Tài nguyên du lịch tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của du khách nội địa khi đến du lịch ở phú quốc (Trang 37 - 38)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.2.2.Tài nguyên du lịch tự nhiên

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch

1.4.2.2.Tài nguyên du lịch tự nhiên

Vị trí địa lý: Cĩ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của du lịch. Nếu điểm đến du lịch nằm ở khu vực kinh tế phát triển, cĩ điều kiện giao thơng thuận tiện thì sẽ cĩ sức hấp dẫn đối với du khách. Ngược lại, điểm đến du lịch nằm ở vị trí khơng thuận lợi sẽ hạn chế lượng du khách. Tuy nhiên, vận tải hàng khơng phát triển đã phần nào khắc phục được những bất lợi do khoảng cách xa đem lại trong thời buổi hiện nay.

Địa hình: Địa hình hiện tại của bề mặt trái đất là sản phẩm của các quá trình địa chất lâu dài (nội sinh, ngoại sinh). Trong chừng mực nhất định, mọi hoạt động sống của con người trên lãnh thổ đều phụ thuộc vào địa hình. Đối với hoạt động du lịch, địa hình của một vùng đĩng một vai trị quan trọng với việc thu hút khách.

Địa hình Đồng bằng tương đối đơn điệu về ngoại cảnh nhưng là nơi tập trung tài nguyên du lịch nhân văn, đặc biệt là các di tích lịch sử văn hố và là nơi hội tụ các nền văn minh của lồi người.

Địa hình đồi thường tạo ra khơng gian thống đãng, nơi tập trung dân cư tương đối đơng đúc, lại là nơi cĩ những di tích khảo cổ và tài nguyên văn hĩa, lịch sử độc đáo, tạo khả năng phát triển loại hình du lịch tham quan theo chuyên đề.

Địa hình núi cĩ ý nghĩa lớn nhất đối với phát triển du lịch, đặc biệt là khu vực thuận lợi cho tổ chức du lịch mùa đơng, và các loại hình du lịch thể thao như leo núi, du lịch sinh thái,... Địa hình bờ bãi biển là nơi tiếp xúc giữa đất liền và biển. Do quá trình bồi tụ sơng ngịi, các đợt biển tiến và lùi, thủy triều,.v.v… đã tạo ra nhiều bãi tắm đẹp, thích hợp với loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển.

Khí hậu: Là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển du lịch, nĩ tác động tới du lịch ở hai phương diện: việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc hoạt động dịch vụ du lịch và là một trong những nhân tố chính tạo nên tính mùa vụ du lịch . Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới ẩm, giĩ. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 220C - 270C, tổng số giờ nắng 1.400 giờ. Điều đĩ cho thấy các bãi biển luơn chan hịa ánh nắng và thu hút một lượng khách trong nước và quốc tế đến đến nghỉ dưỡng, chủ yếu là vào mùa hè. Tuy nhiên, khí hậu Việt Nam cũng cĩ sự phân hĩa phức tạp về mặt khơng gian và thời gian tạo nên tính mùa vụ du lịch và tạo nên những loại hình du lịch thích hợp, phụ thuộc vào thời gian.

Tài nguyên nước: bao gồm nước chảy trên bề mặt và nước ngầm. Đối với du lịch thì nguồn nước bề mặt cĩ ý nghĩa rất lớn. Nĩ bao gồm: đại dương, biển, hồ, sơng, hồ chứa nước nhân tạo, suối, karst, thác nước, suối phun,.v.v… Nhằm mục đích phục vụ du lịch, nước sử dụng tùy theo nhu cầu, sự thích ứng của cá nhân, độ tuổi và quốc gia. Việt Nam hiện cĩ hơn 2.000km đường bờ biển, do ảnh hưởng của chế độ thủy triều và sĩng mà dọc đất nước đã hình thành nhiều bãi tắm đẹp như Sầm Sơn (Thanh Hĩa), Nha Trang (Khánh Hịa),.v.v. . . thích hợp đối với du lịch nghỉ dưỡng và loại hình du lịch thể thao như lướt sĩng, khám phá đại dương ở Phú Quốc (Kiên Giang).

Hệ động thực vật: Đây là một tiềm năng du lịch đã và đang khai thác cĩ sức hấp dẫn lớn khách du lịch. Du khách đến với các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên để tham quan thế giới động thực vật sống động, hài hịa trong thiên nhiên để con người thêm yêu cuộc sống. Bên cạnh đĩ là việc phát triển loại hình du lịch nghiên cứu khoa học và du lịch thể thao săn bắn (phụ thuộc vào quy định từng vùng).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của du khách nội địa khi đến du lịch ở phú quốc (Trang 37 - 38)