Quan niệm mới về chất liệu – làm mới ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Những yếu tố hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương và Nguyễn Việt Hà (Trang 58)

Với tiểu thuyết hiện đại, M. Bakhtin cho rằng: “Những tiếng nói và ngôn ngữ khác nhau được đưa vào tiểu thuyết và ở đó chúng được tổ chức thành một hệ thống nghệ thuật hoàn chỉnh. Đó là một đặc điểm đặc trưng của tiểu thuyết” [19; 128].

Quan niệm mới về ngôn ngữ tiểu thuyết nói trên đã được các nhà văn đương đại Việt Nam, trong đó có Nguyễn Bình Phương áp dụng để tạo nên bức tranh đa màu sắc về ngôn ngữ trong tiểu thuyết. Nếu tiểu thuyết hiện đại là một bản giao hưởng nhiều cung bậc của giọng điệu thì bên cạnh đó còn là cuộc đối thoại của mọi loại ngôn ngữ. Trên cái nền chung ấy, cách xử lí của mỗi nhà văn trong tác phẩm lại khác nhau. Đây là những thử nghiệm của Nguyễn Bình Phương trong những cuốn tiểu thuyết của mình:

2.3.1.1 Giấc mơ và lời câm – những dạng thức đặc biệt của ngôn ngữ độc thoại:

Trong cuốn Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Đặng Anh

Đào khẳng định: “Độc thoại nội tâm và dòng tâm tư thuộc phạm vi ngôn từ của nhân

vật. Tuy nhiên, cũng không thể đối lập hoàn toàn nó với ngôn từ của người kể chuyện, nhất là trong những trường hợp người kể chuyện ở ngôi thứ nhất hoặc nhường lời cho nhân vật” [50; 70].

Với những tiểu thuyết có kết cấu dòng ý thức, ngôn ngữ độc thoại thường chiếm ưu thế do các nhân vật của tiểu thuyết thường nghĩ nhiều hơn nói, đồng thời cũng ít hành động. Độc thoại trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương đã mang màu sắc hiện đại. Những trạng thái mơ hồ, lộn xộn nhất của ý nghĩ nhân vật được nhà văn ghi lại một cách trung thành, không thêm bớt hay bình luận. Đặc biệt nhà văn đã khai thác khá thành công thứ ngôn ngữ độc thoại ở dạng thức đặc biệt của nó: giấc mơlời câm.

Lời câm là những lời không được thốt lên thành tiếng, tồn tại trong bề sâu ngôn ngữ của nhân vật, phản ánh những trạng thái khác nhau của tâm hồn nhân vật. Tuy nhiên lời câm thường hướng tới đối thoại với một nhân vật nào đó nên không hoàn toàn là ngôn ngữ độc thoại, hay nói khác đi, đó là một dạng đặc biệt của độc thoại.

Lời câm xuất hiện với mật độ dày đặc trong Thoạt kì thủy (15 lần/163 trang). Nội

dung những lời câm là những ám ảnh, là những khúc xạ của đời sống bên ngoài vào

tâm hồn điên loạn của Tính, đó là máu – trăng - bạo lực và cái chết. Ngôn ngữ trong những lời câm là thứ ngôn ngữ lộn xộn, đứt gãy, phi logic của kẻ điên; mặt khác nó diễn tả những trạng thái phong phú và có phần siêu thực, phi lý của sự vật và tâm trạng

qua góc nhìn độc đáo của người điên. Qua những ám ảnh trăng của Tính qua lời câm,

người đọc không chỉ được mục kích một thế giới trăng thật khác lạ qua ống kính của người điên, mà còn đồng hành cùng những xúc cảm điên loạn của nhân vật trước trăng.

Có thể kể ra trạng thái khiếp sợ, run rẩy “Nó đấy. Lạnh”, căm phẫn “Em đâm nát bét

mặt trăng của chúng nó ra”, khao khát “Đây, lại trăng nữa này…To đến thế là cùng. Sướng thật”, nhiều hơn cả là cảm giác run rẩy cô đơn, bất lực được diễn tả qua sự lặp

lại tới 6 lần của tính từ “lạnh”: “Lạnh lắm, mẹ ạ”, “Vàng vàng lạnh lạnh”, “Lạy mày

đừng vàng nữa, lạnh lắm”...

Bên cạnh lời câm, tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương còn quyến rũ người đọc

bởi đã tổ chức cho họ một cuộc thám hiểm vào lục địa của những giấc mơ. S. Freud đã

từng chia giấc mơ ra làm hai thành phần là “nội dung hiển hiện” và “nội dung tiềm ẩn”.

Như vậy, giấc mơ, một mặt là khoảng không gian vô bờ của trí tưởng tượng; mặt khác

vẫn chứa đựng bóng dáng cuộc đời thực, là hình ảnh khúc xạ của nội tâm nhân vật.

