(QUA CÁI NHÌN SO SÁNH VỚI TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG)

Một phần của tài liệu Những yếu tố hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương và Nguyễn Việt Hà (Trang 76)

Nguyễn Việt Hà tên thật là Nguyễn Mạnh Cường, sinh năm 1962, gia đình theo đạo Thiên Chúa, gốc ba đời Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp Đại học Kinh tế, anh làm việc cho một ngân hàng đến tận tháng 12 năm 2004 thì bỏ việc, quyết định theo nghề viết. Có lẽ đó cũng là duyên và nợ của anh đối với văn chương.

Từng đạt nhiều thành công qua các tập truyện ngắn Thiền giả, Của rơi... nhưng

chỉ khi lần lượt góp vào đời sống văn chương đương đại hai cuốn tiểu thuyết Cơ hội

của Chúa (1999)và Khải huyền muộn (2005), cái tên Nguyễn Việt Hà mới thực sự gây dấu ấn trong lòng độc giả và làm bận tâm các nhà nghiên cứu, phê bình cũng như đồng

nghiệp cầm bút (Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Huy Thiệp, Đoàn Cầm Thi, Nguyễn Hòa,

Nguyễn Chí Hoan, Bùi Việt Thắng...). Lời khen rất nhiều, tiếng chê cũng không ít, bởi lẽ họ đã tiếp cận hai cuốn tiểu thuyết này theo những hướng khác nhau (khuynh hướng đạo đức hoặc lối đọc truyền thống...); nhưng điểm gặp gỡ trong sự tiếp nhận là đồng

thuận khi cho rằng Nguyễn Việt Hà rất mới.

Trong số rất nhiều lời bàn về tiểu thuyết của anh, nhà nghiên cứu Phùng Gia Thế tỏ ra khách quan khi cho rằng: "...dưới một kiểu cảm quan đời sống đặc thù, tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà đã thể hiện khá sinh động những trạng thái tinh thần tiêu biểu và câu chuyện tâm thức đặc thù của con người thời đại: xem đời sống như một sự hỗn độn, như những mảnh vỡ, tâm thế hồ nghi tồn tại, đánh mất lí tưởng, loay hoay vô hướng, cõi nhân sinh thiếu vắng tính người, nhà văn bất lực, không đi đòi chân lí, trật tự cho

đời sống nữa, mà "chơi" cùng với nó.. Đây cũng là những đặc điểm nổi bật của cảm quan hậu hiện đại trong văn chương, như các nhà nghiên cứu gần đây khái quát."

[174; 150] và "...những đổi thay trong cách nhìn đời sống của Nguyễn Việt Hà thế tất dẫn tới những đổi mới trong tư duy và cấu trúc tiểu thuyết..., điều mà người ta tìm thấy trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà là sự thể nghiệm của tư duy hậu hiện đại." [174; 151].

Nội dung các bài phê bình, lời điểm sách sau khi hai cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà ra đời là những gợi ý quan trọng khi chúng tôi khảo sát, đánh giá những yếu tố hậu hiện đại trong những sáng tác ấy trên góc độ tổng thể.

Một phần của tài liệu Những yếu tố hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương và Nguyễn Việt Hà (Trang 76)