Khái niệm sản phẩm du lịch và các đặc tính của sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của du khách nội địa khi đến du lịch ở phú quốc (Trang 26)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.Khái niệm sản phẩm du lịch và các đặc tính của sản phẩm du lịch

1.3.1. Khái niệm du lịch

Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến. Hội đồng Lữ hành và du lịch quốc tế (WTTC) đã cơng nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả ngành sản xuất ơ tơ, thép, điện tử và nơng nghiệp. Du lịch đã nhanh chĩng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới, được xem là ngành “cơng nghiệp khơng khĩi”, là “con gà đẻ trứng vàng”.

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) thì năm 2000 số lượng khách du lịch tồn cầu là 698 triệu lượt người, thu nhập là 467 tỷ USD; năm 2002 lượng khách là 716,6 triệu lượt, thu nhập là 474 tỷ USD; dự tính đến năm 2010 lượng khách là 1.006 triệu lượt và thu nhập là 900 tỷ USD. Đặc biệt, vịng cung Châu Á – Thái Bình Dương vẫn đang là trung tâm thu hút khách du lịch quốc tế năng động nhất.

Sau đây, chúng ta xem xét một số khái niệm tiêu biểu về du lịch:

Năm 1811 lần đầu tiên tại Anh cĩ định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí”. Ở đây sự giải trí là động cơ chính.

Đại hội lần thứ 5 của Hiệp hội quốc tế những nhà nghiên cứu khoa học về du lịch đã chấp nhận định nghĩa của Giáo sư, tiến sỹ Hunziker và giáo sư, tiến sỹ Krapf đã đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngồi địa phương, nếu việc lưu trú đĩ khơng thành cư trú thường xuyên và khơng liên quan đến hoạt động kiếm lời”. Định nghĩa về du lịch trong Từ điển bách khoa quốc tế về du lịch – Le Dictionnaire international du tourisme do Viện hàn lâm khoa học quốc tế về du lịch xuất bản: “Du lịch là tập hợp các hoạt động tích cực của con người nhằm thực hiện một dạng hành trình, là một cơng nghiệp liên kết nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch...Du lịch là cuộc hành trình mà một bên là những cơng cụ làm thỏa mãn các nhu cầu của họ”. Định nghĩa này chỉ xem xét chung hiện tượng du lịch mà ít phân tích như một hiện tượng kinh tế.

Theo Việt Nam tự điển của Hội Khai trí Tiến Đức và Hán – Việt tự điển của Đào Duy Anh thì du lịch cĩ nghĩa là đi chu du khắp nơi để xem xét. Luật du lịch Việt Nam năm 2005 định nghĩa “Du lịch là các hoạt động cĩ liên quan đến chuyến đi của con người ngồi nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

Tổ chức du lịch thế giới (WTO) đã đưa ra định nghĩa “ Du lịch bao gồm những hoạt động của những người đi đến một nơi khác ngồi nơi cư trú thường xuyên của mình trong thời hạn khơng quá một năm liên tục để vui chơi, vì cơng việc hay vì mục đích khác khơng liên quan đến những hoạt động kiếm tiền ở nơi mà họ đến”.

Cho đến nay, người ta đã thống nhất về cơ bản rằng tất cả các hoạt động di chuyển của con người ở trong nước hay ra nước ngồi (trừ đi làm và cư trú) đều mang ý nghĩa du lịch. Nhìn chung, cũng khĩ để đưa ra một định nghĩa tương đối đầy đủ về du lịch vì tính chất hai mặt của khái niệm du lịch đĩ là du lịch một mặt mang khái niệm thơng thường là việc đi lại của con người với mục đích nghỉ ngơi, giải trí,.. mặt khác lại được nhìn nhận dưới gĩc độ là hoạt động gắn với những kết quả kinh tế do chính nĩ tạo ra. Do đĩ cĩ thể định nghĩa khái quát về du lịch như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ về kinh tế - kỹ thuật – văn hĩa – xã hội, phát sinh do sự tác động hỗ tương giữa du khách, đơn vị cung ứng dịch vụ, chính quyền và cư dân bản địa trong quá trình khai thác các tài nguyên du lịch, tổ chức kinh doanh phục vụ du khách”. 1.3.2. Khái niệm khách du lịch

Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.

