Các dạng thức nhân vật trong tiểu thuyết

Một phần của tài liệu Những yếu tố hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương và Nguyễn Việt Hà (Trang 49)

2.2.3.1 Nhân vật dị biệt với bút pháp kì ảo:

Nhân vật kì ảo không phải là dạng thức nhân vật mới trong văn học Việt Nam. Thời trung đại, nó gắn với thể loại truyện truyền kì, chí quái...

Nhân vật dị biệt hay kì ảo bắt đầu xuất hiện với tần số cao, nằm trong ý định nghệ thuật của người viết, đặc biệt trong tiểu thuyết Việt Nam từ thời kì đổi mới với hình

tượng người đàn bà câm (Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh) rồi nở rộ ở những năm

gần đây trong các tiểu thuyết của Phạm Thị Hoài với nhân vật Quang lùn, bé Hon (Thiên sứ), Hồ Anh Thái với nhân vật Mai Trừng (Cõi người rung chuông tận thế),

Võ Thị Hảo với Từ Lộ, dã Nhân, chàng Cá bơn (Giàn thiêu), Tạ Duy Anh (Thiên thần

sám hối) …Và Nguyễn Bình Phương…

Trong sự biến đổi của kĩ thuật tiểu thuyết đương đại các tác giả thường “dị hóa” nhân vật về hình thức lẫn tính cách. Tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương chứa hàng loạt các nhân vật dị biệt. Đây là một cách đối thoại hay chối từ quan niệm điển hình hóa của chủ nghĩa hiện thực truyền thống hay một cách “làm mới hiện thực”. Khi điểm nhìn trần thuật được trao cho các nhân vật này, ta sẽ có cái nhìn khác với truyền thống, khác với logic thông thường của số đông nhưng không kém phần thú vị và do vậy cũng cho ta những ý nghĩa khác, những giá trị khác.

là kì lạ, ảo là không có thực. Nhân vật của Nguyễn Bình Phương có cả hai tính

chất trên nhưng nghiêng về cái ảo hơn là cái . Những hồn ma trong tác phẩm như là

sinh thể gần gũi với đời thường, cũng có tâm tư, kí ức, ám ảnh rất người và đặc biệt, chúng giao du đi lại với thế giới người một cách tự nhiên. Xóa bỏ khoảng cách giữa cái bình thường và cái dị biệt, cái không bình thường dễ dàng được chấp nhận và trở thành

cái nhật thường, đó là bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương khi xây dựng các nhân vật kì ảo.

Thoạt kì thủy – nhân vật chủ yếu là những con bệnh tâm thần: “Linh Sơn có nhiều người điên, họ hay tụ tập ở các cột cây số múa hát í a” [216; 16]. Có người điên sau chiến tranh, như Hưng, có kẻ gần như mất trí vì rượu như ông Phước, và nhiều kẻ điên bẩm sinh, như Tính. Thế giới người điên hiện lên ở đây là một thế giới phi logic, rối rắm, đứt đoạn, từ hành động phi lí: “nhặt đá đáp lên trời”, đến nói lời mê sảng, chủ

yếu chỉ nhắc lại lời của người khác cùng những ám ảnh của mình: “Tay mọc đầy rêu.

Mặt mọc đầy rêu. Răng mọc đầy rêu…” [216; 45]. Dấu vết cuộc sống được tái hiện thông qua đầu óc điên loạn của Tính gần như trọn vẹn nhưng bằng một cảm quan khác:

“Con rắn cạp nong trôi qua người tao thế là anh lấy chị Hiền nhỉ?”, hay “Hiền đặt bóng vào tường. Tường cắn chặt bóng Hiền không thả ra in mãi với bóng thạch sùng”

[216; 69]. Tính hiện ra như một tâm hồn khuyết tật, một sản phẩm của bạo lực, chiến tranh.

