1 Nghiên cứu xây dựng và phát triển ngành công nghiệp văn hoá của Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (Sở Văn hoá Thông tin Hà Nội 0 X-2/0-2006-3, Phạm Duy Đức
1.2.2. Phát triển công nghiệp văn hoá với xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc
đậm đà bản sắc
Phát triển ngành công nghiệp văn hóa là thực hiện chính sách kinh tế trong văn hoá của Đảng từ Nghị quyết Hội nghị Trung −ơng 5, khoá VIII.
Thứ nhất, Xây dựng phát triển công nghiệp văn hoá là quá trình sử
dụng ph−ơng thức công nghiệp hoá trong sáng tạo, phổ biến, trao truyền,
h−ởng thụ và l−u giữ các giá trị văn hoá một cách có hiệu quả nhất.
Việc sử dụng thành tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất các sản phẩm văn hoá nhanh hơn, tốt hơn, nhiều hơn, rẻ hơn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao và phong phú của xã hội.
Chẳng hạn, trong lĩnh vực sản xuất phim, băng hình, băng hình, nếu có Studio hiện đại, ng−ời ta có thể tiến hành một lúc sản xuất hàng chục sản phẩm, không phải tìm tòi, chọn lựa các nền cảnh ngoài trời, không phụ thuộc vào thời tiết, ánh sáng tự nhiên, tiết kiệm đ−ợc rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc. Làm phim hoạt hình, nếu vẽ bằng tay cho một bộ phim m−ời phút, thì phải vẽ đến 10 ngàn bức vẽ, sẽ nhanh hơn gấp nhiều lần nếu vẽ bằng công nghệ 3D trên máy vi tính. Sử dụng khoa học, công nghệ không chỉ giúp ng−ời ta sáng tạo (cả sản xuất) nhanh hơn, mà còn giúp phổ biến rộng hơn-đồng nghĩa với h−ởng thụ đầy đủ hơn, nhiều hơn và nhanh hơn. Do vậy, muốn cho các sản phẩm văn hoá đ−ợc công chúng đông đảo h−ởng thụ, phải thông qua các ph−ơng tiện thông tin đại chúng: hệ thống phát thanh, truyền hình, Itenrnet...để truyền bá. Một cuộc biểu diễn ca nhạc, thời trang, tạp kỹ...nếu có một sân khấu lớn, một hệ thống màn hình rộng, hệ thống âm thanh tốt...thì có thể giúp cho hàng vạn ng−ời th−ởng thức. Công nghiệp văn hoá đem sản phẩm văn hoá đến mọi ngõ ngách của đời sống xã hội, nơi rừng sâu, núi cao, hải đảo, buồng ngủ, phòng tập thể thao cho nhiều ng−ời, cho mỗi nhóm hay cá
nhân. Nó nâng cao tính chủ thể (cá nhân, cá thể hoá) trong h−ởng thụ và sáng tạo các sản phẩm văn hoá.
Nói đến cơ chế sáng tạo (sản xuất) công nghiệp là nói đến việc sử dụng khoa học, công nghệ hiện đại, cũng nh− cách thức, ph−ơng thức sản xuất hiện đại hàng loạt sản phẩm theo dây chuyền, có sự hợp tác của nhiều ng−ời, nhiều công đoạn. Cũng nh− các công nghiệp khác, ngành công nghiệp văn hóa có
thể đ−a lại một khối l−ợng sản phẩm lớn cho xã hội và khi cần thiết, có thể
thay đổi sản phẩm một cách nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu luôn biến đổi của xã hội. Điều đó nh− các nhà nghiên cứu đã khẳng định là, cùng với sự tăng tr−ởng thu nhập của ng−ời dân, sự tăng lên của tỷ trọng chi cho vui chơi văn hoá tăng lên và sự tăng lên của thời gian tiêu dùng văn hoá, tăng l−ợng tiêu dùng văn hoá nang cao lên nhanh chóng thì tính lựa chọn của mọi ng−ời đối với sản phẩm văn hoá cũng ngày một nhiều hơn…
Mặt khác, công nghiệp văn hoá còn giúp cho việc giữ gìn các sản phẩm
văn hoá đ−ợc lâu dài hơn. Các sản phẩm văn hoá đ−ợc sáng tạo với những
chất liệu, kỹ thuật công nghệ cao có thể l−u giữ đ−ợc lâu, hoặc san, chuyển để bảo tồn lâu dài. Các thiết bị công nghệ, kỹ thuật có thể giúp việc bảo tồn các hiện vật gốc, các sản phẩm văn hoá nguyên bản trong viện bảo tàng, l−u trữ, th− viện... Đối với những giá trị văn hoá dân gian, biểu hiệu, nếu có ph−ơng tiện kỹ thuật ghi hình, ghi âm l−u giữ lại khi các nghệ nhân qua đời, họ vẫn có thể truyền lại cho các thế hệ sau.