Khách thăm viếng (visitor): là một người đi tới một nơi – khác với nơi học thường trú, với một lý do nào đĩ (ngoại trừ lý do đến để hành nghề và lĩnh lương từ nơi đĩ). Định nghĩa này cĩ thể áp dụng cho khách quốc tế (International Visitor) và du khách trong nước (Domestic Visitor). Khách thăm viếng được chia thành 2 loại:

- Khách du lịch (Tourist): là khách thăm viếng cĩ lưu trú tại một quốc gia hoặc một vùng khác với nơi ở thường xuyên trên 24 giờ và nghỉ qua đêm tại nơi đĩ với mục đích nghỉ dưỡng, tham quan, thăm viếng gia đình, tham dự hội nghị, tơn giáo, thể thao.

- Khách tham quan (Excursionist): hay cịn gọi là khách thăm viếng 1 ngày (Day Visitor): là loại khác thăm viếng lưu lại ở một nơi nào đĩ dưới 24 giờ và khơng lưu trú qua đêm.

1.3.3. Sản phẩm du lịch

1.3.3.1. Khái niệm sản phẩm du lịch

Cĩ rất nhiều khái niệm liên quan đến sản phẩm du lịch.

Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hĩa cung cấp cho khách du lịch được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực : cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đĩ.

Như vậy, cĩ thể hiểu sản phẩm du lịch được hợp thành bởi những bộ phận sau (xét theo quá trình tiêu dùng của khách du lịch trên chuyến đi du lịch):

- Dịch vụ vận chuyển;

- Dịch vụ lưu trú, ăn uống;

- Dịch vụ tham quan, giải trí;

- Hàng hố tiêu dùng và đồ lưu niệm;

- Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch Theo luật Du lịch Việt Nam:

- Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch.

- Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thơng tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch

Sản phẩm du lịch là một tổng thể phức tạp bao gồm nhiều thành phần khơng đồng nhất cấu tạo thành, đĩ là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch.

Sản phẩm du lịch bao gồm cả sản phẩm hữu hình và sản phẩm vơ hình.

Theo tiến sĩ Thu Trang Cơng Thị Nghĩa, Tiến sĩ sử học, ủy viên đồn chủ tịch hội người Việt Nam tại Pháp: “Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm tiêu dùng đáp ứng cho nhu cầu của du khách, nĩ bao gồm di chuyển, ăn ở và giải trí”.

Theo Luật Du lịch năm 2005 định nghĩa “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.

Từ các định nghĩa trên cĩ thể đưa ra một định nghĩa bao quát và ngắn gọn hơn: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp hàng hĩa và dịch vụ trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cho du khách trong hoạt động du lịch”.

Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Hàng hĩa và dịch vụ du lịch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3.3.2. Phân loại

Cĩ hai loại sản phẩm du lịch cơ bản:

- Sản phẩm du lịch hữu hình, tồn tại ở dạng vật thể như : đồ lưu niệm, các mĩn ăn, đồ uống khách du lịch sử dụng trong nhà hàng,...

- Sản phẩm du lịch vơ hình, tồn tại ở dạng phi vật thể và chỉ cĩ thể biết được thơng qua cảm nhận của khách du lịch. Dạng sản phẩm này mang tính dịch vụ bao gồm:

 Dịch vụ lưu trú và các dịch vụ bổ sung ở các cơ sở lưu trú;

 Các dịch vụ của các tổ chức du lịch;

 Dịch vụ giải trí cơng cộng ở các cơ sở du lịch;

 Dịch vụ lưu trú chữa bệnh và các dịch vụ tắm nghỉ gắn liền với nĩ;

 Các dịch vụ của các cơ sở thể thao;

 Các dịch vụ vận tải du lịch;

 Các dịch vụ và hàng hố được bán ở cơ sở du lịch ngồi dịch vụ cơ bản: làm đẹp, cắt tĩc...

1.3.3.3. Đặc tính của sản phẩm du lịch Đối với sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch tồn tại ở dạng vơ hình (phi vật thể) là chủ yếu. Thành phần dịch vụ trong sản phẩm du lịch thường chiếm tới 80% - 90% về giá trị, cịn sản phẩm là hàng hố chiếm tỷ trọng khá nhỏ.

