Thực trạng công nghiệp nghệ thuật biểu diễn

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam-Thực trạng và giải pháp (Trang 75)

III. công nghiệp nghệ thuật biểu diễn

2.Thực trạng công nghiệp nghệ thuật biểu diễn

Công nghiệp nghệ thuật biểu diễn đ−ợc thể hiện ở rất nhiều khâu: đội ngũ diễn viên, cơ sở vật chất, công nghệ sáng tác, dàn dựng, tổ chức biểu diễn, biểu diễn…

2.1. Về cơ sở vật chất

Cả n−ớc hiện có gần 130 điểm biểu diễn nghệ thuật có mái che, có một số rạp hát, nhà văn hoá th−ờng xuyên tổ chức biểu diễn nghệ thuật nh−ng đa số là hội tr−ờng họp, sân khấu không phù hợp cho biểu diễn. Ngoài ra còn trên 200 điểm biểu diễn ngoài trời (Phụ lục 3). Gần đây, một số điểm biểu diễn có quy mô lớn đã đ−ợc xây dựng nh−: Sân khấu tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia - Hà Nội, Vinperland Nha Trang, Tuần Châu - Quảng Ninh, Nhà biểu diễn đa năng - Đà Nẵng…những điểm này hiệu suất sử dụng ch−a cao.

Hiện tại, trừ một số đơn vị nghệ thuật trung −ơng, mặc dù Nhà n−ớc có chính sách đầu t−, nh−ng các đơn vị nghệ thuật công lập vẫn th−ờng xuyên phải đối phó với tình trạng thiết bị âm thanh, ánh sáng thiếu thốn và lạc hậu. Trong khi đó, các thiết bị máy móc không đồng bộ, kỹ thuật viên sử dụng

thiết bị âm thanh, ánh sáng ch−a đ−ợc đào tạo đúng chuyên ngành, lại phải đi biểu diễn l−u động nhiều nên trang thiết bị ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Các đơn vị nghệ thuật ngoài công lập phải tự đầu t− trang thiết bị, nh−ng chính vì vậy, họ đầu t− và sử dụng các thiết bị kỹ thuật cho biểu diễn nghệ thuật t−ơng đối hiện đại, khai thác thiết bị có hiệu quả hơn các đơn vị nghệ thuật công lập.

2.2. Về sáng tác và dàn dựng

Sáng tác:Đối với lĩnh vực ca múa nhạc có thể nói, đã xuất hiện một thế

hệ kế thừa tiếp b−ớc các thầy, đàn anh, trừ sáng tác nhạc giao h−ởng. Nh−ng, sáng tác tác phẩm trong lĩnh vực sân khấu đang là vấn đề đáng lo nhất trong thời gian hiện nay của các nhà quản lý nghệ thuật biểu diễn. Thế hệ các nhà sáng tác bậc thầy Việt Nam nh−: Hà Văn Cầu, Trần Bảng, Nguyễn Khắc Phục, Trần Đình Ngôn, Hoài Giao, L−u Quang Vũ, Lê Duy Hạnh… đều đã mất hoặc tuổi cao, nh−ng thế hệ tác giả sân khấu trẻ ch−a có đ−ợc tác phẩm ghi đ−ợc dấu ấn quan trọng trong nghề và trong đời sống xã hội.

Hội Nghệ sỹ sân khấu Việt Nam đã nhiều năm tổ chức các Hội thảo, trại sáng tác, nh−ng kết quả ch−a thu hoạch đ−ợc t−ơng xứng với đầu t− và mong đợi. Trong năm 2008-2009, Cục Nghệ thuật biểu diễn cũng mở mở lớp đào tạo bồi d−ỡng tác giả, lý luận phê bình sân khấu, tuyển sinh hơn 60 học viên, nh−ng chỉ có 34 học viên hoàn thành khóa học và số kịch bản đạt yêu cầu chỉ đếm trên đầu ngón tay. Sự thiếu hụt một mảng lớn các kịch bản sân khấu thể hiện phần nào, tại sao sân khấu Việt Nam ngày càng vắng khán giả.

