Hiện thực trong cái nhìn đa chiều, phức tạp

Một phần của tài liệu Những yếu tố hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương và Nguyễn Việt Hà (Trang 78)

Cơ hội của Chúa mở ra một hiện thực của đất nước những năm 89, 90 khi mà cơ chế thị trường đã làm đảo lộn cuộc sống cũng như nếp sống của con người. Bối cảnh chính của câu chuyện là mảnh đất Hà thành. Đây là nơi đầu tiên tiếp thu luồng gió

ngoại quốc vào Việt Nam và chứng kiến những sự thay đổi đến chóng mặt: Tháp rùa

ngơ ngác nhìn Hà Nội đang quen dần buôn lậu và tập tọng nghiện ngập. Đàn ông đã biết bật nắp Heineken và đàn bà cũng quen dần với vị Coca [221; 62]. Khung cảnh một buổi dạ hội chi đoàn thanh niên cũng bộc lộ rõ bộ mặt xã hội lúc bấy giờ: xe thì

ngập đầy những Autor và Moto đời mới; rượu đa phần là Wisky và Cognac; Bia cũng

nhiều, Heineken để lẫn 333; Phụ nữ thì quá nửa ăn mặc đầm còn ngôn ngữ hội thoại

chủ yếu là tiếng Anh, Pháp, Nga. Rất hiếm tiếng Việt [221; 62].

Sự thay đổi này khiến người ta phải suy ngẫm. Đáng buồn cười cho một thực tế là

nền kinh tế Việt Nam những ngày mở cửa vẫn để khoảng cách xa giữa quốc doanh và ngoài quốc doanh.Buôn lậu không thể là ngoại lệ. Quan buôn lậu có thể hơn dân buôn lậu. Những phi vụ xuyên dọc chiều dài đất nước có thể là của dân, nhưng muốn xuyên ngang quốc gia chỉ có thể là của quan [221; 62]. Qua lối "umua đen" của nhà văn, đâu đâu cũng thấy "những khái quát xanh rờn" về thế cuộc và con người. Cuốn tiểu thuyết "dường như không đủ niềm tin để dựng nên một nhân vật chính diện, theo ý nghĩa đầy đủ của từ này, dù gắng gỏi" [174; 149].

Đọc Khải huyền muộn ta cảm thấy đau lòng trước những hiện thực màu tối mà ta

vẫn thấy hàng ngày, hàng giờ giúp nhà văn đưa ra những khái quát xanh rờn (Hoàng

Ngọc Hiến). Đó là thực trạng nền thể thao nước nhà, lẽ ra phải lành mạnh như tinh thần thể thao thì lại chứa đầy ung nhọt. Chứng kiến cảnh đám cưới vui vẻ, thừa mứa ở một vùng tỉnh lẻ Vũ biết rằng nó là kết quả của một dự án trọng điểm.... Như vậy, nhìn hiện thực ở mặt trái của nó, Nguyễn Việt Hà đã nhằm bày tỏ một thái độ phê phán và bất bình trước những thực trạng đau lòng của đời sống. Hiện thực đó khiến người đọc

không thể làm ngơ, phải giật mình suy ngẫm. Phùng Gia Thế cho rằng "Độc đáo trong

thấy đâu là lý tưởng, bản ngã, đâu là ý nghĩa đích thực của cuộc đời. Thế cuộc hỗn loạn, trớ trêu. Các thang bảng giá trị đời sống tan tành đổ vỡ. Cả những niềm tin tôn giáo cũng trở nên ngờ vực, mong manh". Giống như cách nhìn đời sống của Nguyễn Bình Phương, ở Nguyễn Việt Hà, "... những đổ vỡ của đời sống, suy đồi của phong hóa chẳng có gì đáng ngạc nhiên trong con mắt nhà văn... Anh ta hiểu rõ sự bất lực của mình trong việc đòi lại trật tự cho cái đời sống đó. Tốt hơn cả là chơi với nó"

[174; 148].

Hiện thực được phản ánh trong hai cuốn tiểu thuyết không chỉ dừng lại ở một người hay một nghề. Nó mở rộng nhiều phạm vi hiện thực khác nhau. Đó có thể là đời

sống uể oải, đơn điệu, tẻ nhạt của đám công chức mà sinh hoạt của họ là một vũng lầy

đọng những thói nửa hay nửa dở của đám tiểu thị dân [220; 220]. Cơ quan nhà nước là một thứ vườn trẻ con ông cháu cha, công việc thì chả có gì mà làm. Đời sống văn chương nhìn bề ngoài có vể bình lặng nhưng bên trong cũng chứa những sự phức tạp, lẫn lộn giữa sự trong sáng và giả dối, giữa cao cả và thấp hèn. Là một người cầm bút, Nguyễn Việt Hà ý thức được sâu sắc những nỗi cay đắng của một người theo nghiệp

văn chương. Là nhà văn thì phải viết cho dù nổi tiếng hay không nổi tiếng. Nhưng có

một tí tẹo danh mọn thì thật khắc nghiệt, cảm thấy khó viết hơn. Hoàn toàn không hẳn là hết vốn sống hay cạn kiến thức. Có nhiều lí do dung tục lắm. Thường thì cả đời người viết luôn luôn bị bôi. Người này bôi cho tí son, người kia bôi cho tí mực [220; 333].

Thật vậy, Cơ hội của Chúa không phải là câu chuyện của ước mơ, mà là sự phơi

bày cái trắng trợn của đời sống, theo một cách riêng... Khải huyền muộn thì Sự "bậy bạ", "nhố nhăng", "vô nhân",... của nhân vật (quan chức, người mẫu, văn nghệ

sĩ...), chuyện vợ chồng lừa dối nhau, đút lót chạy chọt, tiêu tiền nhà nước, chuyện lừa

thày phản bạn, ngoại tình, chơi gái... tóm lại, những đổ vỡ của đời sống, suy đồi của phong hóa chẳng có gì đáng ngạc nhiên trong con mắt nhà văn. Tất cả những thói tật của cuộc đời được đưa lên cùng một mặt sân giá trị sòng phẳng. Nhà văn không thể, và cũng chẳng có quyền năng gì để phán xử chúng. Anh ta hiểu rõ sự bất lực của mình trong việc đòi lại rật tự cho cái đời sống đó. Tốt hơn cả, là chơi với nó [174; 149]. Đây

là kiểu cảm quan đời sống đặc thù đã thể hiện sinh động trạng thái hậu hiện đại của Nguyễn Việt Hà.

Một phần của tài liệu Những yếu tố hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương và Nguyễn Việt Hà (Trang 78)