Khuynh hướng tiếp cận con người trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương

Một phần của tài liệu Những yếu tố hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương và Nguyễn Việt Hà (Trang 43)

không xây dựng nhân vật điển hình” để đi tìm hướng đi riêng, qua đó bộc lộ những góc nhìn mới về con người đương đại.

2.2.1 Khuynh hướng tiếp cận con người trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương Phương

Cơ sở xã hội làm nền tảng cho sự phản ánh của tiểu thuyết hôm nay là đời sống đương đại khốc liệt, con người không tìm thấy chỗ đứng và luôn đi tìm ý nghĩa tồn tại đích thực. Cảm quan đời sống mang nặng dấu ấn của sự hoài nghi đã chi phối mạnh mẽ tới sự tiếp cận và tái hiện con người trong đời sống hiện thực của nhà văn.

Một mặt nhà văn luôn nỗ lực trong việc phản ánh đời sống con người, mặt khác lại cố gắng làm cho người đọc phải nghi ngờ về tính có thật của hiện thực ấy để có sự suy ngẫm sâu sắc hơn, từ đó khám phá ra những điều mà nhà văn muốn đề cập tới.

Ở tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương hiện lên một kiểu cảm quan đời sống đặc thù ghi đậm cơn khủng hoảng niềm tin của nhà văn vào con người và cuộc đời. Nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương bị "quăng" vào một cuộc sống bầm dập, thác loạn, vào một hiện thực nham nhở, vàng úa và hoàn toàn bị động trước những biến ảo của cuộc đời. Để nhân vật quẫy đạp trong đời sống hiện thực phồn tạp, Nguyễn Bình Phương cảm nhận thấm thía sự nhỏ bé, cô đơn đến cùng cực của con người giữa cuộc đời. Bên cạnh đó, nhà văn đặt ra một cách nhức nhối vấn đề thân phận con người, thể hiện sự lo lắng trước tình trạng sụt giảm nhân tính, nhân tình của con người hôm nay và sự băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống trong đời sống đương đại.

Trong thời kì đổi mới của văn học, cùng với quá trình dân chủ hóa mọi mặt của đời sống, tiểu thuyết đã không ngần ngại miêu tả yếu tố sắc dục, tình yêu nhục thể - những cái thuộc về đời sống bản năng của con người. Nguyễn Bình Phương là nhà văn có sự nhạy cảm đặc biệt đối với vấn đề này. Trong tác phẩm của mình, nhà văn chú ý thể hiện con người với bản chất tự nhiên vốn có. Yếu tố này trở thành đối tượng để nghiền ngẫm, miêu tả chứ không phải thước đo nhân cách, là cơ sở để lí giải cho các biến động tâm lí. Nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, vì thế, luôn sống trong sự giằng xé, trong "cuộc vật lộn" để trở thành con người đích thực.

Văn chương hiện đại và hậu hiện đại thế giới, đời sống tâm linh của con người là vẫn đề được các nhà văn đặc biệt quan tâm khám phá và tái hiện. Đời sống tâm linh là lĩnh vực khiến cho con người có khả năng "vượt ra ngoài giới hạn của toàn bộ cái hiện hữu" [19; 292]. Quan niệm về tính phức tạp và bí ẩn của con người đã dẫn dắt nhà văn đi tìm "con người bên trong con người". Với xu hướng mở rộng biên độ hiện thực và khát khao tìm kiếm, khẩn hoang những vùng đất bí ẩn trong miền sâu thẳm của con người, tác giả góp phần làm phong phú cấu trúc nhân cách của nhân vật, hình thành một quan niệm nghệ thuật toàn diện về con người.

Một phần của tài liệu Những yếu tố hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương và Nguyễn Việt Hà (Trang 43)