Những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong xây dựng nhân vật tiểu thuyết

Một phần của tài liệu Những yếu tố hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương và Nguyễn Việt Hà (Trang 44)

thức trong điên loạn, về giấc mơ và những ám ảnh của con người được nhà văn tái hiện phong phú với những biểu hiện phức tạp. Qua đó nhà văn cảm nhận sâu sắc tình trạng bất an, sự hoài nghi và bất lực của con người trước cuộc sống thực tại. Không mong muốn đi tìm câu trả lời cho cuộc sống bên trong bí ẩn của con người song Nguyễn

Bình Phương đã đem lại cho người đọc "tinh thần hoài nghi và niềm khao khát đi tìm

chân lí, đánh thức trực giác, tâm linh trong chiều sâu không cùng của bản thể con người" [30; 114].

Tóm lại, tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương có sự dung hợp của ba góc độ tiếp cận con người: đời sống hiện thực phồn tạp, đời sống bản năng tự nhiên và đời sống tâm linh. Đó là hệ quả của kiểu cảm quan về đời sống và con người mang đậm màu sắc hậu hiện đại mà nhà văn đã ảnh hưởng một cách tự giác và tự nhiên. Sự dung hợp này tạo nên một "bảng hòa sắc kì dị giữa các gam màu, ảo và thực, trong sáng và đen tối", "bản hòa âm lạ lùng giữa tiếng nói ngọt ngào mê lịm từ thăm thẳm tâm linh với những tiếng gầm gào đầy bạo lực và mánh lới của cuộc mưu sinh thường nhật" [219; 7] làm nền cho thế giới nhân vật phong phú và phức tạp của nhà văn xuất hiện.

2.2.2 Những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong xây dựng nhân vật tiểu thuyết thuyết

2.2.2.1 Làm mờ hóa hay “vô danh hóa” nhân vật

Nếu nhân vật trong tiểu thuyết truyền thống là một tập hợp các đặc điểm về tên tuổi, ngoại hình, tính cách sắc nét, gây ấn tượng khó quên trong lòng người đọc và có

sự khu biệt rõ ràng giữa nhân vật này với nhân vật khác thì tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương lại không cho ta một hình dung cụ thể về nhân vật.

Nhân vật của Nguyễn Bình Phương hòa lẫn, chìm ngập vào đám đông, một đám đông cũng mờ mờ tỏ tỏ, nhân thân không rõ ràng, giọng nói thiếu âm sắc, nói năng hành động đấy mà tâm hồn để tận đâu đâu. Con người không còn chiếm vị trí độc tôn trong tác phẩm mà hòa lẫn vào thế giới đồ vật nhưng không phải để giao hòa, tri kỉ như trước mà như những thực thể cô đơn được xếp cạnh nhau trong im lặng và nhập nhòa tối sáng. Nhân vật bị làm mờ nhòe đi, thậm chí bị “vô danh hóa”.

Sự mờ ảo về nhân thân thể hiện ngay từ cái tên, vốn được xem là yếu tố vừa định danh, vừa gợi mở những đặc điểm về nhân vật mà nhà văn muốn miêu tả. Những cái

tên như Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng – Nguyễn Minh Châu), Hồng Mai (Huế mùa

mai đỏ - Hữu Mai)… thường gắn với những biểu tượng đa nghĩa của tác phẩm. Ngược lại, nhân vật của Nguyễn Bình Phương thậm chí còn không có tên, chẳng hạn như nhân

vật “Ông” (Những đứa trẻ chết già) hay cô gái xưng “em” (Trí nhớ suy tàn), bên cạnh

đó là những tên gọi rất phiếm chỉ kiểu như: Hai mươi bảy vết thương, Ô hay nhỉ, Con

bướm, Thằng trí thức, Chủ hiệu cầm đồ… do cô gái đặt lại trong ý nghĩ. Loại nhân vật không tên này gợi nhớ đến các tiểu thuyết Mới ở phương Tây nơi những cái tên bị xem

nhẹ, với cách gọi mập mờ kiểu như “người cha”, “cô con gái”, “cậu con trai” (Chân

dung một người không quen biết – Nathalie Saraute), hay chỉ gọi bằng chữ cái đầu như A. (Ghen – A. Robber Grillet), K. (Vụ án, Lâu đài – F. Kafka).