Những đứa trẻ chết già, ứng với không – thời gian bị phân tuyến: quá khứ - hiện tại; cõi âm – cõi dương là hai tuyến nhân vật: cõi trần có gia đình Trường hấp, gia đình ông Trình… và cõi âm với thế giới người âm luôn di chuyển với nhân vật chính

được gọi là Ông. Tất cả cùng tồn tại trên mảnh đất Thái Nguyên đầy huyền bí. Điểm

nhìn của tác phẩm chủ yếu được trao cho nhân vật Ông – với phần tâm tư miên man

khắp phần “Vô thanh”. Các nhân vật kì ảo khác được tái hiện thông qua dòng tâm tư này.

Mở rộng ra các tiểu thuyết khác của Nguyễn Bình Phương, ta nhận thấy có các dạng nhân vật kì ảo như sau:

- Nhân vật biến dạng:

Biến dạng (bao gồm cả thủ pháp phân thân, hóa thân) vốn là một mô tip quen thuộc trong các tác phẩm của Kafka, Iônexcô với các hiện tượng con người bị biến thành tê giác, con bọ hay cái ghế… Nguyễn Bình Phương đã vận dụng phương thức này như một cách “lạ hóa” các nhân vật của mình. Cái chết của lão Hạng qua hồi ức

của nhân vật Ông thật là kì lạ: “Khi gỡ lão ra, người ta thấy có một vết rộng bằng gang

lão cứ xanh dần, xanh dần (…) còn cái cây thì rung rung và đỏ hồng lên như một cơ thể sống” [218; 52]. Cây hóa người, người hóa cây, sự hóa thân này phải chăng là một ước muốn thoát khỏi cái nặng nề cực nhục của thực tại để vươn đến một cái gì đó trường tồn bền bỉ như cây xà cừ hay cây tùng kia. Sự biến dạng của lão Biền khi chết:

“người mọc đầy tóc, không ai nhận ra lão nữa” [218; 108], lại diễn tả một sự tha hóa của con người, như một sự trừng phạt tội ăn cắp của lão trong quá khứ.

Biến dạng liên tục của người đàn bà mà Kiền, chồng dì Lãm đi theo: bà già → người đàn bà trạc 40 tuổi → cô gái trẻ → đứa con gái 13 → đứa trẻ; biến dạng của Kiền thành đứa bé trong nôi gợi nhớ đến sự hóa thân của những nhân vật cổ tích Việt Nam. Nhưng cô Tấm trong cổ tích sau những biến dạng trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc thì sự biến dạng ở đây là cái chết đang chờ đón nhân vật. Bởi vậy, đây là một trong những hình thức nhại các môtip của cổ tích.

Nhân vật hóa thân, biến dạng, một mặt thể hiện tính “trò chơi”, một trò ú tim của

văn chương, như Milan Kundera từng quan niệm tiếng gọi của trò chơi là tiếng gọi hấp

dẫn nhất trong tiểu thuyết hiện đại”, ở đây là một cuộc chơi về nhân vật. Cái ảo ở đây giúp giải phóng tối đa cho trí tưởng tượng, giải phóng nhà văn ra khỏi sự cầm tù của yêu cầu phản ánh hiện thực kiểu truyền thống. Mặt khác, sự thay hình đổi dạng của các nhân vật diễn tả một suy tư rất nghiêm túc của nhà văn: sự tồn tại của mọi vật, của mỗi con người trong cõi nhân sinh này chỉ là khoảnh khắc trong vô tận của cái phù du. Nhận xét có vẻ tàn nhẫn trên đây giúp con người khiêm nhường hơn khi nói đến chính mình, ảo tưởng về sức mạnh “thống trị muôn loài” của con người đã bị hóa giải.

