Cơ cấu tổ chức và đội ngũ nghệ sỹ nghệ thuật biểu diễn ởn −ớc ta

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam-Thực trạng và giải pháp (Trang 71)

III. công nghiệp nghệ thuật biểu diễn

1.2.Cơ cấu tổ chức và đội ngũ nghệ sỹ nghệ thuật biểu diễn ởn −ớc ta

1. Khái quát chung về công nghiệp nghệ thuật biểu diễn

1.2.Cơ cấu tổ chức và đội ngũ nghệ sỹ nghệ thuật biểu diễn ởn −ớc ta

(Phụ lục 2)

Về cơ cấu tổ chức

Hiện nay, cả n−ớc có 131 đơn vị biểu diễn nghệ thuật do Nhà n−ớc thành lập và đầu t− kinh phí (12 đơn vị thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, 102 đơn vị thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, 16 đơn vị thuộc lực l−ợng vũ trang quản lý). Đơn vị ngoài công lập có gần 200 ban, nhóm nghệ thuật t− nhân, cùng với hơn 150 câu lạc bộ nghệ thuật hoạt động chủ yếu ở các thành phố lớn.

Đối với các đơn vị nghệ thuật công lập, phần lớn mỗi tỉnh có từ 1 đến 2 đơn vị. Thành phố Hồ Chí Minh có 8 đơn vị, Hải Phòng có 5 đơn vị. Riêng Thủ đô Hà Nội có 26 đơn vị nghệ thuật cùng đóng trên một địa bàn (11 đơn vị trung −ơng, 6 đơn vị thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, 9 đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công An). Số l−ợng cán bộ, diễn viên ở mỗi đơn vị nghệ thuật bình quân từ 30 đến 40 ng−ời, các Nhà hát ở Trung −ơng bình quân từ 80 đến 90 ng−ời (Phụ lục 3). Nhìn chung về tổ chức, phân bổ các đơn vị, nghệ sỹ không đều và thiếu tính quy hoạch.Đơn vị ngoài công lập có gần 200 ban, nhóm nghệ thuật t− nhân (ca múa nhạc, cải l−ơng, rối n−ớc, xiếc...), cùng

với hơn 150 câu lạc bộ nghệ thuật hoạt động chủ yếu ở các thành phố lớn. Số l−ợng các đoàn ngoài công lập th−ờng xuyên thay đổi do việc lập, tách ban, giải tán diễn ra th−ờng xuyên (các số liệu từ Cục Nghệ thuật Biểu diễn).

Quá trình xã hội hoá hoạt động nghệ thuật biểu diễn đã diễn ra từ cuối những năm 1980 ở Thành phố Hồ Chí Minh và lan rộng trong cả n−ớc vào đầu những năm 1990. Các lĩnh vực ca múa nhạc, sân khấu ra đời nhiều ban, nhóm tại các nhà văn hoá, câu lạc bộ và nổi bật với phong trào sân khấu nhỏ. Quá trình xã hội hoá diễn ra với các cấp độ khác nhau. Có thể tạm phân ra thành các hình thức sở hữu sau đây:

- Hình thức bán công: các đoàn nghệ thuật thành lập do sự liên kết giữa

cơ quan Nhà n−ớc với các nghệ sỹ, điển hình nh− Nhà hát cải l−ơng Trần Hữu Trang phối hợp với các nghệ sĩ nổi tiếng góp vốn xây dựng tiết mục, tổ chức biểu diễn, tiền doanh thu chia theo thoả thuận. Hình thức này còn thấy áp dụng ở Nhà hát Tuổi trẻ, Nhà hát Kịch Hà Nội...

- Hình thức dân lập: do các tổ chức đoàn thể xã hội tự đứng ra, nh−ng

vốn hoạt động đóng góp tự nguyện theo thoả thuận của các thành viên nghệ sĩ điển hình nh− Nhà hát sân khấu nhỏ 5B Võ Văn Tần, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh.

