Giọng hoài ngh

Một phần của tài liệu Những yếu tố hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương và Nguyễn Việt Hà (Trang 68)

Đã đến lúc niềm tin vào một “chân lý tuyệt đối” và duy nhất đúng không còn đủ sức thuyết phục trong cái thế giới đa trị này. Hoài nghi là một tâm lí khá phổ biến của con người thời hiện đại. Đặc biệt, đối với thể loại tiểu thuyết, chất giọng này phù hợp

hơn cả với tinh thần của thể loại như M. Bakhtin đã từng đề xuất – kiểu tư duy “luôn

có sự nhận thức lại, đánh giá lại mọi thứ” [19; 47].

Trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, giọng hoài nghi là một nốt nhấn trong bản hòa âm nhiều cung bậc. Những câu hỏi và sự nghi ngờ chiếm một vị trí lớn

trong phần “Vô thanh” của Những đứa trẻ chết già: Mình được sinh ra vào giờ nào?

Quê mình ở đâu?, rồi “Trước đó của những trước đó là gì? [218; 250]… Nhưng điều

trăn trở nhiều nhất là vấn đề cái chết và cuộc sống bên kia cái chết: liệu có cuộc sống

đó không? Sự bất tận của nó có đem lại cho con người hạnh phúc? Khi chết mình sẽ ở đâu? Ông hoang mang trước câu hỏi ác độc cứ chốc chốc lại lóe lên trong đầu [218; 135].

Hoài nghi những nhận thức về thế giới, hoài nghi chính bản thể của mình là những dạng thức thường gặp trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Giọng hoài nghi qua những lời tự vấn của nhân vật cứ trở đi trở lại nhiều lần như một ám ảnh day dứt khôn nguôi: ta đi đâu? Ta tìm kiếm cái gì? “Ông không biết mình sẽ còn ngồi trên chiếc xe trâu này từ lúc nào, ở đâu. Và nó, chiếc xe trâu với những con người lạ lẫm sẽ đưa ông đến đâu? Trở lại làng ư? Đi đâu nhỉ?” [218; 103].“Bao nhiêu đời người đã cầm lấy chiếc thìa để rồi truyền tay nhau. Phải chăng ông sẽ là người cuối cùng của dòng họ cầm nó? ...Như vậy chẳng lẽ dòng họ ông bất tài đến thế sao?” [218; 22].“Ta đi đâu? Ta đang ra đi hay trở về? Câu hỏi quay ong ong trong đầu.” [218; 255].

Mất niềm tin vào thế giới, con người quay về với cái bản thể của mình, nhưng cái bản thể ấy cũng trở nên không rõ ràng, mơ hồ, không còn “khả tín” nữa. Đó cũng là

trường hợp của Trí nhớ suy tàn. Sự nghi ngờ trí nhớ của nhân vật “Em” cũng chính là

sự nghi ngờ của cô về chính bản thân mình: “Nếu nhận ra mình cũng chỉ nhờ vào trí

nhớ, mà mấy hôm nay cứ linh cảm sẽ suy tàn ghê gớm, tựa như cây ổi trước nhà gẫy vào năm lên mười hay mười hai gì đó, không cứu vãn được” [217; 8]. Sự khủng hoảng,

đổ vỡ niềm tin ấy phải chăng là “âm vang của một cuộc khủng hoảng xã hội” (Đặng

Một phần của tài liệu Những yếu tố hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương và Nguyễn Việt Hà (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)