- Nhân vật tái sinh (hay một cuộc sống sau cái chết):

Nhân vật Ông trong Những đứa trẻ chết già có thể là một tiền kiếp hay hậu thân

của Hải, với hiện tại là một cuộc đi vào hư không, và quá khứ là ngồn ngộn những kí ức về một ngôi làng xa xôi nào đó. Nhân vật Hoàn trong Người đi vắng lại có một

cuộc trốn chạy vào tiền kiếp, ở đó, Hoàn gặp lại hình ảnh của mình ngày xưa: “Hoàn

lần ra mép sông soi xuống dòng nước cũ... Hoàn hỏi khuôn mặt đứa con gái: - Mày là tao ngày xưa phải không? – Vâng ạ! – Khuôn mặt đứa con gái hơi bị nhòe đi vì chính câu trả lời của nó”. [215; 165].

Trong Những đứa trẻ chết già, bóng ma hiện về ở đám cỏ bãi tha ma vào ban đêm có bóng một người con gái chập chờn, khi thoát xác thành ma rắn: "cô gái này trắng mơ như sương khói, chẳng nhìn rõ mặt mũi gì cả" [218; 169]. Hằng đêm, cô gái ấy làm tình với Quang. Kiền nhiều lần theo dõi Quang và phát hiện ra sự kì lạ này. Cho đến một đêm khi Kiền ra bãi tha ma, anh cũng bắt gặp cô gái ấy và muốn làm tình với cô, nhưng sau đó anh đã kêu lên hoảng hốt bởi dưới thân anh không còn là hình ảnh một cô gái xinh đẹp nữa mà là một con rắn vừa lột da mềm nhũn. Sau đó, đám cỏ ấy cứ úa vàng và run rẩy cất lên những lời yếu ớt. Có khi ma là bóng người dị dạng chuyển

động chậm chạp: "Những người đó mặc quần áo trắng toát, kẻ nào có đầu thì mắt xanh

lè, kẻ có tai thì dài thõng thượt. Chính lão Vòng kêu ầm lên khi đang đái, lão bị một bàn tay nhớt nhát xua khắp mặt. Còn mụ Quản thì bao giờ cũng khẳng định là hễ đêm xuống lại thấy hai con ma một đực một cái ôm nhau khóc ri rỉ bên trái nhà mụ" [216; 210].

Trong Những đứa trẻ chết già, giữa ban ngày, một con ma hiện hình trong bóng

một đứa trẻ trắng toát ngồi ở ghềnh đá: "Không có mặt. Cái bóng thằng bé không có

mặt. Ở đó chỉ là một cái hốc tối được viền bằng mớ tóc bám đầy rong rêu" [218; 243]. Ở cuốn tiểu thuyết này, số lượng ma hết sức đông đảo, không chỉ là một bóng ma mà là một túm, một đàn, rất nhiều lần ma xuất hiện trong đám đông. Ma là đàn bà, đàn ông, là cặp vợ chồng, là người dân bị chết oan... Một thế giới đầy đủ như thế giới người nơi dương gian.

Tiểu thuyết Người đi vắng ma xuất hiện bốn lần dưới dạng vật mờ ảo. Người ta

nhận ra ma qua bóng dáng một người đàn bà quái dị bên một cái xác của một người

đàn ông bí ẩn: "Đó là bóng người đàn bà gầy guộc không có mặt, chỉ một khoảng trống

tối tăm được khuôn lại bởi mái tóc dài xám nhưng rối loạn... Trên tấm phản trong nhà một hình người sáng cạnh lập lờ nằm dài, hai chân duỗi thẳng, tay phải co lại, tay trái duỗi thẳng xuống mép phản. Đó là người đàn ông tầm thước, không mặc quần áo, dương vật mềm đổ lật sang bên" [215; 94]...

Sự đậm đặc các "nhân vật ma" thể hiện một kiểu tư duy nghệ thuật riêng của Nguyễn Bình Phương. Nhân vật "ma", tuy rất nhiều hình hài và xuất hiện ở những không gian, thời gian khác nhau nhưng đều gợi những ám ảnh về những kiếp người đã

đi qua cõi đời. Nó liên quan và tương tác với các nhân vật đang sống như một khơi gợi, một đe dọa ghê rợn từ một cõi khác. Và nhiều lúc, chính bóng trắng mờ ảo ấy lại soi tỏ tâm tư và số phận người đang sống, góp phần hoàn thiện bức chân dung tinh thần của nhân vật.