- Hình thức t− nhân: đơn vị hoàn toàn do cá nhân bỏ vốn, hoặc hùn vốn

tạo ra, điển hình nh− Sân khấu IDECAF của Huỳnh Anh Tuấn, Kịch Sài Gòn

của Ph−ớc Sang, các nhóm ca nhạc, sân khấu hài tổng hợp của nhóm nghệ sĩ Xuân Hinh, Tuấn Hải, Minh V−ợng v.v... Do biết đầu t− nâng cao chất l−ợng nghệ thuật (cả nội dung và hình thức tiếp thị), các đoàn nghệ thuật xã hội hoá đã biểu diễn th−ờng xuyên ở một điểm cố định. Hoạt động này đã tác động đến các đoàn nghệ thuật Nhà n−ớc và tạo ra một không khí cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy việc nâng cao chất l−ợng ngành nghệ thuật biểu diễn.

Mặc dù quá trình xã hội hoá các hoạt động biểu diễn đã thành chủ tr−ơng, chính sách của Nhà n−ớc nh−ng trên thực tế vẫn tiến hành một cách tự phát, mạnh ai nấy làm ch−a có quy hoạch cụ thể. Hoạt động biểu diễn nghệ thuật có xu h−ớng th−ơng mại hoá, bỏ quên mục đích phục vụ chính trị, cho ra

đời các ch−ơng trình biểu diễn ve vuốt thị hiếu tầm th−ờng của công chúng. Đầu t− cho nghệ thuật không cao. Luật doanh nghiệp ra đời, vấn đề cổ phần hoá đ−ợc đặt ra, các đơn vị xã hội hoá vẫn đang lúng túng vì ch−a có cơ sở văn bản h−ớng dẫn để chuyển đổi thành một đơn vị doanh nghiệp hoạt động theo luật định ở lĩnh vực này.

Đội ngũ nghệ sỹ

Hiện tại, lực l−ợng nghệ sĩ trong các đơn vị nghệ thuật công lập có hơn 5.000 diễn viên trong 131 đơn vị nghệ thuật, chia dàn mỏng cho 11 loại hình nghệ thuật của 64 tỉnh thành, sự phân bố không đồng đều, có nơi thừa, có nơi thiếu, phần lớn cán bộ diễn viên ở trình độ trung cấp, sơ cấp hoặc chỉ qua truyền nghề và độ tuổi trung bình khá cao (xem Phụ lục 1).

Hệ thống tr−ờng lớp để đào tạo đội ngũ nghệ sỹ nghệ thuật biểu diễn của chúng ta đã có b−ớc phát triển đáng kể. Nhìn chung, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ đội ngũ giảng viên còn hạn chế (chỉ có hơn 6% giáo viên có trình độ thạc sỹ trở lên). Trong ch−ơng trình đào tạo hiện nay còn thiếu một số ngành nh−: đạo diễn ch−ơng trình ca nhạc, tác giả kịch hát dân tộc, quản lý nghệ thuật, kỹ thuật viên âm thanh, ánh sáng cho biểu diễn, marketing nghệ

thuật... nên phần nào đã ảnh h−ởng trực tiếp đến chất l−ợng và hoạt động biểu

diễn nghệ thuật. Mô hình đào tạo theo h−ớng xã hội hóa xuất hiện tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn với hình thức câu lạc bộ các Nhà văn hoá, nhóm nghệ thuật gia đình, đào tạo ở n−ớc ngoài...nh−ng ch−a đủ quy mô và hệ thống, vì vậy chất l−ợng đào tạo ch−a cao.

Trong những năm gần đây đã xuất hiện hình thức học tự túc. Có một số nghệ sỹ đạt trình độ cao nh−: Bùi Công Duy (violon), Linh Nga (múa)… nh−ng số nghệ sỹ nh− thế còn rất ít. Đội ngũ tác giả, đạo diễn, nhạc sỹ, biên đạo, nghệ sĩ tài năng trẻ đang trong tình trạng khủng hoảng đáng báo động. Tác giả và đạo diễn của sân khấu truyền thống dân tộc hầu nh− đang cạn kiệt, thiếu đội ngũ trẻ kế cận. Ca múa nhạc thì lai căng, thiếu thẩm mỹ, hát đớp lời, chạy xô, đòi cát xê cao, trốn thuế... Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận các

đạo diện, biên đạo có tâm với nghề, tự học hỏi và dàn dựng đ−ợc một số ch−ơng trình ca múa nhạc chất l−ợng khá cao và t−ơng đối ấn t−ợng.