Trên đây là những mặt tích cực của công nghiệp văn hoá, song cũng không nên tuyệt đối hoá ph−ơng thức sản xuất công nghiệp văn hoá, vì công nghiệp văn hoá cũng có mặt trái của nó là làm mất đi tính độc đáo, tính cá thể hoá của sự sáng tạo văn hoá.
Thứ hai, Công nghiệp văn hoá kết hợp với thị tr−ờng lành mạnh sẽ đem
lại lợi ích to lớn cho sự phát triển văn hoá về ph−ơng diện kinh tế
Ngành công nghiệp văn hóa phát triển sẽ giúp cho một số lĩnh vực hoạt động văn hoá tạo ra những sản phẩm hàng hoá văn hoá trao đổi trên thị tr−ờng. Từ đó sẽ dẫn đến sự cạnh tranh trong sản xuất, mua bán sản phẩm và
tất yếu các sản phẩm văn hoá tiện ích, có chất l−ợng tốt sẽ xuất hiện, các sản phẩm mới lạ sẽ ra đời kích thích tiêu dùng văn hoá, làm phong phú nhu cầu văn hoá của công chúng
Công nghiệp văn hoá gắn với thị tr−ờng tạo điều kiện cho văn hoá có cơ sở kinh tế của chính nó. Văn hoá tự tạo ra nguồn vốn, tiềm lực tài chính cho chính nó, mà không cần đến sự bao cấp kinh phí của nhà n−ớc ở một số lĩnh vực nhất định. Cùng với sự tăng tr−ởng thu nhập của ng−ời dân, sự tăng lên của kinh phí và thời gian tiêu dùng văn hoá, tổng l−ợng tiêu dùng văn hoá nâng cao lên nhanh chóng, thì tính lựa chọn của ng−ời tiêu dùng đối với các sản phẩm văn hoá cũng ngày một nhiều hơn.
Trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, giao l−u văn hoá và cạnh tranh văn hoá trên thế giới hiện nay, công nghiệp văn hoá đang tạo ra một sức mạnh văn hoá mới cho mỗi quốc gia.
Phát triển công nghiệp văn hoá cũng là con đ−ờng để văn hoá Việt Nam tham gia cạnh tranh trên thị tr−ờng văn hoá quốc tế, tăng c−ờng sức mạnh tổng hợp của đất n−ớc. Trong các bộ phận hợp thành quan trọng của sức mạnh tổng hợp của đất n−ớc, văn hoá ngày càng trở thành “quyền lực mềm” có vai trò không thể thay thế. Trình độ phát triển công nghiệp văn hoá ngày càng trở thành tiêu chí quan trọng để xác định trình độ phát triển văn hoá của đất n−ớc. Đó là lý do mà rất nhiều quốc gia hiện đang chú trọng thúc đẩy chiến l−ợc phát triển công nghiệp văn hoá của họ. Hơn nữa trong bối cảnh cần giữ chủ quyền và tính độc lập của văn hoá, thì Việt Nam muốn chống lại những ảnh
h−ởng của văn hoá ngoại lai, nhất là sự xâm thực của nhiều hiện t−ợng phản
văn hoá, thì càng phải đẩy mạnh việc xây dựng công nghiệp văn hoá, nâng cao sức cạnh tranh và tỷ lệ thị phần quốc tế trong thị tr−ờng hàng hoá văn hoá…; phát huy tối đa tài nguyên văn hoá độc đáo của mình, đẩy nhanh xây dựng công nghiệp văn hoá dân tộc, từng b−ớc chiếm lấy thị phần nhất định trong thị phần văn hoá quốc tế, góp phần bảo vệ chủ quyền và an ninh văn hoá của n−ớc ta, thúc đẩy sự tiến bộ và phồn vinh của văn hoá dân tộc.
Thứ ba, Phát triển công nghiệp văn hóa là con đ−ờng để thúc đẩy sự
“tiến bộ và phồn vinh của văn hoá dân tộc”.
