Những thể nghiệm về cốt truyện

Một phần của tài liệu Những yếu tố hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương và Nguyễn Việt Hà (Trang 89)

3.2.2.1 Sự phá vỡ mô hình cốt truyện truyền thống

Từ điển thuật ngữ văn học coi cốt truyện là “hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định tạo thành một bộ phận cơ bản và quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm thuộc các loại hình tự sự, kịch” [5; 88].

Với tiểu thuyết hiện đại, vai trò của cốt truyện bị giản lược đến mức tối đa. Nhà

trúc. Mỗi nghệ sĩ thể hiện một cách ứng xử nghệ thuật mới, đồng thời cũng mạnh dạn thể hiện cách cảm nhận đầy sáng tạo và bất ngờ của anh ta về cuộc sống.

Với hai cuốn tiểu thuyết của mình, Nguyễn Việt Hà tỏ ra là một người có những ý tưởng khá táo bạo trong việc phá vỡ khung tự sự truyền thống để thể hiện cái hiện tại

đang vận động. Cả Cơ hội của ChúaKhải huyền muộn đều có cốt truyện lỏng lẻo,

khó tóm tắt được. Các chương của cuốn tiểu thuyết là những mảnh tâm trạng hoặc những câu chuyện rời rạc được xếp cạnh nhau, chồng chéo lên nhau, lẫn vào nhau một cách khó hiểu. Người lười biếng sẽ thấy thật khó đọc. Người thích rành mạch sẽ thấy lối viết này bề bộn, phức tạp, rườm rà. Những thể nghiệm tiểu thuyết của nhà văn giúp ta nhận ra một điều: không thể đọc như trước đây được nữa. Tuy nhiên, dựa vào lý thuyết văn học hậu hiện đại phương Tây - sự ảnh hưởng của nó thâm nhập vào động cơ sáng tạo, tư duy nghệ thuật nhà văn - ta có thể nhận ra ở đó mấy đặc điểm sau trong việc cách tân cốt truyện của tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà:

3.2.2.2 Sự nới lỏng cốt truyện

Cơ hội của ChúaKhải huyền muộn với cốt truyện được giản lược một cách

tối đa. Cơ hội của Chúa là câu chuyện xoay quanh mối quan hệ giản đơn giữa Hoàng,

Nhã, Tâm, Bình, Thủy. Hoàng và Nhã hiểu nhau, chăm sóc nhau nhưng giữa họ chỉ là tình bạn trong sáng. Gần 500 trang tiểu thuyết, chương này, chương khác nối tiếp nhau

như không có bàn tay gia công, sắp đặt của nhà văn. Cốt truyện bị nới lỏng trong

hội của Chúa không phải không có biến cố. Đó là Lâm vì cái lợi trước mắt đã bỏ Nhã một mình với cái thai ba tháng; Thủy quyết định chấm dứt với Hoàng để theo Trần Bình đến với trời Tây; là khi Phượng tâm sự về chuyện tình của cô với Bình mà bấy lâu cô không nói ra… Những biến cố đó có thể ảnh hưởng một phần đến cuộc đời nhân vật nhưng nó không đủ sức tạo ra bước ngoặt cho câu chuyện. Cuộc sống cứ hiện lên tự nhiên, chân thật, khách quan như vốn có.

Cốt truyện của Khải huyền muộn cũng vô cùng đơn giản: một tay nhà văn trò chuyện với cô người mẫu, đề nghị cô ta làm nguyên mẫu cho nhân vật của cuốn tiểu thuyết mà anh ta đang khởi sự viết. Và câu chuyện bắt đầu từ việc cô người mẫu kể về cuộc nói chuyện giữa hai người, ở ngôi thứ nhất xưng “tôi”. Từ đó câu chuyện cứ tràn ra trên trang giấy, chuyện này nối tiếp chuyện kia, lúc lại đan xen hòa quyện. Có khi là

câu chuyện của nhân vật Vũ, một quan chức cấp cao ngành TDTT; có khi là câu chuyện về cuộc đời người mẫu Cẩm My; có khi lại là câu chuyện về nhà văn, nghề văn và có khi là câu chuyện về linh mục Đức. Nhân vật, sự kiện, chi tiết cứ tràn ra trên trang giấy không theo một lớp lang, trình tự nào. Cốt truyện gây cảm giác tùy tiện, xộc

xệch đã từng thấy trong Cơ hội của Chúa như được thả lỏng hơn trong Khải huyền

muộn.

Rời xa thi pháp tiểu thuyết truyền thống, Nguyễn Việt Hà đã quan tâm nhiều hơn đến việc miêu tả hành động bên trong của nhân vật. Đây cũng là lí do khiến cho cốt truyện trở nên lỏng lẻo.

