Giọng giễu nhạ

Một phần của tài liệu Những yếu tố hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương và Nguyễn Việt Hà (Trang 71)

Cũng giống như nhại ngôn ngữ, giọng giễu nhại là một cấp độ của kĩ thuật nhại. Ngôn ngữ nhại thể hiện ngay trên bề mặt ngôn từ, giọng nhại lại thể hiện ở thái độ, được giấu kín sau ngôn ngữ. Ở tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, giọng này được biểu

hiện rõ nhất trong Những đứa trẻ chết già. Trong tác phẩm, đối tượng nhại mà nhà văn

hướng tới nhiều nhất là các nhà thơ “giả cầy”. Thật thú vị khi đọc các đoạn như:

“Phán ngần ngừ, nhưng cứ gật đầu bừa: - “Thơ phú cái mẹ gì. Hỏng ráo cả. Anh không thể mê được cái bọn có tâm hồn giẻ rách đó... Đang khóc, chợt nghĩ đến cảnh lúc trước mình bị Tiến quắt dúi đầu vào bãi cứt trâu, Phán vùng dậy chửi rất to:

- Tổ sư nó!

Rồi lại sụp xuống, khóc tiếp” [218; 244].

Đọc đoạn này chợt nhớ đến Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, thấy chất giọng hài hước,

mỉa mai có gì tựa như nhau. Còn đây là lời “đoạn tuyệt” của Huấn với người tình:

“Em ạ, anh đã thuộc về nhân loại rồi. Mắt Huấn nhắm lại, vẻ khổ sở - Thế cho nên đừng ích kỷ bắt anh thuộc về em… Anh biết, em là cô gái có lòng nhân vị cao cả. Lịch sử thi ca sẽ ghi công cho sự hi sinh của em! – Nói xong, Huấn nức nở bỏ đến nhà Thúy lùn, một cô gái vừa li dị chồng, để nằm ngấm nỗi đau của sứ mệnh vĩ nhân. Loan bàng hoàng, đồng thời cũng cảm thấy ở nơi xa có ai đó đang sắp sửa ghi tên mình vào từ điển văn học thật” [218; 78].

Ở đây, tinh thần dâng hiến cho thi ca được dùng để ngụy biện cho sự bội tình. Tinh thần giễu nhại toát lên từ sự vênh nhau giữa cái hoa mĩ của ngôn từ với cái tầm thường của mục đích. Tác giả vừa giễu sự giả dối của thứ văn chương hoa mĩ, vừa giễu kẻ bạc tình (Huấn), giễu những ảo tưởng và thói háo danh của Loan (tưởng như “ai đó sắp ghi tên mình vào từ điển văn học thật”).

Và những cuộc chuyện trò, đấu khẩu giữa những nhà thơ thực sự là những màn hài hước trong đó chất giễu nhại, chất mỉa mai hiện rõ. Chẳng hạn, cuộc đối thoại giữa

Huấn và nhà thơ Lưu Lưu: “Hai người đang bàn về thi ca và sự lột xác của nghệ thuật.

Trong khi nói, nhà thơ Lưu Lưu cứ chăm chú nhìn vết bầm bằng quả ổi trên gò má Huấn, lúc sau, không nhịn được, anh ta tò mò hỏi: - Xin lỗi, dừng lại một tí đã. Tôi muốn hỏi vì sao ông lại bị thế kia…” [218; 274]. Khi tiết lộ việc “quả ổi” đó là sản

phẩm của cuộc ẩu đả với Công, Huấn chém tay quả quyết: “- Tôi sẽ lôi tên nó vào thơ.

Loại ấy vào thơ tôi thì tôi bắt ăn gì phải ăn nấy” [218; 275]. Tiếng cười có khi được bật ra từ sự mâu thuẫn giữa cái cao cả của đối tượng được bàn tới (thi ca và sự lột xác của nghệ thuật) với sự dung tục của hành động “lôi tên nó vào thơ”, (vậy thi ca trở thành phương tiện để trả thù vặt), và cái dung tục của ngôn từ (bắt ăn gì phải ăn nấy) như trên. Cũng có khi là ở mâu thuẫn giữa việc “đốt hương để làm thơ” (thể hiện tín ngưỡng trước một công việc thiêng liêng, thơ như một thứ tôn giáo), với việc “đốt nhầm hương muỗi”, khiến cho nhịp điệu của thơ có lúc “giật giật như động kinh” [218; 277]. Hay có khi là thứ thơ - sự kiện, như loại thơ “phúng viếng” của nhà thơ Lưu Lưu, gắn với việc anh ta đi đâu cũng chỉ quan tâm đến: “Có ai chết không các bạn?”. Nếu

như với Số đỏ của Vũ Trọng Phụng ta có các kiểu nhại “phản anh hùng, phản đạo đức”