Cảm giác chìm lấp của nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương còn được gợi ra bởi cuộc sống tẻ nhạt và hờ hững, không bản sắc của họ. Từ những con

người có tên tuổi mà như không có tên tuổi trong cõi Người đi vắng, đến cuộc sống

hoang mang không điểm tựa của cô gái trong Trí nhớ suy tàn, đến những nhân vật tầm

thường, tẻ nhạt trong Những đứa trẻ chết già, và đám người hoặc điên loạn, u mê,

hoặc cam chịu trong Thoạt kì thủy… đều không gợi cho ta một ấn tượng đặc biệt nào.

Cảm giác về họ là cảm giác chìm lấp trong tổng thể, lẫn lộn trong đồ vật, cây cỏ hoặc trong thế giới của hồn ma.

Đã hơn một lần Nguyễn Bình Phương để cho nhân vật nói lên cảm giác về những

nặng tích tụ từ hơn nửa thế kỉ” [215; 197]. “Có một gánh nặng đang đè xuống vai Kỷ, đè từ từ nhưng chắc chắn” [215; 93]. “Thắng sững sờ, anh không nhớ nổi bao năm qua cơ quan anh làm gì và chính bản thân mình làm gì. Mọi việc cứ trôi cùng thời gian, u mê, vô nghĩa. Thắng nghe thấy tiếng mọt vọng ra từ cơ thể mình, nó âm ỉ kiên nhẫn càng lúc càng rõ hơn” [215; 393]. Và đây là dòng tâm tư của cô gái trong Trí nhớ suy tàn: “Tuấn ra đi nhẹ nhàng với chiếc vali nhỏ và lời hẹn sẽ trở về (…) Thời tiết chết trong sự sợ hãi, chết vĩnh viễn từ buổi trưa hôm ấy. Vô nghĩa cho tất cả những gì đã diễn ra dù rằng hy vọng chưa chấm dứt” [217; 20].

Có khi con người còn được đặt trong thế so sánh với đồ vật và trong sự so sánh

đó, ưu thế lại thuộc về cái sau: “Ông Khánh nắm bàn chân Hoàn và giật mình, nó như

một miếng gỗ khô. (…) ông vụt nghĩ tới cây tùng ở nhà. So với cái cây đời con người ta trở nên bẩn thỉu dị mọ quá. Đã mấy ai dám lao mình xuống như dáng cây tùng của ông, mấy ai đủ nghị lực thẳng lên uy nghi lẫm liệt như nó? Con người gục ngã quá nhanh còn những cái cây thì bền bỉ ngay cả khi bước vào cái chết…” [215; 102].

Trong cách xây dựng nhân vật, Nguyễn Bình Phương hay sử dụng thủ pháp "mờ hóa" nhân vật bằng lối viết rất lạ. Trong tiểu thuyết Ngồi, có sự xuất hiện của những câu không chủ ngữ, bắt người đọc lần mò trong những con chữ để hiểu dần, mà có khi chỉ hiểu một phần sự việc: "...cúi xuống nhặt xác một con chim đã cứng lên ngắm(...). Những đám mây dày đặc vẫn lớp lớp bay tới bao kín lấy đỉnh cột đồng... thả xác con chim xuống, nhặt hòn đá to bằng chính đầu mình dùng hết sức bình sinh giáng mạnh vào cây cột đồng (...). Một con trâu thũng thẵng đi tới, khi cách cây cột đồng chừng hơn chục bước chân thì dừng lại giương đôi mắt lồi đen bóng nhìn (...)..." [216; 11-12]. Những dấu "..." là cách tác giả dùng để thay cho tên nhân vật như một thách đố sự theo dõi câu chuyện của người đọc, đồng thời cũng là cách để gợi ra những bí ẩn về cuộc đời mỗi con người. Có khi tên nhân vật lại được hiện dần qua từng con chữ, từng kí tự theo một quy luật ngược chiều, bắt đầu từ kí tự cuối cùng của một cái tên đến ký tự đầu tiên. Chẳng hạn như quá trình xuất hiện của Khẩn. Mỗi khi Ngồi vào máy vi tính, Khẩn đã nhận ra việc xóa đi một cái tên, kể cả việc xóa đi tên mình dễ như trở bàn tay; khi xuất hiện thì từ từ còn khi mất đi thì nhanh chóng. Tất cả đem lại cái nhìn mới về sự hiện hữu của con người, giới hạn con người, vị thế của con người trong cuộc đời.