Sản phẩm du lịch được tạo ra căn bản nhờ yếu tố tài nguyên du lịch, vì vậy sản phẩm du lịch khơng thể dịch chuyển được. Khác với sản phẩm của các hàng hĩa tiêu dùng thơng thường, khách du lịch bắt buộc phải tìm đến nơi cĩ sản phẩm du lịch. Đặc điểm này cho thấy sản phẩm du lịch là rất đặc biệt nhưng cũng là một trong những nguyên nhân gây khĩ khăn cho các nhà kinh doanh du lịch trong việc tiêu thụ sản phẩm. Phần lớn quá trình tạo ra sản phẩm và tiêu dùng sản phẩm trong hoạt động du lịch là trùng nhau về cả khơng gian cũng như thời gian. Sản phẩm du lịch khơng thể lưu kho, cất trữ như sản phẩm của các hàng hố thơng thường.

Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch thường khơng diễn ra đều đặn, mà cĩ thể chỉ tập trung vào một thời điểm nhất định như cuối tuần, trong ngày (với hoạt động phục vụ ăn uống trong nhà hàng), trong mùa (với các sản phẩm du lịch ở các địa phương cĩ mùa du lịch),... Do đĩ, hoạt động du lịch thường mang tính mùa vụ khá rõ rệt và đây cũng là

một trong những khĩ khăn cho việc tổ chức hoạt động kinh doanh.

Đối với dịch vụ du lịch

Dịch vụ du lịch cĩ những đặc điểm như tính phi vật chất, tính trùng khớp thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng dịch vụ du lịch, tính khơng chuyển đổi quyền sở hữu dịch vụ, đặc tính của khách hàng khi tham gia tiêu dùng sản phẩm du lịch, tính tổng hợp cao... Dưới đây, chúng ta sẽ nghiên cứu chi tiết từng đặc tính của dịch vụ du lịch:

Tính trùng khớp thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng dịch vụ du lịch. Đối với dịch vụ du lịch thì gần như thời gian sản xuất ra sản phẩm du lịch trùng khớp

với thời gian tiêu dùng sản phẩm. Do tính đồng thời, trùng khớp như trên nên sản phẩm dịch vụ du lịch khơng thể lưu kho được. Cho nên việc tạo ra sự ăn khớp giữa cung và cầu trong du lịch là hết sức quan trọng.

Tính phi vật chất

Đây là tính chất quan trọng nhất của sản xuất dịch vụ du lịch. Khách du lịch chỉ cĩ thể được sử dụng sản phẩm dịch vụ du lịch khi họ chính thức bắt đầu mua sản phẩm và thơng qua cảm nhận của họ, sản phẩm du lịch phi vật chất đĩ là hồn hảo, tốt hay khơng tốt. Đánh giá qua cảm nhận của khách hồn tồn do cảm nhận chủ quan của khách du lịch. Cho nên đối với du khách thì dịch vụ du lịch là trừu tượng khi mà họ chưa một lần tiêu dùng nĩ.

Khách du lịch đồng hành cùng quá trình tạo ra dịch vụ.

Mối quan hệ mật thiết giữa khách hàng và nhà sản xuất trong sự tác động qua lại này trong dịch vụ được khẳng định sự phụ thuộc vào mức độ làm nghề, khả năng cũng như ý nguyện của người tiêu dùng và người cung cấp dịch vụ. Ngồi ra, vai trị phục vụ của con người đĩng một vai trị rất quan trọng cho việc tạo nên ấn tượng tốt, xấu trong cảm giác, sự tin tưởng, tình thân thiện về cá nhân, mối liên kết và những mối quan hệ trong dịch vụ được coi trọng hơn như khi mua những hàng hố tiêu dùng khác.

Một khách du lịch cĩ được một ấn tượng rất tốt đẹp về chuyến đi của họ khơng cĩ nghĩa là thứ tạo nên ấn tượng đĩ là vẻ đẹp thiên nhiên, sự sang trọng của khách sạn, những mĩn ăn ngon và những trị tiêu khiển, giải trí hấp dẫn, mà cịn là sự hài lịng, sự thoả mãn sau một chuyến đi với những điều kiện dịch vụ tuyệt hảo, sự tận tình, chu đáo và thân thiện của những người phục vụ trong suốt cuộc hành trình,...

