Hoàn thiện cơ cấu tổ chức các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam-Thực trạng và giải pháp (Trang 82)

III. công nghiệp nghệ thuật biểu diễn

3.2.Hoàn thiện cơ cấu tổ chức các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp

3. Một số vấn đề đặt ra đối với phát triển công nghiệp nghệ thuật biểu diễn ở n−ớc ta

3.2.Hoàn thiện cơ cấu tổ chức các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp

Nh− đã trình bày trong phần thực trạng, cơ cấu tổ chức các đơn vị nghệ thuật còn nhiều bất cập, nếu không có biện pháp tháo gỡ thì xã hội không thể mãi gánh vác một đội ngũ các đơn vị nghệ thuật công lập hoạt động không hiệu quả, không thể nói đến ngành công nghiệp nghệ thuật biểu diễn hiện đại.

Thực hiện Đề án Quy hoạch phát triển xã hội hoá hoạt động văn hoá đến năm 2010- Ban hành kèm theo Quyết định số 61/2005/QĐ-BVHTT ngày 04/11/2005 của Bộ Văn hoá-Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch), cần tiến hành xã hội hoá tổ chức mạng l−ới các đơn vị nghệ thuật trên cơ sở sắp xếp các đơn vị nghệ thuật theo h−ớng nh− sau:

Đơn vị nghệ thuật công lập

- ở Trung −ơng, vẫn tiếp tục duy trì các hình thức công lập các đoàn nghệ thuật truyền thống và tiêu biểu nh−: Tuồng, Chèo, Cải l−ơng, Xiếc, Ca Múa Nhạc dân tộc, Giao h−ởng, múa cổ điển châu Âu (ballet), Múa rối, Nhạc vũ kịch. ở mỗi tỉnh chỉ nên duy trì một đoàn nghệ thuật truyền thống tiêu biểu. Hiện một số tỉnh, thành phố đang có nhiều đoàn nghệ thuật công lập, Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét giảm bớt số đoàn (chuyển đổi thoặc sáp nhập).

- Nhanh chóng chuyển đổi toàn bộ các đoàn nghệ thuật công lập sang cơ chế cung ứng dịch vụ biểu diễn nghệ thuật khi cơ chế mới có hiệu lực thi hành. Tuỳ theo đặc điểm từng vùng miền, thực tế hoạt động, để từng b−ớc chuyển đổi các đơn vị nghệ thuật còn lại ở trung −ơng, địa ph−ơng thành các đơn vị ngoài công lập, do tập thể hoặc cá nhân quản lý trên cơ sở hoàn trả vốn nhà n−ớc.

Trong quá trình thực hiện những biện pháp nêu trên cần phải kịp thời tổng kết, rút kinh nghiệm quá trình xã hội hoá để đề xuất những chính sách, biện pháp quản lý thích hợp với điều kiện cụ thể nhằm phát huy hiệu quả công tác xã hội hoá trên lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài công lập tham gia d−ới mọi hình thức để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống, dân gian, dân tộc. Khuyến khích tập thể, t− nhân liên doanh, liên kết xây dựng các rạp hát, trung tâm nghệ thuật, tổ chức hoạt động sân khấu nhỏ, kinh doanh trang thiết bị biểu diễn, âm thanh, ánh sáng…, thành lập các câu lạc bộ nghệ thuật truyền thống, bác học, cổ điển, xây dựng cơ sở văn hoá-nghệ thuật chất l−ợng cao.

- Phát triển các đoàn nghệ thuật ngoài công lập do tập thể, t− nhân, gia đình thành lập với các thể loại: sân khấu, ca múa nhạc, xiếc, tạp kỹ, biểu diễn thời trang; các đơn vị tổ chức biểu diễn; sản xuất và phát hành băng đĩa ca nhạc, sân khấu; sản xuất và cung cấp dụng cụ biểu diễn sân khấu (đạo cụ), phục trang…

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam-Thực trạng và giải pháp (Trang 82)