Câu chuyện trong Khải huyền muộn cũng chảy trôi theo dòng suy tư của nhân vật. Cô người mẫu thật kể lại cuộc đời mình như một nguyên mẫu nhưng thực ra cô cũng đang nhìn lại cuộc đời mình, buồn vui về nó và không ít lần cô cảm thấy chua xót trước sự đời. Vũ là quan chức ngành TDTT nhưng ít khi ta thấy anh hành động mà chủ yếu là những day dứt trong tâm tư về sự tha hóa của chính mình và người xung quanh. Câu chuyện còn là suy tư của nhà văn về nghề văn và công việc viết văn…

Cái gọi là “cốt truyện” trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà thật đơn giản. Dường như anh không muốn can thiệp vào cuộc sống đang bề bộn mà muốn nó tự

nhiên bày ra trên trang sách. Nguyễn Việt Hà chú ý “bày ra một sự hỗn mang trong tác

phẩm như là muốn đặt chúng trong mối tương ứng với sự nhiễu loạn một số giá trị, nhiễu loạn một số tiêu chí trong các quan hệ xã hội – con người đương đại?” [84].

3.2.2.3. Cốt truyện dang dở

Hiện thực trong quan niệm của nhà tiểu thuyết hiện đại là một hiện thực dở dang, không hoàn kết, phi trật tự, phi trung tâm. Truyện đã đặt dấu chấm hết nhưng cuộc sống chưa phải đã kết thúc. Cốt truyện dở dang với kết thúc mở, bỏ ngỏ đã phát huy tính dân chủ tối đa trong tiếp nhận.

Đọc đến trang cuối cùng của tiểu thuyết Cơ hội của Chúa, người đọc sẽ vẫn mãi

không thôi đặt câu hỏi về số phận các nhân vật Nhã, Thủy, Bình, Hoàng, Phượng… bởi câu chuyện về họ vẫn dở dang, nhà văn cũng như người đọc không thể biết được hết. Các nhân vật vẫn tiếp tục cuộc sống với niềm tin mà mỗi người tự đặt ra cho mình và đang theo đuổi. Mỗi người đọc với một niềm tin riêng của mình cũng sẽ tự tìm ra câu

trả lời. Và sau những câu chuyện dang dở ấy ta lại gặp một giai thoại thiền đương đại.

Câu chuyện kết thúc tác phẩm Cơ hội của Chúa nhẹ nhàng nhưng lại ẩn chứa một triết

lí nhân sinh sâu sắc. Cuộc sống xô bồ, hỗn tạp, cái ác, cái xấu phải giao tranh quyết liệt với những gì tốt đẹp, thanh sạch. Con người không thể đổ lỗi cho khách quan về sự tha hóa của mình. Lời đáp của nhà sư phải chăng là một thông điệp mà Nguyễn Việt Hà

muốn gửi gắm: mỗi ngày tôi đều đặn cố rũ bỏ tạp niệm phóng vào hư không những tư

tưởng thanh sạch như vậy không phải là giữ gìn sinh thái hay sao [221; 466]. Những câu chuyện dở dang về những con người trẻ tuổi, thông điệp cuối tác phẩm đã ám ảnh người đọc, khiến họ không thể không suy nghĩ về con người và cuộc sống đương đại. Dù còn siêu hình, hư vô và chỉ có thể thực hiện ngoài cõi trần thì thông điệp đó cùng với hệ thống nhân vật đã giúp ta hiểu rằng: cuộc sống luôn luôn mở ra những cơ hội.

Cốt truyện của Khải huyền muộn cũng cho thấy Nguyễn Việt Hà đã cố gắng để

biểu hiện một thực tại đang dở dang thông qua cấu trúc của cuốn tiểu thuyết. Câu

chuyện của Khải huyền muộn gồm bốn chương và một chương kết nhưng đến chương

ba, “cuốn tiểu thuyết” mà “nhà văn” bàn với người mẫu đã dở dang, đứt đoạn. Câu

chuyện của Khải huyền muộn đã được Nguyễn Việt Hà đặt dấu chấm hết bởi vì với

anh Một cuốn tiểu thuyết sẽ trọn vẹn hết ở chỗ người viết không thể và không còn muốn viết cố nữa [220; 351]. Vậy nên dù nhà văn đã dừng bút nhưng tiểu thuyết vẫn còn dở dang.

Kiểu cốt truyện như trên đã tạo nên dư ba trong lòng người đọc về một hiện thực chưa hoàn kết. Bằng thể nghiệm của mình, Nguyễn Việt Hà đã tạo ra được một khoảng trống hiệu quả trong tiểu thuyết, ở đó người đọc được tham gia đối thoại và sáng tạo câu chuyện, đặc biệt họ được đánh thức để đi tìm chân lí.

Một phần của tài liệu Những yếu tố hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương và Nguyễn Việt Hà (Trang 89)