Chúng ta phát triển công nghiệp văn hoá còn nhằm tiếp thu, tiếp biến các thành tựu văn hoá, văn minh của nhân loại trong thời đại ngày nay. Đó là các thành tựu khoa học, công nghệ (ph−ơng tiện vật chất, kỹ thuật, máy móc, thiết bị…), nâng cao năng lực sáng tạo, sản xuất các sản phẩm văn hoá. Chúng ta tiếp nhận các ph−ơng thức sáng tạo mới (kỹ năng, ph−ơng thức biểu hiện) thông qua công nghiệp văn hoá, cơ chế sản xuất, phân phối, trao đổi sản phẩm hàng hoá văn hoá của thị tr−ờng để thúc đẩy văn hoá dân tộc phát triển.
Thông qua ngành công nghiệp văn hoá, chúng ta có thể tiếp nhận đ−ợc các sản phẩm văn hoá có chất l−ợng công nghệ cao của thế giới để đáp ứng nhu cầu h−ởng thụ và giao l−u văn hoá của công chúng trong n−ớc. Nếu không có nền công nghiệp văn hoá phát triển, chúng ta sẽ bị “điếc” hoặc “mù” tr−ớc các sản phẩm văn hoá hiện đại của thế giới. Chẳng hạn, nếu không có các ph−ơng tiện nghe nhìn hiện đại thì chúng ta đành bó tay tr−ớc các sản phẩm văn hoá trên mạng thông tin hiện đại toàn cầu truyền đi khắp thế giới hiện nay. Nêu không phát triển ngành công nghiệp văn hoá, chúng ta cũng không thể giao l−u một cách sâu rộng với các nền văn hoá khác để góp phần phát triển hơn nữa văn hoá dân tộc, chứ ch−a thể nói đến “cạnh tranh” với các nền văn hoá khác.
Về vai trò, ý nghĩa quan trọng của phát triển công nghiệp văn hoá, các nhà nghiên cứu khẳng định: Xây dựng công nghiệp văn hoá là tiến hành xây dựng văn hoá trong tình hình mới, là sử dụng điều kiện thuận lợi của cơ chế thị tr−ờng và kỹ thuật cao để tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của sự nghiệp văn hoá-nghệ thuật. Việc phát triển văn hoá thích ứng với sự phát triển xã hội cần có cơ chế công nghiệp; việc thu hút kỹ thuật mới, sáng tạo sản phẩm văn hoá cũng cần phải có cơ chế công nghiệp. Tận dụng cơ chế công nghiệp và thông qua thị tr−ờng để khai thác tài nguyên văn hoá, công nghiệp văn hoá có năng lực mở rộng sản xuất, giải phóng và phát triển sức sản xuất văn hoá. Phải thông qua phát triển công nghiệp văn hoá mới có thể không ngừng thoả mãn
nhu cầu văn hoá ngày càng cao và đa dạng của nhân dân. Hiện nay sức mạnh tổng hợp của đất n−ớc đang tăng lên, nhu cầu sáng tạo và h−ởng thụ văn hoá của các tầng lớp nhân dân đ−ợc nâng cao và trong tình hình nhiều loại t− t−ởng văn hoá tác động lẫn nhau trong phạm vi thế giới, thì ý nghĩa của việc phát triển nhanh ngành công nghiệp văn hoá ngày càng trở nên bức thiết. Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, xây dựng công nghiệp văn hoá là tiền đề hết sức quan trọng để xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đảng và Nhà n−ớc coi trọng xây dựng văn hoá phải đồng bộ và t−ơng xứng với tăng tr−ởng kinh tế. Hai việc này phải nâng đỡ, bổ sung cho nhau. Việt Nam muốn hiện đại hoá không những phải có sự phồn vinh về kinh tế mà còn phải có sự phồn vinh về văn hoá. Cho nên công nghiệp văn hoá lấy ph−ơng thức sản xuất hiện đại làm đặc tr−ng là cực kỳ quan trọng trong quá trình thực hiện mục tiêu này1.
Do vậy, để xây dựng phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, nh− Đảng ta khẳng định là không chỉ ở nội dung tiên tiến mà còn phải chú ý đến các hình thức thể hiện, ph−ơng tiện hiện đại để chuyển tải nội dung, thì xây dựng nền công nghiệp văn hoá có tính cấp thiết.