Các mơ hình nghiên cứu cĩ liên quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của du khách nội địa khi đến du lịch ở phú quốc (Trang 41)

7. Kết cấu của luận văn

1.5.2. Các mơ hình nghiên cứu cĩ liên quan

Đề tài “Đánh giá tiềm năng phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Bạc Liêu” do tác

giả Nguyễn Thanh Sang thực hiện trong báo cáo tốt nghiệp luận văn cao học năm 2006. Mục tiêu tổng quát của đề tài nhằm đánh giá thực trạng cảnh quan thiên nhiên, mơi trường sinh thái, các tuyến điểm du lịch sinh thái tỉnh Bạc Liêu.

 Mục tiêu cụ thể được xác định là:

- Đánh giá các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch tỉnh Bạc Liêu. - Đánh giá tính hấp dẫn và tính đa dạng sinh học của các tuyến du lịch sinh thái. - Đánh giá cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật của các tuyến du lịch.

- Đề xuất các giải pháp phát triển tuyến du lịch sinh thái nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ mơi trường tại các tuyến điểm du lịch sinh thái tỉnh Bạc Liêu.

- Xây dựng chương trình du lịch tỉnh Bạc Liêu và liên kết với các tỉnh khu vực đồng bằng sơng Cửu Long.

 Phương pháp nghiên cứu của đề tài sử dụng:

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở các nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được, tiến hành phân tích tổng hợp các dữ liệu để làm rõ thực trạng các tuyến điểm du lịch sinh thái tại tỉnh Bạc Liêu; dựa trên hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch sinh thái.

- Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong các lĩnh vực khoa học về những định hướng phát triển và các quyết định mang tính khả thi.

- Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái: Dựa trên hệ thống chỉ tiêu và đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái, các phương pháp của Đặng Duy Lợi (1992); Nguyễn Minh Tuệ (1993); Trần Văn Thành (2005) đánh giá theo 4 chỉ tiêu thu hút khách du lịch sinh thái (tính hấp dẫn, tính đa dạng sinh học, tính tiện nghi, tính an tồn) và 4 chỉ tiêu quản lý khai thác khách (tính bền vững, tính liên kết, tính thời vụ, sức chứa). Các chỉ tiêu được đánh giá theo 4 bậc tương ứng với mức độ thuận lợi, áp dụng đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái.

 Kết quả nghiên cứu của đề tài:

- Qua phân tích thực trạng và đánh giá tiềm năng tuyến du lịch sinh thái tỉnh Bạc Liêu, trên cơ sở tổng kết lý luận và đúc rút thực tế, đề tài đã xác lập cơ sở khoa học cho việc điều tra và đánh giá một cách tương đối đồng bộ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội cho mục tiêu phát triển du lịch. Đồng thời cũng chỉ ra được các định hướng trong việc phát triển tuyến du lịch sinh thái của tỉnh cho những năm tiếp theo.

Đề tài “Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2015” do học viên cao

học Cao Thị Minh Tri thực hiện năm 2009.

 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

- Nhận diện các yếu tố hạn chế trong phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế và phát triển du lịch.

 Phương pháp nghiên cứu:

- Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và suy luận logic để tổng hợp các số liệu, dữ kiện nhằm xác định mục tiêu và các giải pháp.

 Kết quả nghiên cứu của đề tài:

- Trong luận văn này, đã thể hiện được các tiềm năng du lịch của tỉnh, cho thấy được những mặt mà ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế làm được và chưa làm được. Từ đĩ đi tìm nguyên nhân của vấn đề và đưa ra được các hạn chế cốt lõi. Trên cơ sở đĩ, tác giả đã đề xuất sáu giải pháp cùng một vài kiến nghị, hy vọng sẽ gĩp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đề tài nghiên cứu “Đo lường mức độ hài lịng của du khách khi đến Taman Negara

- Malaysia” của Normala Daud, Sofiah Abdul Rahman, Mior Harris Mior Harun và

Ainul Azreen Adam, Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học MARA, Shah Alam, Malaysia, 2009.

 Mục tiêu của đề tài là:

- Đánh giá sự hài lịng của du khách đối với hoạt động du lịch bền vững khi tham quan tại Taman Negara, Malaysia.

 Phương pháp nghiên cứu:

- Luận văn sử dụng các phương pháp thống kê mơ tả, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy tương quan được sử dụng để xác định các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự hài lịng của du khách.

 Kết quả nghiên cứu:

- Tác giả đã đưa ra mơ hình nghiên cứu gồm 7 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lịng của du khách: Quản lý mơi trường, Các hoạt động, Chất lượng mơi trường, Các tiện nghi và dịch vụ, Sự trải nghiệm, Ý thức người dân và Cảnh quan và bầu khơng khí trong lành.

Đề tài nghiên cứu “Khảo sát sự hài lịng của du khách đối với hoạt động du lịch sinh

thái ở Phong Nha - Kẻ Bàng” của Nguyễn Tài Phúc Trường Đại học Kinh tế, Đại học

Huế, 2010.

 Mục tiêu của đề tài là:

- Đánh giá sự hài lịng của du khách đối với hoạt động du lịch khi tham quan Phong Nha – Kẻ Bàng

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lịng của du khách

- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại Phong Nha – Kẻ Bàng.

 Phương pháp nghiên cứu:

- Luận văn sử dụng các phương pháp thống kê mơ tả, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy đa biến được sử dụng để xác định các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự hài lịng của du khách khi đến du lịch tại Phong Nha – Kẻ Bàng.

 Kết quả nghiên cứu:

- Tác giả đã đưa ra mơ hình nghiên cứu gồm 8 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lịng của du khách: Đĩn tiếp và hướng dẫn, Giá cả các dịch vụ, Dịch vụ thuyền du lịch, Cảnh quan thiên nhiên hang động, Chất lượng dịch vụ ăn nghỉ, Đường đi lại trong các hang động, Vệ sinh mơi trường và An ninh trật tự, dịch vụ hàng lưu niệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của du khách nội địa khi đến du lịch ở phú quốc (Trang 41)