Những thể nghệm về giọng điệu theo hướng hậu hiện đạ

Một phần của tài liệu Những yếu tố hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương và Nguyễn Việt Hà (Trang 115)

"Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả trong lời văn qui định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm " [5; 112]. Như vậy, giọng điệu là yếu tố quan trọng để đánh giá một tài

năng. Giọng ấy trong tác phẩm vừa thống nhất, lại vừa đa dạng, chuyển hóa linh hoạt. Giọng điệu ấy góp phần tạo bản sắc cho một trào lưu, một giai đoạn văn học. Văn học Việt Nam đương đại với tinh thần dân chủ và cảm hứng đời tư đã tạo ra một hệ thống giọng điệu đa dạng và phong phú khẳng định nhu cầu đối thoại, tranh biện nhằm nhìn lại các giá trị truyền thống cũng như các giá trị hiện tại.

Trong sự đa dạng về giọng điệu của văn xuôi đương đại, Nguyễn Việt Hà đã nỗ lực tạo ra dấu ấn riêng từ hai cuốn tiểu thuyết của mình. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy nổi bật là các giọng điệu sau:

3.4.2.1 Giọng hài hước

Giọng hài hước như một âm hưởng chủ đạo của văn xuôi đương đại. Nó khiến tác phẩm văn học trở nên giản dị, gần gũi nhưng cũng không kém phần chân thực, sâu sắc. Sự dí dỏm, tinh nghịch thể hiện trong cái nhìn của Hoàng về nhạc phụ, nhạc mẫu trong

tương lai: Nhạc phụ ậm ừ lấy lệ. Nhạc mẫu xởi lởi. Bà thật xấu đã mắng cả ngành di

truyền học bằng cô con gái tuyệt sắc. Hai mươi năm trước, nàng sơn nữ thượng nguồn Đà Giang phải lòng chàng miền xuôi thầy giáo huyện. Một tình sử tương đối phổ cập trong thập kỉ 60 [221; 18].

Hay là cách kể chuyện rất hóm hỉnh của Cẩm My: Lúc ấy, tôi mười hai tuổi học

lớp sáu, tôi rình trộm bố tôi lục trộm nhật kí của mẹ. Giữa những trang nhật kí có vẽ hoa lá nhì nhằng, ông rút ra một tấm cạc rồi lầm bầm đọc chức danh, phóng viên kiêm họa sĩ, mặt ông nhăn nhó ngẩn ngơ như con mèo Tôm khi đang ngó vào buồng con chuột Jerry [220; 19]. Tiếng cười còn hòa lẫn vào lời đối thoại của các nhân vật: Thủy hỏi Hoàng "Bố thế nào" Hoàng cười:"Bố hiền". Thủy bảo "Bố không ưa anh vì bố ghét đứa hay uống rượu". Hoàng nhăn mặt :"Ôi dào, trâu buộc ghét trâu ăn". Thủy lăn ra cười. [221; 17].

Tuổi trẻ thích đùa và những đoạn thoại như thế đem lại không khí nhẹ nhàng, tươi vui, dí dỏm. Đó cũng là cái nhìn gần gũi, khoan hòa, có phần suồng sã. Tuy nhiên, tiếng cười trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà có lúc mang ý vị xót xa, chua chát:

Thầy Phi vừa dài, vừa gầy trông giống Donquihotte xứ Mantra. Khi Nhã tốt nghiệp thầy xấp xỉ bốn mươi. Thầy viết thư tình rất hay, có những lá thư sinh viên coi là kinh điển. Trong gần mười lăm năm giảng dạy thầy đã thầm yêu bảy lần chia đều từ

khóa mười ba đến khóa hai bốn. Các nàng Dulxinea thi xong qua môn thầy, trong buổi đi chơi lần cuối tự thú nhận rằng, từ lâu thấy ở thầy hình ảnh một người anh giai. Các thôn nữ làng Tôbêxô nức nở với chàng hiệp sĩ cưỡi xe đạp không pourbaga. "Hãy coi em như người em gái" rồi đau khổ bước lên xe hoa về nhà chồng. Triết gia đứng chết lặng, lê mình vào rượu chiêm nghiệm những qui luật vận động của cuộc sống. Năm tháng ngang qua, vốn là tín đồ của một học thuyết đậm đầy dương tính, thầy dần khôi phục nhiệt năng lại hăm hở lao vào cấu trúc cuộc tình mới [221; 177].