Dàn dựng: Để dàn dựng một vở diễn một cách cẩn thận, khoa học, sẽ

đòi hỏi ng−ời đạo diễn nhiều có đủ thời gian, tài chính và ê kíp sáng tạo ăn ý. Tính chất công nghiệp thể hiện ở trình độ chuyên nghiệp. Tiến hành dàn dựng theo từng b−ớc:

- Chuẩn bị: Đây là b−ớc chọn lựa kịch bản phù hợp sao cho có “đất”

sáng tạo của đạo diễn, diễn viên, chọn lựa dàn cộng tác nh− biên đạo, nhạc sỹ, họa sỹ…, chọn vai chính, phân vai…

- Dàn dựng phần diễn viên và âm nhạc: Khi có đủ ê kíp, đạo diễn triển khai tập từng phân đoạn, phân cảnh phần lời. Trong khi đó nhạc sỹ sáng tác trên tổng phổ theo ý đồ đạo diễn, chuyển cho chỉ huy dàn nhạc tập với dàn nhạc. Sau khi diễn viên và dàn nhạc tập xong cả vở, tiếp đến là việc ghép nhạc và diễn, đạo diễn tiếp tục chỉnh sửa để định hình cơ bản vở diễn.

- Triển khai kỹ thuật: Sau khi vở diễn định hình, họa sỹ bắt tay vào việc

thiết kế phục trang, đạo cụ, cảnh trí sân khấu, đồng thời, đạo diễn ánh sáng, kỹ thuật viên âm thanh thiết kế các kỹ thuật ánh sáng, âm thanh sao cho phù hợp với vở diễn. Tr−ờng hợp đặt biệt do đạo diễn yêu cầu, bộ phận kỹ thuật phải triển khai thiết kế và lắp đặt các thiết bị chuyên dùng, ví dụ, thiết bị nâng hạ sân khấu, pháo, đèn laze, phun n−ớc v.v…

- Ghép tổng thể và duyệt vở diễn: Khi này, toàn bộ yếu tố con ng−ời và

kỹ thuật gắn kết với nhau, hỗ trợ nhau để vở diễn đ−ợc thể hiện từ đầu đến kết thúc. Các nhà sáng tạo một lần nữa xem xét, chau chuốt chỉnh sửa lại các vai, thay đổi lại đạo cụ, cảnh trí, âm nhạc, điều chỉnh âm thanh, ánh sáng... cố sao cho vở diễn hoàn thiện nhất. Dàn dựng một ch−ơng trình ca múa nhạc đơn giản hơn. Sau khi chọn đ−ợc chủ đề. Ví dụ, nếu là ch−ơng trình ca múa nhạc tổng hợp để phục vụ nhân dân, đạo diễn cần tìm một vài ca sỹ có tên tuổi, chọn bài sao cho phù hợp thị hiếu của thanh niên vùng biểu diễn, ghép thêm một số tiết mục ca, múa, nhạc… cho phù hợp ch−ơng trình và khả năng hiện có của đơn vị. Kỹ thuật âm thanh, ánh sáng th−ờng tận dụng tối đa những cái đang có, hạn chế việc thuê thêm. Tập luyện trong thời gian ngắn, nhiều thì một tháng, nhanh thì vài tuần là đi biểu diễn.

Trừ một số ít ch−ơng trình có tài trợ lớn để dạo diễn cùng ê kíp thảo sức sáng tạo, cũng nh− điện ảnh, sức ép của kinh tế thị tr−ờng đòi hỏi chi phí thấp nhất. ở nhiều đơn vị biểu diễn nghệ thuật, khâu dàn dựng không có điều kiện làm một các bài bản và chu đáo. Các diễn viên chính th−ờng là diễn viên hợp đồng, nếu là biên chế trong đơn vị thì họ cũng có nhiều kế hoạch trong cùng thời gian, do đó đơn vị không chủ động hoàn toàn về quản lý các diễn viên này, dẫn đến kế hoạch tập luyện bị động. Trang thiết bị kỹ thuật th−ờng

không đủ, không đồng bộ cộng thêm kinh phí có hạn, đạo diễn khó chủ động trong việc sáng tạo nghệ thuật. Tính chất “công nghiệp” trong công nghiệp nghệ thuật biểu diễn bị hạn chế rất nhiều.

