Giọng trễ nải, rời rạc

Một phần của tài liệu Những yếu tố hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương và Nguyễn Việt Hà (Trang 74)

Như đã nói, một trong những đặc trưng nổi bật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương là kết cấu không gian – thời gian đồng hiện. Thời gian dường như ngưng đọng, nhỏ giọt trong kí ức của nhân vật. Không gian trong tiểu thuyết có gì đó thật lạ: vừa cổ kính thâm nghiêm, vừa hoang sơ bí ẩn, vừa là không gian thực, vừa là không gian tâm lí, không gian của ảo giác. Trong một không gian, thời gian như vậy, nhịp điệu trần thuật sẽ không thể dồn dập, hối thúc mà thường chậm rãi, trầm buồn. Tất cả những điều đó đã tạo ra giọng trễ nải, rời rạc trong tác phẩm. Sự trễ nải đến ngay từ bề mặt ngôn từ. Các câu văn ngắn đứng cạnh nhau trong mối quan hệ đẳng lập, một mặt tạo ra hiệu ứng nhanh về tốc độ của thông tin, mặt khác lại tạo ra cảm giác đều đều, chậm và buồn. Đặc biệt, nhiều câu văn mang dáng dấp văn biền ngẫu, với nhiều thanh bằng:

“Sông Cái biến thành cái lưỡi, liếm khắp mặt ông Điện Rắn bò lúc nhúc dưới chân, Tính chạy, nhưng không được

Ông Điện xọc dao vào cổ lợn. Lợn kêu, hóa thành ông Khoa” [216; 165].

Cái trễ nải toát lên từ cảnh vật. Nguyễn Bình Phương rất hay miêu tả cảnh hoàng

hôn và những cảnh tranh tối tranh sáng. Ở Những đứa trẻ chết già là chiếc xe trâu đi

trong “hoàng hôn rề rà, trải dài, trải dài và se lạnh”, thả những âm thanh nặng nề,

buồn bã vào thinh không: “Lọc cọc. Lọc cọc. Lọc cọc…” [218; 98]. Ở Người đi vắng

là hoàng hôn của những trẻ trâu với những lùm cậm cam trên bãi tha ma [215; 171], là những cánh ngọc lan lặng lẽ rơi trong chiều, con ngựa nhẩn nha gặm cỏ bên bờ dậu trong tiếng lá bạch đàn xào xạc, tiếng mọt rào rào nghiến ngấu trong ngôi nhà cụ Điển… Ngay cả hoàng hôn của phố phường Hà Nội cũng chỉ là “người và đèn trôi nổi” [217; 33], là “những dòng người xa lạ mỏi mệt”… Đó là thời điểm con người từ giã công việc của một ngày để bắt đầu đối diện với chính mình, đối diện với nỗi cô đơn.

Sự trễ nải rời rạc biểu hiện rõ nhất qua nhân vật. Thế giới nhân vật của Nguyễn Bình Phương thường lặng lẽ, ít nói ít cười, nói năng chậm rãi, nhiều khi vô vị. Trái lại cuộc sống bên trong của họ lại mang nhiều ám ảnh, họ sống nhiều với cái tiềm thức, vô thức, phiêu du trong những dòng suy tưởng bất tận. Ngay cả nhân vật được mệnh danh

là “sát thủ” như Tính (Thoạt kỳ thủy) cũng suốt đời trôi dạt trong những lời câm hay

Một phần của tài liệu Những yếu tố hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương và Nguyễn Việt Hà (Trang 74)