- Nhân vật mất tích

Kiểu nhân vật này tiếp tục là một thể nghiệm nữa của Nguyễn Bình Phương. Ngồi

đưa ra hai trường hợp mất tích, đó là Quân – chồng Thúy và bố Nhung – đồng nghiệp của Khẩn. Một là bộ đội mất tích trong chiến tranh, một biến mất giữa thời bình cùng một số tiền lớn của cơ quan. Sự mất tích của bố Nhung cho thấy chiến tranh vẫn còn đó, nó ngưng đọng thành nỗi đau âm ỉ, dai dẳng, dằn vặt cả người sống và người chết. Bà nội Nhung mòn mỏi, hao gầy vì buồn phiền, thương nhớ con trai; lúc nào cũng ngồi bất động, còng queo trên ghế và dán mắt vào vô tuyến. Đến khi chết, bà vẫn đi tìm con

"Mẹ tìm mãi mà không thấy con, Dũng ơi là Dũng, bây giờ con đang ở đâu hả con"

[219; 85]. Nhung tìm cha chính là đi tìm cho mình một lí do để tiếp tục sinh tồn.

Cuộc tìm kiếm bố Nhung khác hẳn cuộc tìm kiếm Quân. Trước sự việc Quân mất tích, Khẩn thực sự choáng váng. Bố mẹ Quân đến cuối tác phẩm vẫn không biết gì, chỉ có em gái Quân hốt hoảng đi tìm. Liên – bạn thân của Khẩn và Thúy coi chuyện ấy thời nay là thường, thậm chí "càng rảnh chân rảnh tay". Thúy với cảm giác đầu tiên là xấu hổ vì sợ mọi người nghĩ mình là tòng phạm; cô không lo tìm Quân mà lo thnah minh cho chính mình. Là vợ chồng, có với nhau hai đứa con, Thúy vẫn không biết gì về Quân. Quân đã bị xóa bỏ trong Thúy từ trước khi anh ta mất tích.

Nhân vật bị mất tích, người đi tìm không muốn tìm thấy – một cách nhìn cuộc sống và con người rất mới mẻ của nhà văn so với truyền thống. Trong khi Ngọc tìm mọi cách lần tìm tung tích của Quân thì Thúy lại mê mải làm tình với Nghĩa, sa vào

những cuộc ăn chơi trác táng. Câu chuyện về những nhân vật mất tích trong Ngồi gợi

người đọc nhớ tới T mất tích của Thuận. Người chồng của T không ngạc nhiên về việc

vợ mình bỏ đimà còn tiên đoán trước được việc đó. Sự kiện T mất tích đã làm cho cuộc sống của nhân vật Tôi bị đảo lộn và thường xuyên bị phá quấy. Nhân vật đưa ra mọi lí do nhằm từ chối tham gia tìm T cùng cảnh sát.

Tình huống con người mất tích như một liều thuốc thử làm nổi lên cái bản chất đáng sợ của hiện tồn. Thì ra con người tồn tại hay mất đi cũng chẳng khác gì nhau. Xã hội, những người xung quanh sẽ chẳng bao giờ bận tâm vì một tấm chân dung. Cuối

tác phẩm Ngồi, nhà văn chen vào một thông tin ngẫu nhiên, đó là chi tiết các nhà khảo

cổ tìm lại được tượng của một nữ thần cổ nhất. Hóa ra, người ta có thể kiên trì bằng nhiều năm đi tìm một vị thần hư ảo, nhưng lại không muốn bỏ ra chút công sức nào để tìm kiếm một con người vừa mới đây có mặt ở cõi nhân sinh. Chi tiết nhỏ, tưởng như không có dụng ý gì đã cảnh báo về giá trị người trong xã hội đương đại.

Một phần của tài liệu Những yếu tố hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương và Nguyễn Việt Hà (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)