Nhân vật lồng trong nhân vật

Một phần của tài liệu Những yếu tố hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương và Nguyễn Việt Hà (Trang 103)

Tiểu thuyết Khải huyền muộnít nhân vật nhưng không vì thế mà câu chuyện đơn

điệu, tẻ nhạt. Bởi vì các nhân vật trong truyện đều có thể xưng tôi. Và trong tôi lại có nhiều tôi lần lượt hoặc đồng thời. Tôi được lẫn lộn như nhà văn Bạch sống lẫn lộn với các nhân vật khác. Tuy nhiên, những cái tôi trong Khải huyền muộn không giống

những cái tôi trong Cơ hội của Chúa. Nếu như trong Cơ hội của Chúa các nhân vật

xưng tôi nhưng đó là những cái tôi riêng biệt, rạch ròi, không lẫn vào nhau thì trong

Khải huyền muộnmỗi cái tôi bao giờ cũng song hành cùng một cái tôi khác, trong tôi

bao giờ cũng có nhiều tôi. Các nhân vật cứ thế lồng vào nhau khiến người đọc tinh ý

nhất đôi khi cũng phải bối rối: Tôi là ai?

Qua câu chuyện đi tìm nhân vật của nhà văn, người đọc được khám phá sự phức tap của thế giới người mẫu, quan chức cũng như thế giới của nhà văn và đời sống văn học. Cô cựu á hậu, người mẫu – nhân vật nữ xưng “tôi” trong phần đầu câu chuyện sẽ là nguyên mẫu cho nhân vật Cẩm My trong cuốn tiểu thuyết đang dang dở của nhà văn.

Nhân vật nguyên mẫu tự giới thiệu: Cẩm My là tên anh đặt cho nhân vật nữ nghĩa là

đặt cho tôi. Như vậy tôi là Cẩm My lại vừa không phải Cẩm My. Những câu chuyện do

tôi – tức cô người mẫu thật kể sẽ làm hiện dần lên hình ảnh của Cẩm My. Người đọc sẽ

hiểu tôi và cuộc sống của tôi hơn thông qua Cẩm My cũng như mối quan hệ giữa Cẩm

My và Vũ. Nhưng Cẩm My không hoàn toàn là “tôi”, cô người mẫu thật. Một số câu nói của nhân vật đã đánh thức người đọc để họ không phân biệt nhưng cũng không lẫn lộn giữa hai nhân vật này.

Nguyễn Việt Hà đã trao cho nhân vật nhiều đặc quyền. Nhân vật có thể kể về chính mình như là người đóng vai nhân vật và có thể kể về nhà văn như là đối tượng,

đối tác của mình: Cái anh nhà văn tên là Bạch trong tiểu thuyết có vẻ không cay đắng

nhiều như anh [220; 234].

Lời của cô người mẫu thật đã hé lộ cho người đọc thấy ngoài nhân vật nhà văn xuất hiện ở ngôi thứ nhất còn có một nhân vật nhà văn nữa đó là Bạch – một thứ phân

thân của tôi. Nhà văn không chỉ kể về nhân vật, nhà văn còn kể về nhà văn với công

việc viết văn:

- Anh chàng nhà văn trở thành nhân vật chính nhất [220; 168].

- Do thói quen tôi thường để các nhân vật tự kể ở ngôi thứ nhất và những độc thoại này vẫn chỉ là sản phẩm một kiểu viết của nhà văn [220; 167].

Bạch ở trong tôi [220; 321] nhưng Bạch không hoàn toàn là tôi. Bởi vậy có lúc tôi

– nhà văn phải dừng lại: Nếu buộc phải quên thì Bạch sẽ quên được cái gì. Và nếu bắt

buộc phải nhớ thì Bạch sẽ nhớ nhất cái gì. Khi đang đọc lại dang dở những cuốn sách mà tôi thích, khi đang chập chờn sắp viết được, tôi thỉnh thoảng cũng hay hỏi tôi như vậy [220; 319].

Với kiểu nhân vật lồng trong nhân vật, Nguyễn Việt Hà đã cho người đọc có được một cái nhìn nhiều chiều về con người. Các nhân vật trong cuốn tiểu thuyết của anh đã kể về chính họ như là một đối tượng miêu tả đặc biệt của “một cuốn tiểu thuyết” nghĩa là “tiểu thuyết hóa chính mình”. Theo nhà phê bình Nguyễn Chí Hoan thì các

nhân vật của Khải huyền muộn “tự đẩy mình vào thế làm nhân chứng cho người khác,

họ sống trong cái nhìn và kí ức của người khác và lần lượt quay lại làm chứng nhân cho sự tha hóa của mình” [82]. Cách viết của cuốn tiểu thuyết này đã làm nổi bật tình trạng tha hóa của con người, đó là quá trình diễn ra phức tạp đến mức chính chủ thể nhiều khi cũng không khám phá và hiểu hết bản thân mình. Tuy nhiên, so với Nguyễn Bình Phương, hai cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà đã tồn tại những giới hạn vì

"Về cơ bản Cơ hội của Chúa là mô hình tiểu thuyết quen thuộc, nghĩa là nó cố gắng phản ánh hiện thực bằng những chi tiết xác thực của sự kiện và tính cách nhân vật"

nhở người đọc về thời gian lịch sử mà cuốn tiểu thuyết tái hiện, bên cạnh đó là môi trường thành thị nơi các nhân vật tồn tại.

Một phần của tài liệu Những yếu tố hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương và Nguyễn Việt Hà (Trang 103)