Giọng văn có vẻ tưng tửng, giễu cợt nhưng sâu xa vẫn pha chút ngậm ngùi. Tình cảnh của thầy Phi thật dở khóc, dở cười. Cái cách kể của nhà văn cũng thật hài hước nhưng đọc rồi cứ thấy xót xa cho những mối tình tương đối phổ biến trong cuộc sống hiện tại giữa sinh viên và giảng viên. Tiếng cười đó còn thể hiện cái nhìn sâu sắc của tuổi trẻ trước những nghịch lý cuộc sống. Vì vậy trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà, giọng hài hước đôi khi mang ý vị mỉa mai, châm biếm :

Trưởng phòng ngoài năm mươi, có bằng đại học tại chức, có một cô vợ xinh xinh hơi ngu và hai đứa con gái sinh đôi hơi ngoan. Trưởng phòng thích làm thơ, không tha thứ thể loại nào. Thơ của sếp có tác dụng giải nhiệt và thông tiểu tiện [221; 53].

Vợ Vũ có nước da phảng phất màu gốm, mồm meo méo hơi giống quả tim và ngoài cổng nhan nhản Sơn Tinh, Thủy Tinh đang đứng. Vũ không vất vả lắm khi phải chen qua đám đông vì vợ Vũ nũng nịu ngấm ngầm bật đèn xanh. Mị Châu nằm mơ cũng không kiếm được người vừa đẹp trai vừa tài đến thế. [220; 61 - 62].

Giọng hài hước, mỉa mai đã vạch trần bản chất xấu xa của các hiện tượng trong xã hội, bộc lộ cái nhìn trần trụi của nhân vật về con người và cuộc sống. Tiếng cười trong

Cơ hội của ChúaKhải huyền muộn đã đem lại cho người đọc những cảm giác khác nhau: vừa vui vẻ nhẹ nhàng, vừa ngậm ngùi xót xa lại vừa phải động tâm suy nghĩ.

3.4.2.2 Giọng giễu nhại

Khi các giá trị văn hóa tinh thần đang đảo lộn không ngừng, những mặt trái của cuộc sống lộ rõ, giọng giễu nhại đã nổi lên như một giọng chủ đạo trong tiểu thuyết, đặc biệt là ở những cây bút trẻ. Anh đã thấy nhiều sự lỗi thời, lố bịch, vô nghĩa của

hiện một cá tính riêng của Nguyễn Việt Hà. Nhà văn đã giễu nhại rất nhiều tầng lớp người, nhiều mối quan hệ và nhiều thói đạo đức giả.

Lối sống phương Tây du nhập đã ảnh hưởng đến nếp sống của từng gia đình, đến nếp nghĩ và cách dùng ngôn ngữ của những người trẻ tuổi. Người ta thể hiện mình bằng cách uống rượu Tây và sống một cách tự do, phóng khoáng. Giới trẻ thì thay đổi

quan niệm thẩm mĩ: Trời nắng chang chang nóng. Có một bể bơi không tường chắn,

rất nhiều thiếu nữ nằm ngổn ngang phơi người, tự lấy tay xoa ngực trần bằng những nắp hộp kem loằng ngoằng chữ Hàn Quốc. Trên ti vi cũng nhan nhản phim Hàn. Những bộ phim đương nhiên là hấp dẫn vì nội dung đều có một bi kịch đương nhiên là thê thảm, chuyện tình giữa anh Chimđangsun và cô Xinhiếp [220; 44].

