng các kênh phân phối để đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng và phát triển tín dụng tiêu dùng. Xây dựng các gói sản phẩm dịch vụ nhƣ gói dịch vụ quản lý tài chính, tín dụng đầu tƣ cho khách hàng có thu nhập cao. Tăng cƣờng bán chéo dịch vụ giữa ngân hàng với các đối tác nhƣ: bảo hiểm, chứng khoán, đầu tƣ... để đa dạng hóa và nâng cao tiện ích của dịch vụ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
• Thƣờng xuyên tìm hiểu và có sự so sánh sản phẩm của BIDV với các
sản phẩm khác tƣơng tự của các Ngân hàng khác trên địa bàn:
Khi hiểu và biết đƣợc điểm nổi trội của sản phẩm BIDV với các Ngân hàng khác thì việc tiếp thị khách hàng cũng có nhiều thuận lợi hơn. Hàng tuần, Chi nhánh cần cho cán bộ đi khảo sát lãi suất, sản phẩm tại các Ngân hàng trên địa bàn để có sự so sánh lợi thế, tìm ra những yếu điểm để điều chỉnh cho phù hợp.
• Tăng cƣờng hoạt động tiếp thị và quản lý chăm sóc khách hàng:
Phần lớn đối tƣợng phục vụ của hoạt động ngân hàng bán lẻ là cá nhân, việc quảng bá, tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đóng vai trò cực kỳ quan trọng, có lợi cho ngân hàng và khách hàng. Tăng cƣờng chuyển tải thông tin tới công chúng nhằm giúp khách hàng có thông tin cập nhật về năng lực và uy tín của ngân hàng, hiểu biết cơ bản về dịch vụ ngân hàng bán lẻ, nắm đƣợc cách thức sử dụng và lợi ích của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.
Các chƣơng trình PR, quảng cáo nên xây dựng để tạo nên sự khác biệt, riêng có của ngân hàng. Thực hiện chăm sóc khách hàng trƣớc, trong và sau quá trình cung cấp dịch vụ; thƣờng xuyên khảo sát, nắm bắt nhu cầu, thông tin và mong muốn khách hàng về dịch vụ để đổi mới, tăng tiện ích của dịch vụ. Bên cạnh đó là việc xây dựng các chƣơng trình khuyến mại, các chƣơng trình tích điểm để tỏ lòng tri ân của ngân hàng với khách hàng thông qua các giải thƣởng, các chƣơng trình du lịch hoặc những ƣu đãi về lãi suất, phí dịch vụ...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU