Nhân vật bị “mờ hóa” chân dung

Một phần của tài liệu Những yếu tố hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương và Nguyễn Việt Hà (Trang 96)

Cùng cách thức xây dựng nhân vật với Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà không chú tâm vào việc ghi dấu ấn của nhân vật vào tâm trí người đọc bằng một cái

tên, một ngoại hình hay một tính cách đầy đặn. Nhân vật của anh có tên nhưng những cái tên ấy trung tính, không gợi điều gì về đối tượng miêu tả. Những cái tên như Hoàng, Thủy, Nhã, Tâm, Trần Bình, Lâm, Sáng, Phượng…(Cơ hội của Chúa); Vũ,

Cẩm My, Bạch (Khải huyền muộn) ta có thể gặp bất cứ đâu trong cuộc sống, nó không

có gì đặc biệt. Ta hoàn toàn có thể thay thế tên gọi khác cho nhân vật mà không làm ảnh hưởng đến ý nghĩa nghệ thuật mà chúng đảm nhiệm. Có những nhân vật không có tên mà chỉ được gọi với một đặc điểm nào đó như anh thanh niên, anh chàng Nghệ Tĩnh (Khải huyền muộn). Có những nhân vật mang tên nhưng có lúc không được gọi

bằng tên mà gọi bằng một cảm nhận hay ấn tượng của người đối diện. Lâm trong

hội của Chúa được Hoàng gọi bằng những cái tên đầy mỉa mai: gã Rô mê ô cũ kỹ; sở khanh mang học hàm phó tiến sĩ; professeur [221; 51]; Lúc mới gặp, Cẩm My cũng chỉ biết gọi Vũ là: người đàn ông, trung niên, anh ta.

Đặc biệt có những nhân vật xuất hiện trong tác phẩm chỉ xưng em hoặc tôi như

nhân vật làm nguyên mẫu cho nhân vật Cẩm My trong tiểu thuyết Khải huyền muộn.

Nguyễn Việt Hà cũng đã cho nhân vật giải thích rõ điều này: Cẩm My là tên anh ta đặt

cho nhân vật nữ, nghĩa là đặt cho tôi. Thế tôi tên thật là gì anh đã biết chưa. Anh nói chuyện ấy không quan trọng. Anh nhớ có một lần, hình như năm ngoái báo chí đã gọi đó là á hậu Nguyễn Cẩm My [220; 7].

Mặt khác, khi “mờ hóa” chân dung, ngoại hình nhân vật cũng không còn là đối tượng được chú ý miêu tả mà chỉ còn là những nét phác thảo giản đơn. Kể cả các nhân vật xuất hiện với tần số cao cũng không được nhà văn đặc tả. Đọc tiểu thuyết ta thấy

Hoàng trông đẹp trai như thế nào ấy; Thủy là hoa khôi của cả khóa [221; 14]; Nhã có

vẻ đẹp đầy sắc sảo trí thức [221; 14]; Tâm có khuôn mặt đàn ông [221; 29]; Trần Bình

trắng trẻo, là phiên bản của các tài tử nam đóng vai chính trong những phim lãng mạn Hồng Kông [221; 13]; Lâm khuôn mặt đẹp, đa cảm và rất trí thức [221; 44]; Cẩm My

trẻ, xinh, quyến rũ; Vũ là một trung niên khoảng 45 tuổi;…khuôn mặt thông minh, sang trọng [220; 115]… nhưng để hình dung cụ thể những nét ngoại hình đó thì thật khó.

Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, vì vậy, hiện lên như là những cảm nhận, những ấn tượng chứ chưa phải là những nét vẽ cụ thể khiến người đọc có thể

hình dung ngay diện mạo. Tuy nhiên, nhà văn đã điểm ra những nét đặc trưng nhất thể hiện bản chất của từng đối tượng.

Với Trần Bình và Lâm, hai đại diện của tầng lớp trí thức mới, Nguyễn Việt Hà đã

đặc biệt chú ý đến cặp kính trắng, tiêu biểu cho cả hai khuôn mặt, hai tâm hồn phức

tạp:

- Hoàng bắt tay phiên bản các tài tử nam đóng vai chính trong các phim lãng mạn Hồng Kông. Trắng trẻo. Sống mũi thẳng rất hợp vớikính Tây Đức. [221; 13]

- Hoàng mặc bộ sport của hãng adidas ra mở cửa. Cặp kính trắng lộ vẻ ngạc nhiên nhìn Hoàng…[221; 220].

Điều đặc biệt là không phải chỉ người kể chuyện ẩn danh mới chú ý tới cặp kính

trắng trên khuôn mặt của Trần Bình và Lâm mà bất cứ nhân vật nào nắm vai trò kể chuyện cũng nhắc đến đặc điểm này:

- Người Nhã yêu là một giáo vên của trường. Khuôn mặt đẹp, đa cảm và rất trí thức. Hắn lừa được cả Nhã và Hoàng chứng tỏ giỏi thế nào. Qua cặp kính trắng hắn

cố tạo ra cái nhìn “thẳng thắn”[221; 44].

- Professeur bước ra sắc mặt trắng toát lẫn vàomắt kính, không kịp chào Hoàng, chuồn thẳng [221; 51].

- Anh ta đã nhìn thấy tôi, mắt dài thêm ra vài đốt,cái kính trắngnhìn chăm chăm

[221; 79].

Cặp kính trắng như một trang sức hữu hiệu để bộc lộ vẻ trí thức đã trở thành một thứ vỏ bọc che đậy sự giả dối, khốn nạn của nhân vật. Là bạn nhưng Tâm đã phải chửi

thẳng vào mặt Trần Bình Mày khốn nạn có gien Bình ạ [221; 350]; Là một người đã

từng yêu Lâm tha thiết nhưng cuối cùng Nhã cũng cay đắng nhận ra rằng Lâm làm tôi

ghê tởm vì sớm bộc lộ sự hèn hạ [221; 235]; rằng thực chất anh ta là một thằng đểu lỗi lạc.

Còn với Hoàng, một nhân vật được nhiều nhân vật khác yêu mến, Nguyễn Việt Hà cũng không dày công miêu tả những nét đáng mến của anh mà chỉ chú ý đến một

đặc điểm trên khuôn mặt gây ấn tượng: nụ cười. Nhưng đó chỉ là vài chi tiết: Hoàng

ấy cũng chính là biểu hiện của một tâm hồn trong sáng, không lừa lọc, thủ đoạn; nó đem đến niềm tin, sự lạc quan về con người.

Với những quan chức đáng trọng như Vũ, Nguyễn Việt Hà lại chú ý đến mái tóc

muối tiêu; vết nhăn trên chán cái nhíu mày. Một vài nét đó đã gợi lên trong mắt Cẩm My cùng người đọc ấn tượng về một con người sâu sắc, từng trải, đáng tin cậy. Vũ khiến cho nhiều người trọng nhưng cùng nhiều người sợ anh. Anh không bị lẫn vào đám quan chức háo danh, luôn kiểu cách làm ra vẻ ta đây. Những nét ngoại hình tuy rất sơ lược về Vũ khiến cho người ta nghĩ nhiều hơn về một nhân vật với nhiều suy tư, day dứt, phảng phất nét đau đớn [220; 115].

Với nhân vật “nhà văn”, Nguyễn Việt Hà lại để lại ấn tượng trong lòng người đọc

về một khuôn mặt trầm trầm lạnh lẩn quẩn khói thuốc, ngón tay dài và xanh xao, mái

tóc chơm chớm muối tiêu. Đó là ấn tượng về một cuộc sống thanh sạch chìm trong nhiều nỗi suy tư về con người và cuộc đời.

Như vậy, việc “mờ hóa” chân dung là một nét mới trong nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà. Tuy nhiên, nếu "ở phương tây, từ những năm đầu của thế kỉ XX người ta đã chứng kiến sự biến mất của tính cách, thì với Nguyễn Việt Hà, phạm trù nghệ thuật này vẫn là công cụ chủ yếu để anh xây dựng bức tranh đời sống của mình" [155; 423]. Nhưng trung tâm của sự miêu tả đã hướng vào nội tâm, dòng ý thức của nhân vật. Do vậy, nhân vật của nhà văn ám ảnh người đọc bởi chiều sâu suy tư của con người và đặt ra vấn đề mới trong cách tiếp cận tác phẩm văn học. Nhân vật như một “đề án mở”, mỗi độc giả khi đến với tiểu thuyết đều có quyền xây dựng và hoàn thiện nhân vật cho riêng mình.

Một phần của tài liệu Những yếu tố hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương và Nguyễn Việt Hà (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)