Đội ngũ quản lý các đơn vị nghệ thuật biểu diễn cả n−ớc vừa thiếu và yếu trầm trọng do không đ−ợc đào tạo nâng cao trình độ nghệ thuật, trình độ quản lý ch−a thích ứng kịp với cơ chế thị tr−ờng, thiếu tâm huyết với sự nghiệp truyền thống dân tộc, lúng túng trong h−ớng đi và phát triển cho từng loại hình, thể loại nghệ thuật để có thể sáng tạo nhiều tác phẩm phù hợp với cuộc sống mới.

Chế độ chính sách và đầu t ngân sách từ Nhà nớc

Trong những năm qua, Nhà n−ớc đã ban hành một số chính sách đối với hoạt động nghệ thuật biểu diễn bao gồm: chính sách về chi phí quản lý hành chính; tiền l−ơng; xây dựng tiết mục, luyện tập biểu diễn, phụ cấp độc hại nguy hiểm, chế độ nhuận bút; bản quyền tác giả. Các chế độ, chính sách trên là cơ sở thúc đẩy nghệ thuật biểu diễn phát triển, duy trì đ−ợc đội ngũ cán bộ, nghệ sỹ yêu nghề và yên tâm sáng tạo cho nghệ thuật, nh−ng so với tình hình thực tế hiện nay, những chế độ, chính sách đó còn bộc lộ một số hạn chế:

- Xếp l−ơng lao động nghệ thuật theo chế độ công chức ch−a khuyến khích đ−ợc tài năng sáng tạo vì tiền l−ơng mang tính chất bình quân, thang bảng l−ơng dài tới 26 bậc, 3 hạng nên diễn viên không thể phấn đấu đạt tới hết các bậc đ−ợc.

- Chế độ bồi d−ỡng biểu diễn, tiền phụ cấp thanh sắc, phụ cấp luyện tập, phụ cấp độc hại nguy hiểm quá thấp ch−a phù hợp với mức giá tiêu dùng hiện nay. Một số địa ph−ơng ch−a chấp hành đầy đủ chế độ chính sách của Nhà n−ớc đối với tác giả, nghệ sỹ, diễn viên.

Hàng năm ngân sách nhà n−ớc đầu t− cho nghệ thuật biểu diễn còn rất thấp. Tr−ớc những năm 2000, bình quân chi ngân sách cho mỗi đơn vị nghệ thuật trong cả n−ớc khoảng 600 triệu đồng. Trong những năm gần đây, mức đầu t− có đ−ợc nâng cao hơn, bình quân khoảng 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, trong đó chi l−ơng chiếm khoảng 60% đến 70%, số còn lại chi xây dựng ch−ơng trình, luyện tập, biểu diễn…

Hiện nay, ngân sách Trung −ơng cấp cho 12 đơn vị nghệ thuật trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và 15 đơn vị nghệ thuật trực thuộc lực l−ợng vũ trang. Tất cả các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp còn lại đều do địa ph−ơng cấp, nh−ng rất hạn chế. Ngoài thanh toán cá nhân, ngân sách chủ yếu ở các đơn vị nghệ thuật dùng để chi cho chuyên môn nh−: sáng tác, dàn dựng, trang phục, luyện tập, biểu diễn…Việc thực hiện Nghị định 61-CP của Chính phủ về chế độ nhuận bút ch−a đồng đều. Các địa ph−ơng hầu nh− đều phải thanh toán ở mức thấp hơn vì đơn vị không đủ kinh phí.

Ngân sách đầu t− cho đào tạo nghệ thuật vẫn áp dụng cho đào tạo giáo dục nói chung, đến năm 2005 mới có một số chế độ riêng cho đào tạo nghệ thuật, nh−ng vẫn còn hạn chế. Ngân sách đầu t− cho xây dựng cơ sở vật chất của các đơn vị nghệ thuật ch−a đ−ợc thoả đáng, ch−a có trọng điểm, còn nhiều v−ớng mắc về vốn, địa điểm, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ biểu diễn…Điều đó ảnh ảnh h−ởng lớn biểu diễn nghệ thuật.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam-Thực trạng và giải pháp (Trang 71)