Đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam-Thực trạng và giải pháp (Trang 80)

III. công nghiệp nghệ thuật biểu diễn

3.1.Đào tạo nguồn nhân lực

3. Một số vấn đề đặt ra đối với phát triển công nghiệp nghệ thuật biểu diễn ở n−ớc ta

3.1.Đào tạo nguồn nhân lực

Gốc rễ của hạn chế, yếu kém bắt đầu từ yếu tố con ng−ời. Trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp của đội ngũ nhân lực phản ánh trình độ phát triển của công nghiệp, ngoài tài năng, diễn viên phải đ−ợc đào tạo cơ bản. Điều đó tr−ớc hết phụ thuộc vào hệ thống tr−ờng lớp và đội ngũ giáo viên.

Đội ngũ giảng dạy: Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn cho đội ngũ cán bộ

giảng dạy trong các tr−ờng văn hoá nghệ thuật. Bồi d−ỡng nâng cao trình độ bằng nhiều hình thức: đầu t− cho đào tạo chính quy, tập huấn, trao đổi nghiệp vụ trong n−ớc và n−ớc ngoài, mời chuyên gia...Tập trung đào tạo nâng cao trình độ cho giảng viên, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất ch−ơng trình biểu diễn nghệ thuật.

Đào tạo tài năng trẻ: Phát hiện tài năng trẻ thông qua các cuộc thi, hội diễn, liên hoan... Đào tạo trong n−ớc: đặc cách cho các thí sinh đoạt giải cấp quốc gia đ−ợc tuyển thẳng vào các tr−ờng văn hoá nghệ thuật phù hợp trình độ văn hoá phổ thông. Đào tạo ở n−ớc ngoài: đặc cách cho các thí sinh đoạt giải nhất cấp quốc gia, giải quốc tế đ−ợc −u tiên xét tuyển cử đi học n−ớc ngoài bằng ngân sách Nhà n−ớc.

Mở rộng hình thức đào tạo: Nhà n−ớc nên khuyến khích các hội chính

trị – xã hội nghề nghiệp, hội xã hội nghề nghiệp, hội nghề nghiệp ở trung −ơng và địa ph−ơng đứng ra thành lập hoặc liên kết thành lập các tr−ờng đào tạo nghệ thuật biểu diễn ngoài công lập. Khuyến khích phát triển và tạo điều kiện thành lập mới các tr−ờng, lớp đào tạo nghệ thuật biểu diễn dân lập, t− thục hoặc tr−ờng, lớp đào tạo nghệ thuật biểu diễn tại Việt Nam đ−ợc hình thành trên cơ sở hợp tác các cơ sở đào tạo có chất l−ợng cao của n−ớc ngoài, của ng−ời Việt Nam định c− ở n−ớc ngoài; khuyến khích mở các cơ sở đào tạo nghệ thuật biểu diễn có chất l−ợng cao, có uy tín bằng 100% vốn đầu t− n−ớc ngoài; khuyến khích các nhà khoa học, giáo dục, ng−ời Việt Nam định c− ở n−ớc ngoài có trình độ cao về nghệ thuật biểu diễn tham gia giảng dạy ở các tr−ờng công lập và ngoài công lập ở Việt Nam, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế về đào tạo trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.

Ngoài ra, cũng nên khuyến khích các tr−ờng văn hoá - nghệ thuật công lập tách một số khoa (hoặc ngành) không phải đào tạo cán bộ nghệ thuật đỉnh cao, chuyên sâu để thành lập các tr−ờng dân lập văn hoá - nghệ thuật theo lĩnh vực đ−ợc tách ra có tính phổ thông, quần chúng; khuyến khích hình thức đào tạo do ng−ời học đóng góp kinh phí; khuyến khích, mở rộng các hình thức đào tạo cán bộ nghệ thuật biểu diễn theo h−ớng xã hội hoá nhằm tạo ra đối trọng trong đào tạo với các tr−ờng công lập và cung cấp thêm đội ngũ cán bộ làm công tác nghệ thuật biểu diễn ở địa ph−ơng, nh−ng phải đảm bảo cân đối vùng miền, khu vực (thành lập mới các tr−ờng đào tạo văn hoá - nghệ thuật ngoài công lập); khuyến khích các nghệ sỹ, nghệ nhân có uy tín tổ chức kèm cặp, truyền nghề, dạy nghề hoặc mở lớp đào tạo nghệ thuật, nhất là đối với các loại

hình nghệ thuật truyền thống, dân gian, văn hoá dân tộc thiểu số. Cử học viên có khả năng đi đào tạo tại các tr−ờng nghệ thuật chuyên ngành về công nghiệp nghệ thuật biểu diễn quốc tế.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam-Thực trạng và giải pháp (Trang 80)