7. Kết cấu của luận văn
3.1.3.1. Sơ lược về lịch sử phát triển Phú Quốc
Sơ lược về lịch sử phát triển của Phú Quốc bao gồm 3 thời kỳ cơ bản như sau: Phú Quốc thời phong kiến:
Được bắt đầu vào đầu thế kỷ 18 khi Mạc Cửu, một viên quan Trung Quốc, bị nhà Thanh truy bức đã cùng gia tộc lánh nạn và khai khẩn miền đất Hà Tiên và xin được Việt Nam bảo hộ chống lại Xiêm La vào năm 1715.
Trong giai đoạn 1771 - 1802 chúa Nguyễn Ánh (tức Gia Long) đã nhiều lần nương náu tại Phú Quốc mỗi khi bị quân Tây Sơn đánh đuổi. Năm 1810, sự cai trị của họ Mạc kết thúc, Hà Tiên và các đảo phụ cận được tổ chức thành Trấn. Hiện nay trên đảo Phú Quốc cịn một số di tích liên quan đến giai đoạn lịch sử phát triển này.
Phú Quốc thời Pháp thuộc:
Năm 1874, nhà Nguyễn ký Hiệp ước nhường quyền cai trị cho Pháp đối với 6 tỉnh Nam Kỳ, trong đĩ cĩ Hà Tiên. Trong thời gian khởi nghĩa chống lại ách cai trị của thực dân Pháp, nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực đã nhiều lần đến Phú Quốc. Những di tích về hoạt động của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực thời kỳ này cịn được lưu giữ cho đến nay.
Dưới thời kỳ Pháp thuộc, giữa các chính quyền thực dân ở Campuchia và ở Nam Kỳ đã cĩ sự tranh chấp về quyền thu thuế trên biển trong vịnh Thái Lan. Để xử lý về vấn đề này, ngày 31/1/1939, Tồn quyền Pháp Brévié đã cĩ văn bản số 867 - API quy định
một đường phân giới hành chính để phân chia vùng biển, theo đĩ "tất cả các đảo nằm
ở phía Nam đường này, kể cả tồn bộ đảo Phú Quốc sẽ tiếp tục đặt dưới quyền hành chính của Xứ Nam Kỳ. Cần phải hiểu là đường giới tuyến vạch ra như vậy chạy vịng qua phía Bắc đảo này 3km".
Phú Quốc sau năm 1954:
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nhiều chiến sĩ cách mạng, dân quân du kích và bộ đội ta đã bị địch giam cầm tại đảo và đến kháng chiến chống Mỹ, ngụy quyền Sài Gịn đã mở rộng trại giam thời Pháp thuộc thành nhà tù Phú Quốc khét tiếng tàn bạo. Sau Hiệp định Genève, chính quyền Campuchia đã nhiều lần nêu vấn đề và thương lượng về chủ quyền các đảo trong vịnh Thái Lan với chính quyền Sài Gịn và Mặt trận Giải phĩng Miền Nam Việt Nam, tuy nhiên đã khơng đạt được kết quả.
Ngày 4/5/1975, Khơ Me Đỏ dùng vũ lực hịng chiếm đảo Phú Quốc và Thổ Chu nhưng đã thất bại.
Ngày 7/7/1982, hai Chính phủ Việt Nam và Campuchia đã ký Hiệp định tạo ra “vùng nước lịch sử chung”, thực thi quản lý chung hoạt động đánh bắt cá, theo đĩ các đảo phía Bắc đường Brévié thuộc Campuchia, cịn các đảo phía Nam đường này, bao gồm cả đảo Phú Quốc, thuộc Việt Nam.