2.3. Tổ chức biểu diễn và biểu diễn

Tổ chức biểu diễn

Sau khi đ−ợc cấp phép công diễn, ch−ơng trình hoặc vở diễn cần đ−ợc đ−a ra phục vụ công chúng. Không tính các ch−ơng trình, vở diễn đặt hàng, các ch−ơng trình vở diễn doanh thu luôn cần tới khâu tổ chức biểu diễn. Một đội ngũ tiếp thị, quảng cáo, sao cho bán đ−ợc nhiều vé nhất. Đồng thời, họ phải liên hệ địa điểm, xin phép địa ph−ơng để biểu diễn, phối hợp an ninh, trật tự, lắp đặt sân khấu, âm thanh, ánh sáng, lo chỗ ăn, nghỉ, ph−ơng tiện đi lại cho đoàn diễn. Rất nhiều công việc hậu cần phải triển khai đồng bộ.

Thực tế hiện nay, các đơn vị ngoài công lập có bộ phận tổ chức biểu diễn tốt hơn các đơn vị công lập. Đơn vị công lập vẫn còn nặng t− duy bao cấp, thiếu tính chủ động, lại bị v−ớng nhiều cơ chế về tài chính không cho phép chi tiêu v−ợt định mức hiện hành, mà những định mức này luôn lạc hậu so với mặt bằng giá thị tr−ờng. Trong kinh tế thị tr−ờng, đơn vị ngoài công lập đ−ợc chủ động hơn về chi tiêu tài chính, về tuyển dụng và sa thải nhân viên, về tạo quan hệ với các đối tác… Thậm chí, họ chủ động đ−a nhân viên đi đào tạo n−ớc ngoài về marketing. Tất cả n−ớc điều đó tạo cho họ −u thế hơn hẳn so với các đơn vị công lập. Tuy nhiên, bên cạnh những −u thế thuận lợi, vẫn còn hiện t−ợng quảng cáo không đúng thực tế, thậm chí lừa đảo bán vé…mà đa phần do các “bầu sô” t− nhân thực hiện, làm mất lòng tin của khán giả.

Hạn chế chung hiện nay là tổ chức biểu diễn ch−a chuyên nghiệp. Ch−a có quy trình quản lý khán giả sao cho nắm bắt và liên hệ th−ờng xuyên với những khán gải trung thành, vẫn theo cách làm đến đâu hay đến đó, làm từng vụ việc…, ch−a có sự phối hợp bài bản các khâu. Đặc biệt, địa bàn biểu diễn

n−ớc ngoài đang hầu nh− bỏ ngỏ. Các đơn vị biểu diễn nghệ thuật ch−a có

khả năng tổ chức biểu diễn ở n−ớc ngoài, một thị tr−ờng vừa có ý nghĩa chính trị, văn hóa, vừa có tiềm năng kinh tế lớn. Thành công của ch−ơng trình

“Duyên dáng Việt Nam” ở Austraylia, Anh…là một ví dụ, điều đáng nói là do Báo chí tổ chức (Báo Tiền Phong).