Phim truyền hình Trung Quốc cũng có tác động không kém phần mạnh mẽ đến cách ứng xử của người Việt Nam. Khi nhận lỗi các vị quan chức cũng tự xỉ vả mình

bằng cách Tất cả giơ mạnh tay đều đặn tát vào hai má theo kiểu Thái giám có lỗi, mốt

nô tài đang thịnh hành trong phim Khang Hy đại đế [220; 64].

Rồi các chương trình truyền hình nội địa cũng hấp dẫn và cảm hóa người xem đến mức Mẹ vợ Vũ vốn Thứ trưởng về hưu đã ngoài bẩy mươi, dạo này những lúc ghen ngược, cũng đều nhí nhảnh chua chát cái giọng tấu hài của chương trình Gặp nhau cuối tuần [220; 52]. Nguyễn Việt Hà đã không giấu nổi cái nhìn mỉa mai trước những hiện trạng cuộc sống đương đại.

Khi các giá trị truyền thống bị lung lay thì đạo đức gia đình cũng có nguy cơ rạn vỡ. Nguyễn Việt Hà đa giễu nhại thói đạo đức giả xuất hiện nhan nhản trong xã hội. " Tấm gương" gia đình cái Thảo là một ví dụ:

Bố nó chăm bà nó đã được mười lăm năm. Chuyện bố nó nuôi mẹ được đăng lên mục " Giữ gìn truyền thống cũ" của một tờ báo đoàn. Mẹ nó cắt bài báo ép lên khung kính treo ngay lối cửa ra vào. Phía trên bài báo là một tấm ảnh cả nhà nó đứng quay xung quanh bà nội đang móm mém cười trong bộ áo dài đại lễ màu điều [220; 26]. Nhưng chứng kiến "sự chăm sóc tận tình" của gia đình nó với bà mới thấy hết sự "hiếu thảo" của con cháu. Bà được sống trong một căn buồng lờ nhờ sáng hôi hám kinh khủng, cháu chăm bà ăn bằng cách cả mâm cơm để trong một cái quang bằng mây. Cái Thảo đứng ở cửa buồng, lấy một cái đòn tre dài câu cái quang vào giường bà nó...Bà

nó chợt sủa " gâu gâu ", cái Thảo cẩn thận nhấc cái đòn tre ra, ở trong cái quang mây lúc này lộn xộn những bát đũa của bữa trước [220; 26].

Nguyễn Việt Hà giễu nhại cả những mối quan hệ giả dối. Chẳng hạn mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu và mối quan hệ vợ chồng như bố mẹ Nhã:

Cô thôn nữ vùng đất chiêm trũng lấy được anh sinh viên quý tộc trường Ngoại Giao chỉ vì xinh đẹp. Vụng về nữ công gia chánh và mù chữ. Trí thức với nông dân kiểu này khó có thể liên minh. Cái liềm sẽ chặt gẫy cái bút. Ngài Vụ trưởng tương lai nhận ra điều ấy thì đã quá muộn. Đành sửa sai đời mình bằng cách chỉ lòng thòng với nàng nào biết hai ngoại ngữ [221; 49]. Những câu chuyện ấy khiến cho người đọc phải bật cười mà chua chát. Mọi mối quan hệ tưởng như đạo đức lại tỏ ra giả tạo đến mức lố bịch.

Từng là một công chức nhà nước, Nguyễn Việt Hà hiểu hơn ai hết đời sống của tầng lớp người này. Họ cũng trở thành đối tượng giễu nhại của anh. Công việc của họ

là một thứ công việc đơn điệu, nhàm chán: Hoàng đi làm theo tuyến nhất định. Sự đơn

điệu trong quỹ đạo chuyển động là một đặc trưng mang đầy tính công chức. Đi xe đạp vòng nửa bờ hồ. Khi tan về nốt vòng kia. Một tháng vẽ đủ ba mươi vòng. Những số không tròn trĩnh ngẫm ngầm minh họa cho một thứ triết lí hư vô rẻ tiền [221; 52]. Bởi

vì nói là công việc nhưng nó chẳng có gì để làm, phòng có tới mười tám người nhưng

công việc chỉ đủ cho năm người [221; 52], do đó làm việc chỉ là hình thức. Sáng đến cơ

quan Rút tập chứng từ dầy để trên mặt bàn. Nó là biểu tượng vàng ngọc của tám tiếng.