[110; 318] thì các nhà thơ hiện lên trong Những đứa trẻ chết già có thể coi là “phản

nhà thơ”. Nguyễn Bình Phương cũng là một nhà thơ, việc ông giễu nhại các nhà thơ vừa thể hiện một cái nhìn tự trào, đồng thời cũng là một mong muốn, một yêu cầu phải có sự nghiêm túc trong nghệ thuật, một đòi hỏi nghiêm ngặt về nhân cách người nghệ sĩ.

Tương tự, Hưng trong Thoạt kỳ thủy cũng là một dạng “phản anh hùng”. Và đây

là một đoạn mang âm hưởng giễu nhại: “Qua bãi tha ma, Hưng vạch quần đái ngay

rúm người. Hưng lại nhe răng, gặng: - Tôi thất đức hay bà thất đức? Bà Sinh mếu máo: - Tôi! Hưng gật gù: - Tôi đã hy sinh xương máu vì dân vì nước, đức ấy ai sánh được” [216; 87].

Như vậy, có thể thấy, các đối tượng giễu nhại mà Nguyễn Bình Phương hướng tới

không phải là những hiện tượng văn học đã xuất hiện trước đó mà chủ yếu là nhại một

vài khía cạnh tâm lí hay hành động nào đó của đời sống. Những nét tâm lí đó có thể là: thói háo danh, ảo tưởng. Nhân vật Ngân trong Những đứa trẻ chết già: “Ngân nhìn theo dáng Bình Mịch, trong mắt nó, chiếc áo vá chằng vá đụp của Bình Mịch bỗng biến thành chiếc áo choàng đỏ rực, lấp lánh những sợi kim tuyến óng ánh. Nó nuốt nước bọt đánh ực một cái, nhắm mắt nghĩ đến cách trang điểm quần áo mai kia mình sẽ mặc, sao cho thật lộng lẫy, nhưng không kém phần oai phong lẫm liệt. Đối với Ngân, chủ soái phải có thân hình đẹp. “Chân mình hơi cong một chút, nhưng chẳng sao, sẽ tập cho nó thẳng dần dần” [218; 151]. Đó cũng có thể là tâm lí sùng ngoại, là cái nhìn sùng bái của người nhà quê đối với những thứ phù phiếm ở đô thị. Đoạn đối thoại của lão Bính với cụ Điển trong Người đi vắng là một ví dụ:

“Hay là ta kéo nhau sang bên ấy xem tình hình cụ thể thế nào? (…) Mai sang đấy tôi chỉ mang theo cái bô để đi giải đêm thôi.

Mang làm gì cho lích kích, bên ấy họ có hết.” [215; 95].

Và đây là tràng “tự hỏi đáp” của cụ Điển, tưởng tượng về cuộc gặp gỡ sắp xảy ra

với ông bà Khánh: “Xin chào ông bà. Vâng, ông là ông của cháu Thắng nhà chúng em

đấy ạ? Quý hóa quá, mời ông vào xơi nước. Ông ăn sô – cô – la đi, ăn sô – cô – la đi (…) Rượu tây đấy, sô – cô – la đấy, mời ông. Ôi giời quý hóa quá, để vợ chồng em chiếu phim cho ông xem…” [215; 95].

Giễu nhại nhiều khi lại biểu hiện rất kín đáo trong Trí nhớ suy tàn, người đọc phải thật tinh, thật lắng mới nhận thấy. Chẳng hạn như cách gọi tên nhân vật dựa theo

một đặc điểm rất vu vơ nào đó mà người kể chuyện vô tình chớp được: Ô hay nhỉ (giễu

nhại cái lối nói của ông chú ở quê), Con bướm (giễu nhại thói điệu đà rẻ tiền của người

đồng nghiệp), Thằng trí thức (giễu cái mẽ bề ngoài của anh chàng đào mỏ)… cùng với

những cái tên khác như Hai mươi bảy vết thương, Chủ hiệu cầm đồ như là một sự giễu

Một phần của tài liệu Những yếu tố hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương và Nguyễn Việt Hà (Trang 71)