Biểu diễn

Ch−ơng trình, vở diễn từ lúc mở màn cho đến kết thúc là thành quả tổng hợp của quá trình sáng tạo, tập luyện, chuẩn bị, phối hợp với hệ thống trang thiết bị hiện đại. Khi này, sự hòa quyện con ng−ời và công nghệ khoa học hiện đại đã đ−a khán giả tới cảm xúc thăng hoa, khán giả chỉ còn lại cảm xúc theo từng bài hát, từng nhân vật đang diễn trên sân khấu… mà không thấy công sức của tập thể sáng tạo, không cần biết việc làm thế nào để ánh sáng rực rỡ, âm thanh sống động, trang phục lộng lẫy…

Ngay cả trong ch−ơng trình giao h−ởng, có thể buổi biểu diễn hoàn toàn không dùng kỹ thuật âm thanh để khán giả đ−ợc nghe những âm thanh tinh tế và trung thực nhất. Nh−ng khán giả không chỉ đi nghe giao h−ởng mà còn xem dàn nhạc giao h−ởng trình diễn. Ngày nay, kỹ thuật ánh sáng khi biểu diễn giao h−ởng đã nâng lên mức độ rất cao. Ví dụ khi xem DVD ch−ơng trình biểu diễn của Richard Clayderman biểu diễn, ta thấy có cả một màn hình khổng lồ làm phông hậu, ánh sáng lúc thì sáng rực toàn bộ dàn nhạc, lúc thì chỉ đặc tả một nhạc công đang solo, màu sắc biến đổi rất phong phú…làm nâng sự cảm thụ về âm nhạc cho ng−ời xem. Một vài ch−ơng trình ca nhạc do t− nhân tổ chức hoặc có tài trợ tại một só sân khấu đã gây đ−ợc tiếng vang cho giới khán giả trẻ. Đối với khán giả nói chung và khán giả trẻ nói riêng, họ đi “xem” biểu diễn chứ không chỉ đi “nghe” biểu diễn. Vì vậy, yếu tố công nghệ trong biểu diễn nghệ thuật rất cần sự đầu t− lớn, thậm chí, lớn hơn nhiều lần khoản đầu t− cho phần nghệ thuật, vì sử dụng những thiết bị chuyên dùng, công suất lớn, hiện đại nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực tế, đầu t− cho biểu diễn ở n−ớc ta còn rất hạn chế, đặc biệt về công nghệ, khi so với ch−ơng trình biểu diễn ở n−ớc ngoài. Nh−ng không nên chỉ đổ lỗi do kinh phí, yếu tố trình độ nhận thức và trình độ chuyên môn cũng góp phần không nhỏ trong việc vận dụng công nghệ cho biểu diễn nghệ thuật.

Nhìn chung, nghệ thuật biểu diễn ở n−ớc ta ch−a phát triển đầy đủ với t− cách của một ngành công nghiệp.Việt Nam ch−a có “nhà sản xuất” ch−ơng trình biểu diễn nghệ thuật theo đúng nghĩa chuyên nghiệp. Đơn giản, bởi chúng ta ch−a có tr−ờng lớp nào đào tạo về vấn đề này. Đâu đó, có một vài ng−ời bằng các con đ−ờng khác nhau đ−ợc đào tạo ở n−ớc ngoài về chuyên môn này, nh−ng ch−a có nhiều điều kiện vận dụng tại n−ớc ta. Đa phần, công việc này do nhà quản lý của các đơn vị, hay đạo diễn do đơn vị thuê đảm nhiệm. Đội ngũ này có chuyên môn nghệ thuật nh− chọn kịch bản, dàn dựng, tập luyện, biểu diễn, nh−ng lại không nắm đ−ợc những nguyên tắc cơ bản của khoa học quản lý, quản lý tài chính, kỹ thuật phục vụ biểu diễn, nghệ thuật marketing… Những khiếm khuyết nói trên th−ờng đ−ợc bù đắp bằng kinh nghiệm thực tế.Chỉ khi có một thế hệ những nhà sản xuất ch−ơng trình biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp, khi đó mới có đ−ợc một ngành công nghiệp biểu diễn thật sự chuyên nghiệp.

3. Một số vấn đề đặt ra đối với phát triển công nghiệp nghệ thuật biểu diễn ở n−ớc ta

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam-Thực trạng và giải pháp (Trang 75)