Tính khơng chuyển đổi quyền sở hữu dịch vụ

Đĩ là sự khác biệt rõ nét nhất với các hàng hố vật chất thơng thường mà con người hàng ngày vẫn tiêu dùng, sử dụng. Đối với dịch vụ khi được thực hiện thì khơng cĩ quyền sở hữu nào được chuyển từ người bán sang người mua. Người mua chỉ là đang mua quyền đối với tiến trình dịch vụ. Chẳng hạn, khi đi du lịch, khách du lịch được ở trong những khách sạn sang trọng, được sử dụng phương tiện vận chuyển để đi lại, được chơi các trị chơi giải trí hấp dẫn, được thoải mái tắm và nghỉ ngơi trên bãi biển nhưng trên thực tế họ khơng cĩ quyền sở hữu đối với chúng.

Tính khơng thể di chuyển của dịch vụ du lịch

Vì các cơ sở du lịch vừa là nơi sản xuất, vừa là nơi cung ứng dịch vụ nên dịch vụ du lịch thuộc loại khơng di chuyển được, khách muốn tiêu dùng dịch vụ thì phải đến các

cơ sở du lịch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tính thời vụ của dịch vụ

Dịch vụ cĩ đặc trưng rất rõ nét ở tính thời vụ, ví dụ các khách sạn ở các khu nghỉ mát thường vắng khách vào mùa đơng nhưng lại rất đơng khách vào mùa hè, các nhà hàng trong khách sạn thường đơng khách ăn vào trưa hoặc chiều tối, hoặc các khách sạn gần trung tâm thành phố thường đơng khách vào ngày nghỉ cuối tuần.

Chính đặc tính cầu cao điểm của dịch vụ dẫn đến tình trạng cung cầu dịch vụ dễ mất cân đối vừa gây lãng phí cơ sở vật chất lúc trái vụ và chất lượng dịch vụ cĩ nguy cơ giảm sút khi gặp cầu cao điểm. Vì vậy, các đơn vị thường đưa ra các chương trình khuyến mại khách đi nghỉ trái vụ khi cầu giảm hoặc tổ chức quản lý tốt hàng chờ khi

cầu cao điểm.

Tính trọn gĩi của dịch vụ du lịch

Dịch vụ du lịch thường là dịch vụ trọn gĩi bao gồm: các dịch vụ cơ bản, dịch vụ bổ sung và dịch vụ đặc trưng:

- Dịch vụ cơ bản: là những dịch vụ chính mà nhà cung ứng du lịch cung cấp cho

khách hàng nhằm thoả mãn nhu cầu cơ bản, khơng thể thiếu được với khách hàng như: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ phịng, dịch vụ nhà hàng, v.v...

- Dịch vụ bổ sung: là những dịch vụ phụ, cung cấp cho khách hàng nhằm thoả

mãn các nhu cầu khơng bắt buộc như dịch vụ cơ bản nhưng phải cĩ trong chuyến hành trình.

- Dịch vụ đặc trưng: là những dịch vụ thoả mãn nhu cầu đặc trưng của du khách

như tham quan, tìm hiểu, vui chơi giải trí, v.v... Việc thoả mãn các nhu cầu này cũng chính là nguyên nhân và là mục đích của chuyến du lịch. Tính chất trọn gĩi của dịch vụ du lịch xuất phát từ nhu cầu đa dạng và tổng hợp của du khách. Mặt khác nĩ cũng địi hỏi tính chất đồng bộ của chất lượng dịch vụ.

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch

Sự phát triển của du lịch dựa trên sự phát triển của hàng loạt các điều kiện khách quan. Một số điều kiện thì tác động đến sự phát triển của du lịch nĩi chung, cịn một số điều kiện khác thì tác động đến sự phát triển du lịch của từng vùng, từng địa phương. 1.4.1. Điều kiện chung

1.4.1.1. Thời gian nhàn rỗi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của du khách nội địa khi đến du lịch ở phú quốc (Trang 26)