Cuối giờ cứ y nguyên như vậy cất vào [221; 53]. Và khu nhà cơ quan trở thành một thứ vườn trẻ để gửi con ông cháu cha. Đi làm nhà nước trở thành thứ đường diềm trang trí cuộc đời của những tiểu thư và công tử.

Công chức cũng không cần phải học cao, biết rộng, làm mãi rồi thành quen. Đây

là lời tâm sự rất thật của một nữ cán bộ ngân hàng có nhiều năm kinh nghiệm: Cô nói

là hồi xưa không có điều kiện học hành như chúng tôi vì hoàn cảnh riêng vất vả trong khi đấy đất nước còn khó khăn. Tuy nhiên, nhờ sự chăm chỉ trong công tác, lễ phép với các bậc cha chú ở ngành mà giờ đây cô trở nên vững chắc trong nghiệp vụ... Khi ký duyệt các kế hoạch xin vay của đơn vị cô đều không đọc vì có đọc cũng không hiểu. Cô phân biệt các loại séc và các loại chứng từ theo màu sắc. Séc định mức màu gạch cua.

Séc thanh toán màu xanh cốm non còn giấy nhờ thu làm bằng pơ-luya mỏng [221; 324].

Vì vậy thực trạng của các ngành hiện ra trong văn chương Nguyễn Việt Hà thật lố bịch, đáng cười:

- Hôm ti vi đang quay hội nghị tổng kết ngành điện, ông Giám đốc sở truyền tải đọc báo cáo thành tích dài mười tám trang dưới ánh sáng một cây bạch lạp.

- Vụ phó hồn nhiên tin rằng đã đá bóng giỏi thì rất khó học chữ giỏi, đặc biệt là các cầu thủ quen chơi bóng bằng đầu.... Một hiện thực tồi tệ, hiện thực này phải được cải tạo, vài quan chức thể thao đang chạy tiền làm tiến sĩ thể chất hệ tại chức đau đớn tuyên bố [221; 49].

Cảm nhận về giọng điệu tiểu thuyết của anh có người thấy "vừa hài hước, giễu cợt vừa nồng hậu, ấm áp" (Thu Hà), có người lại thấy nó hơi "quá đà", đôi lúc "bất nhẫn". Nhưng trên hết ta thấy giọng giễu nhại trong tiểu thuyết của anh đã bộc lộ một cái nhìn suồng sã, phi thành kính thậm chí nhiều lúc cay đắng, tàn nhẫn. Điều đó thể hiện một tinh thần phủ định quyết liệt vào cái lỗi thời, căm ghét sâu sắc sự giả dối, tiêu cực, đồi bại và phi lí. Đó cũng là nhu cầu khẳng định cá tính riêng khi nhà văn mang trong mình cảm quan hậu hiện đại.

3.4.2.3 Giọng triết lí

Cùng với nhu cầu khám phá và phản ánh chiều sâu hiện thực, trong văn xuôi xuất hiện giọng triết lí, suy tư trầm lắng. Triết lí có thể hiểu một cách khái quát nhất là những suy tư mang đậm màu sắc chủ quan về các vấn đề của đời sống, thể hiện cái nhìn sắc sảo và minh triết về nhân sinh. Chất giọng này bắt nguồn từ ý thức sâu sắc về cá tính cũng như về hứng thú nghiên cứu đời sống của nhà văn. Và nó chỉ có được với những nhà văn có vốn văn hóa, sự từng trải dồi dào và một thái độ lao động nghệ thuật nghiêm túc.

