Nhóm giải pháp mở rộng thị tr−ờng xuất, nhập khẩu

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam-Thực trạng và giải pháp (Trang 147)

V. Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra đối với phát triển ngành công nghiệp văn hóa n−ớc ta

3.6.Nhóm giải pháp mở rộng thị tr−ờng xuất, nhập khẩu

1 Tô Huy Rứa: Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp văn hóa ởn −ớc ta, tài liệu đã dẫn

3.6.Nhóm giải pháp mở rộng thị tr−ờng xuất, nhập khẩu

Phát triển ngành công nghiệp văn hóa luôn gắn với thị tr−ờng. Thị tr−ờng trong n−ớc đ−ợc coi là mục tiêu, song phải tính đến xuất nhập khẩu các sản phẩm văn hóa trên thị tr−ờng thế giới.

- Cần có chính sách tăng c−ờng đầu t− cho lĩnh vực này bằng cách đẩy mạnh việc nhập khẩu các loại máy móc, trang thiết bị, công nghệ hiện đại cho các ngành công nghiệp văn hoá, để khắc phục khó khăn ban đầu, đồng thời hạn chế tới mức có thể việc nhập khẩu những sản phẩm của ngành công nghiệp này với mục đích hỗ trợ, tạo điều kiện cho sản xuất trong n−ớc phát triển. Có chính sách phù hợp để tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế vào lĩnh vực kinh doanh này.

- Tăng c−ờng hơn nữa đội ngũ những ng−ời làm công tác xuất nhập khẩu văn hoá phẩm cả về số l−ợng và chất l−ợng, đặc biệt coi trọng chất l−ợng. Những ng−ời làm công tác xuất nhập khẩu văn hoá phải là những ng−ời có trình độ, có vốn kiến thức văn hoá sâu và rộng, hiểu biết đ−ợc đặc điểm văn hoá của đối tác, thông thạo ngoại ngữ và phải thực sự yêu nghề.

- Nâng cao năng lực sản xuất và sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tạo ra nhiều sản phẩm văn hóa có chất l−ợng cao tham gia vào thị tr−ờng văn hóa trong n−ớc và quốc tế. Các sản phẩm đó phải đa dạng, phong phú đáp ứng đầy đủ nhu cầu, thị hiếu của ng−ời tiêu dùng. Trên cơ sở đó biết chủ động tìm hiểu, nắm bắt thị hiếu, xác định và định h−ớng đ−ợc sự phát triển các nhu cầu thị hiếu văn hoá nghệ thuật của các đối tác - khách hàng. Các sản phẩm văn

hóa xuất khẩu phải đạt trình độ nghệ thuật cao, độc đáo, mang đậm dấu ấn của dân tộc mình.

- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế xuất nhập khẩu văn hoá phẩm phù hợp một cách t−ơng xứng với sự phát triển kinh tế – chính trị – xã hội của đất n−ớc, vừa hỗ trợ đắc lực cho việc hội nhập kinh tế quốc tế đúng tiến trình và phát triển hợp quy luật tất yếu khách quan, vừa đảm bảo sự bền vững cho an ninh văn hoá - chính trị của đất n−ớc.

Căn cứ vào những văn bản pháp quy đã có, các cơ quan quản lý phải th−ờng xuyên kiểm tra việc chấp hành pháp luật của những ng−ời tham gia hoạt động xuất nhập khẩu văn hoá phẩm. Phát hiện kịp thời và xử lý thích đáng những tr−ờng hợp buôn bán, l−u hành, tàng trữ những văn hoá phẩm nhập lậu đảm bảo sự trong sạch cho thị tr−ờng văn hoá phẩm ngoại nhập.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam-Thực trạng và giải pháp (Trang 147)