Xóa mờ tên tuổi và đường viền nhân thân của nhân vật cũng là xóa mờ sự khu biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác. Khi làm việc này, Nguyễn Bình Phương muốn san sẻ bớt quyền sáng tạo cho độc giả và hơn thế nữa, nhà văn còn gợi dẫn độc giả đến thân phận con người trong xã hội hậu hiện đại. Trong xã hội hậu công nghiệp, hành trình sống của mỗi cá thể lại chính là quá trình tự xóa và bị xóa bỏ.

2.2.2.2. Những tính cách phân rã

Khi người ta nói nhiều đến “cái chết của nhân vật” hay “nhân vật là kẻ thù của

tiểu thuyết” trong tiểu thuyết hậu hiện đại thì nhân vật vẫn hiện diện trong tác phẩm của Nguyễn Bình Phương. Hiện diện nhưng không còn là những bức chân dung đầy đặn, vẹn nguyên với ngoại hình, tính cách, có lịch sử phát triển trong chiều dài thời gian như những hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết truyền thống. Thay vào đó, nhân vật chỉ còn là một mảnh (tâm trạng, không gian, thời gian…); những tính cách hoàn chỉnh bị cắt thành nhiều mảnh khó lắp ghép hay tạo dựng lại. Điểm qua một số nhân vật trong các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, ở đây chỉ xét loại nhân vật là con người, có thể thấy hầu hết các nhân vật này dường như chỉ xuất hiện như một hay một số trạng thái tâm lí nào đó, chưa đủ cấu trúc thành một tính cách.

Nhân vật trong Thoạt kì thủy chỉ có số phận. Một thế giới của vô thức và bóng tối bao trùm lên cuộc sống của các nhân vật khiến cho họ hầu như chỉ sống với phần bản năng nhiều hơn là phần ý thức. Nhân vật Tính chủ yếu sống với dục vọng hủy diệt. Dục vọng đó lớn dần dưới sự dạy dỗ của hai ông thầy: ông Điện và Hưng. Bài học đầu đời mà nó nhận được từ ông Điện là cách cầm dao xọc vào cổ lợn càng làm sống dậy

trong nó tính hiếu sát: “Tính nghe tiếng dao đi sừn sựt. Ông Điện vặn dao nghiêng, tiết

phun đỏ rực. Tính ngửa cổ ra sau tránh tiết bắn vào, thấy mặt ông Điện thản nhiên như không”/ “Tính nhìn dao nuốt nước bọt” [216; 23]/ “Càng về sau ông Điện càng ít gọi Tính đi theo mình vì ông để ý thấy Tính nhìn cảnh chọc tiết lợn với vẻ ham muốn đáng nghi. Mắt Tính càng lớn càng vằn lên” [216; 24].