Tác giả Đoàn Cầm Thi cho rằng: “Văn học truyền thống, đặc biệt là văn học Việt

Nam ít quan tâm đến các giấc mộng. Nếu có, chúng thường chỉ được trình bày như sự trao đổi giữa con người với thế giới siêu nhiên, từ đó dẫn đến những điềm báo tiên tri”

[176]. Giấc mơ trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương là nơi biểu hiện của những gì thầm kín, bí mật, riêng tư nhất của mỗi cá nhân tức là sự khúc xạ của nội tâm nhân vật.

Thoạt kì thủy dành nhiều trang để tả những giấc mơ của Tính và Hiền. Cũng như đối với lời câm, Nguyễn Bình Phương không “can thiệp” gì vào chúng, không bình luận hay giải thích, tuyệt đối tôn trọng thứ ngôn ngữ riêng của giấc mơ, đó là thứ ngôn

ngữ mà âm thanh và hình ảnh được lắp ghép một cách phi lý. Giấc mơ của Tính: “tự dưng thấy núi Hột đến, lừng lững choán hết tất cả. Nặng, khó thở. Người điên cười u ú, răng nhe ra (…) Bố cười, huơ chai rượu đòi nhốt Tính vào trong. Tính sợ, thét lên.”

[216; 165]. Hoặc là: “Sông Cái biến thành cái lưỡi, liếm khắp mặt ông Điện (…) Ông

Điện xọc dao vào cổ lợn. Lợn kêu, hóa thành ông Khoa” [216; 165]. Và: “…Máu lênh láng tràn từ núi xuống dìm ngập đất. Thằng bé cười ằng ặc… Đá vỡ, nổ to như sấm”

[216; 166]. Hay những: “Con đường sâu hun hút (…) một con dao chọc tiết lơ lửng giữa trời. Có tiếng gào rất to” [216; 165]... Đó là cơn ác mộng được khúc xạ từ những hình ảnh đầy bạo lực từ cuộc sống bên ngoài vào con mắt của một người điên. Ở đây, cái phi lý được “hợp lí hóa” bằng ngôn ngữ của giấc mơ.

Bên cạnh đó, những giấc mơ của Hiền cũng không kém phần ma mị: “Hiền mặc

áo mới đi tìm rau vừng, thấy một con trâu mặt người chạy ra. Sợ, thét lên” [216; 166]/

Lúc khác, “Trong sương thấp thoáng một cái tai cưỡi trên lưng trâu thong thả đi. Cái

tai trong suốt. Hiền thấy cái tai ngoảnh về phía mình. Sợ, chạy về. Vấp ngã” [216; 167]/ “Một ông râu rậm rơi từ đâu xuống… Người cởi trần, đóng khố. Ông ta nhìn Hiền, cười (…) Hiền chạy tìm nghe tiếng nói buồn rầu, yếu ớt: Tôi khổ lắm. Hỏi Khoa thì biết” [216; 167]... Ngay cả Hiền cũng bị ám ảnh bởi những hình ảnh cuộc sống điên loạn, ma quái ở xung quanh mình. Gột đi lớp vỏ kì ảo của ngôn ngữ, ta nhận thấy những khát khao nhục dục của nhân vật này, những khát khao đầy ẩn ức không được giải tỏa, in hằn trên những nếp nhăn vỏ não, đọng lại trong mơ.

Các tiểu thuyết Người đi vắngTrí nhớ suy tàn, nhà văn sử dụng giấc mơ làm

ngôn ngữ để biểu đạt tâm linh. “Trong giấc ngủ có những giấc mơ giống như trong biển có những con ốc nhỏ rụt rè kín đáo” [217; 52]. Ngôn ngữ của giấc mơ ở đây mang tính biểu tượng sâu sắc: “Người đàn bà áo vàng đang tan dần, từng bộ phận, từng lớp, từng chi tiết bị xóa nhòa không cứu vãn được” [217; 31]. Chơi vơi giữa nhớ và quên là tâm trạng thường trực của cô gái và ám ảnh ấy in hằn cả trong tiềm thức.

Người ta nói rằng, Nguyễn Bình Phương là tiểu thuyết gia đầu tiên của Việt Nam đã triển khai và đẩy xa cuộc thăm dò vào địa hạt của vô thức một cách có hệ thống.

Cũng có thể nói: giấc mơlời câm chính là thứ phương tiện đắc dụng cho cuộc thăm

giải mã thế giới vô thức, góc sâu kín trong tâm hồn nằm ngoài vòng kiểm soát của con người xuất phát từ cách tiếp cận đời sống và con người bằng cảm thức hậu hiện đại.

Một phần của tài liệu Những yếu tố hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương và Nguyễn Việt Hà (Trang 58)