Đọc tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà người đọc dễ nhận ra anh cũng như nhân vật của anh rất hay triết lí. Tuy là những nhà văn trẻ, nhân vật của họ cũng là những người đã và đang trải nghiệm, họ mạnh dạn bày tỏ quan điểm của mình trong cuộc sống. Chính vì thế đọc tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà ta thấy giọng triết lí của anh thực sự gây ấn tượng.

Trước một vấn đề, mỗi nhân vật của Nguyễn Việt Hà luôn có một quan niệm riêng, một chính kiến riêng. Họ luôn hoài nghi, luôn tranh biện để tìm ra bản chất những vấn đề đời sống. Ví dụ trước đồng tiền, mỗi nhân vật cùng với bản tính và hoàn

cảnh riêng đã có thái độ, sự đánh giá khác nhau. Với Hoàng thì: Thực ra có nhiều tiền

không phải là xấu. Bạn tôi đã giầu và em tôi đang tập tọng làm giầu. Tôi đã thấy nhiều người có tiền, hoặc tốt hoặc không tốt. Tôi đọc đâu đó thấy rằng đồng tiền không có khuôn mặt riêng, nó mang bộ mặt người cầm nó. Cũng có lý, đồng tiền ở trong tay người đại lượng thì khoát đạt, ở đứa tiểu nhân thì đê tiện [221; 113]. Hoàng không có nhiều tiền và dường như Hoàng không có khát vọng kiếm tiền như Tâm, Nhã. Đồng tiền không phải là động lực trong cuộc sống của Hoàng, vì thế cách anh nói về tiền có vẻ bình thản và khách quan.

Còn Nhã, khi thất bại trong tình yêu, khi hạnh phúc tuột khỏi tầm tay cũng là lúc cô nhận thấy ý nghĩa quan trọng của đồng tiền trong cuộc sống. Nhã đã khẳng định rằng: Muốn không ai dẫm đạp lên mình thì phải có tiền. Tôi chưa thấy ai nhiều tiền nhu nhược và nhân hậu. Cũng có người rộng rãi, cũng có kẻ bủn xỉn nhưng trong tất cả bọn họ bói không ra một người trung thực... Tôi biết, tiền không đem lại hạnh phúc nhưng nó là phương tiện tốt nhất để đi đến hạnh phúc [221; 238]. Và khi đã trở thành người có tiền, khi đã phát huy tác dụng của đồng tiền thì Nhã lại chua chát thấy rằng:

Muốn biết rõ về ai, nên nhúng người ấy nhiều lần vào tiền. Cái thứ dung dịch siêu thượng này làm trôi đi tất cả những màu mè bọc ngoài. Đạo mạo trở nên hau háu lỗ mãng. Dịu dàng trở nên chua ngoa, cướp giật. Lịch sử nhân loại chứng kiến số người tự tử vì tiền gấp mười tám lần số người tự tử vì tình [221; 436].

Cũng là một kẻ có tiền nhưng đồng thời còn có quyền, Vũ thấy được sức mạnh kì

diệu của đồng tiền. Với anh Tiền bạc là phẳng được nếp nhăn xưng hô tuổi tác [220;

70].

Còn Tâm, một thanh niên trẻ tuổi đang háo hức và khát khao kiếm tiền một cách

chân chính thì: Đông Âu là một môi trường tốt để kiếm tiền nhưng không phải là chỗ

để làm giàu. Tôi hiểu giàu theo nghĩa sang, tôi hiểu giàu theo nghĩa tự trọng [221; 291].

Với họ, tình yêu cũng thật muôn màu muôn vẻ. Nếu như Tâm nghĩ: Tình yêu là một khái niệm rất đẹp. Đẹp đến mức nó chỉ có trong tiểu thuyết. Một mớ lý thuyết lấp

Một phần của tài liệu Những yếu tố hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương và Nguyễn Việt Hà (Trang 115)