Ham muốn tàn sát ấy lại được tiếp sức bởi người thầy thứ hai là Hưng. "Hưng bảo Tính: - Mày sợ gì. Hồi ở chiến trường tao giết người như ngóe. Đột nhiên Tính hồ hởi, mắt sáng quắc, nắm tay Hưng lắc lắc" [216; 80]. Khi trạng thái vô thức, cụ thể ở đây là ham muốn hủy diệt được đẩy lên đến đỉnh điểm, nó được thể hiện ra bằng hành động

giết người: ban đầu là giết thày của nó: ông Điện, rồi chọc tiết thằng điên và ông Khoa và cuối cùng kết thúc quá trình hủy diệt bằng cách chọc tiết mình.

Những nhân vật khác trong Thoạt kì thủy cũng được xây dựng ở trạng thái chỉ sống với một dục vọng duy nhất: rượu là cơn khát duy nhất của ông Phước, có tác phẩm để đời là cơn khát của nhà văn Phùng, với Hiền và bà Liên là những ham muốn nhục dục tồn tại dưới dạng ẩn ức…

Tính cách “không xác định”, “không tiêu biểu” cũng là một đặc điểm nổi bật của

nhân vật Em trong Trí nhớ suy tàn. Dù ngay ở đầu tác phẩm, trong ý nghĩ, cô gái có

những dòng tự bạch về mình: “Mang trong mình sự phức tạp của phố phường…”

[217; 7], “thích các gam màu mạnh, chói nhưng tính tình kín đáo. Chống đối bằng thái

độ khinh bỉ. Thật khó ai bắt gặp giây phút buồn chán hay vui vẻ, có chăng chỉ khi trời mưa, nhìn kĩ mới thấy vẻ khó chịu…” [217; 8] thì cũng không thể gọi đó là một tính cách bởi cái được khắc họa đậm nét ở đây không phải là nó mà là trí nhớ của cô – một

trí nhớ đang suy tàn ghê gớm với những “mang máng”, “không nhớ”, “hình như”…

Suy nghĩ, hành động khó hiểu ngay cả đối với bản thân, luôn sống trong hoài niệm nhưng thế giới hoài niệm ấy hiện về chỉ còn là những sự kiện mơ hồ, cảm giác mông

lung, đứt gãy: “còn lởn vởn đâu đó lời bày tỏ bâng quơ của Tuấn, cả những bước chân

bâng quơ không rõ thuở nào”… [217; 210].

Cũng như vậy, với các tiểu thuyết Người đi vắng, Những đứa trẻ chết già, tính

cách không phải là điểm đến của Nguyễn Bình Phương. Sự xáo trộn các bình diện không – thời gian và sự phân rã của cốt truyện khiến người đọc có cảm giác nhân vật bị cắt thành những mảnh nhỏ. Mối quan hệ lỏng lẻo, mỗi cá nhân trở thành một “tiểu vũ trụ” câm lặng, một hòn đảo khép kín khiến cho khả năng bộc lộ tính cách nhân vật bị hạn chế đi nhiều. Hoàn cảnh và các mối quan hệ xã hội vốn là môi trường, quỹ đạo của nhân vật - nơi mà tính cách bộc lộ - nay trở nên mơ hồ, trừu tượng trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.

Nhân vật của Những đứa trẻ chết già mất liên lạc với nhau, một không khí nghi

ngờ, đối đầu triền miên giữa cha con, vợ chồng. Người đi vắng, mỗi người sống với

một ám ảnh. Mối quan hệ rời rạc, mơ hồ của họ cũng khiến ta khó xác định được tính cách nhân vật.

Đọc tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, dù ta không thấy mối liên hệ rõ ràng giữa nhân vật với hiện thực xã hội thì hiện thực ấy vẫn hiển hiện qua nhân vật, hình tượng như là những cuộc đối thoại của nhà văn trước cuộc đời và với chính mình. Nhân vật của Nguyễn Bình Phương là sự hình tượng hóa cảm quan của nhà văn về con người hiện đại: đó là con người cô đơn, mất đi khuôn mặt riêng, hòa lẫn bản thể vào đám đông nhưng vẫn lạc lõng không tìm được sự sẻ chia từ xung quanh.

Một phần của tài liệu Những yếu tố hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương và Nguyễn Việt Hà (Trang 44)