Khái quát chung về công nghiệp băng đĩa Quan niệm băng đĩa và công nghiệp băng đĩa

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam-Thực trạng và giải pháp (Trang 87)

IV. ngành công nghiệp băng, đĩa

1. Khái quát chung về công nghiệp băng đĩa Quan niệm băng đĩa và công nghiệp băng đĩa

1.1. Quan niệm băng đĩa và công nghiệp băng đĩa

Quan niệm băng đĩa

Băng đĩa là vật l−u giữ, phổ biến các sản phẩm văn hoá. Đặc điểm nổi bật của băng đĩa là sự phong phú và đa dạng về chủng loại cũng nh− nội dung. Khác với nhiều sản phẩm văn hoá khác, băng đĩa có khả năng l−u trữ và phổ biến những hình ảnh trực quan sinh động kết hợp âm thanh màu sắc, ánh sáng…nên có sức truyền cảm cao, tác động đến ng−ời sử dụng một cách mạnh mẽ, giúp họ dễ dàng tiếp thu và nắm bát thông tin. Nội dung băng đĩa rất đa dạng, từ các thể loại băng đĩa phim truyện, ca nhạc, đến các băng đĩa trò chơi, từ âm thanh đến hình ảnh và kết hợp cả hai.

Hàng hoá băng đĩa là sản phẩm của công nghiệp văn hóa đang có mặt trên thị tr−ờng của chúng ta hiện nay có thể chia làm nhiều loại khác nhau. Nếu xét theo loại hình sản phẩm, có:

- Băng đĩa nghe nhìn: Băng tiếng (cassette), Đĩa tiếng (đĩa CD), Băng

hình (băng video), đĩa hình, đĩa phim (đĩa VCD và DVD).

- Băng đĩa hành động (băng đĩa trò chơi), (chủ yếu là nhập ngoại)

Nếu xét theo nội dung, hiện đang l−u hành:

- Loại băng đĩa có nội dungkhông phù hợp với văn hoá Việt Nam.

Những băng đĩa có nội dung phù hợp văn hoá dân tộc tr−ớc hết là loại hàng hoá băng đĩa nằm trong danh mục đ−ợc Nhà n−ớc cho phép sản xuất, kinh doanh. Trên thị tr−ờng, hiện hàng hoá băng đĩa lành mạnh, chính thống không đ−ợc ổn định và chiếm thị phần rất nhỏ, đang bị lấn át bởi hàng lậu. Băng đĩa lậu hay còn gọi là băng đĩa ngoài luồng, ở n−ớc ta có hai nguồn hoặc đ−ợc nhập lậu trực tiếp từ n−ớc ngoài vào, hoặc đ−ợc in sao lậu trong n−ớc. Nguồn thứ hai, băng đĩa lậu đ−ợc in sao ngay tại Việt Nam, chủ yếu là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Việt Nam đ−ợc xếp vào khu vực “nóng” cùng hàng loạt “c−ờng quốc” sao chép băng đĩa lậu của châu á nh− Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaixia…

Quan niệm công nghiệp băng đĩa

Cũng nh− các ngành công nghiệp văn hoá khác, ngành công nghiệp băng đĩa sản xuất và dịch vụ các sản phẩm liên quan đến băng đĩa ở quy mô hàng loạt nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội với những tiêu chí:

- Các sản phẩm băng đĩa phải đ−ợc sản xuất hàng loạt dựa trên thành tựu khoa học công nghệ hiện đại

- Các sản phẩm băng đĩa phải h−ớng tới phục vụ cho số đông

- Các hoạt động sản xuất, kinh doanh phải đ−ợc bảo vệ bởi bản quyền Sản xuất hàng hoá băng đĩa là một quá trình sản xuất một tác phẩm văn hoá và l−u giữ nó trong các băng đĩa, bao gồm hai giai đoạn cơ bản: sản xuất tinh thần (quá trình sáng tác của tác giả để tạo nên tác phẩm văn hoá) và sản xuất vật chất (quá trình vật chất hoá tác phẩm văn hoá(ghi băng, ghi đĩa, in, sao, xuất bản…). Tính chất công nghiệp của băng đĩa thể hiện ở tính chuyên

nghiệp và quy mô của sản xuất, kinh doanh băng đĩa.

Về cơ cấu của ngành công nghiệp băng đĩa ở n−ớc ta, theo Thông t− liên tịch số 07(2001), TTLT BVH - TCTK xác định một số lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp băng đĩa, bao gồm:

- Sản xuất và phát hành phim video - Sản xuất đĩa trắng

- Sản xuất các ch−ơng trình video

- Sản xuất đĩa CD, VCD có ch−ơng trình

- Hoạt động bổ trợ cho công nghiệp băng đĩa: biên tập, lồng tiếng, phụ đề, đồ hoạ.

- Công nghệ ghi âm (gồm các cơ sở giữ bản quyền các bản ghi âm gốc, không có khả năng sao lại và phân phối)

Sản xuất sản phẩm ghi âm gốc (xuất bản và tái xuất bản các sản phẩm ghi âm). Công nghiệp băng đĩa chỉ đ−ợc khai sinh khi và chỉ khi có công nghệ ghi âm ra đời.

1.2. Tác động của ngành công nghiệp băng đĩa trên thế giới

Những tiến bộ về mặt khoa học công nghệ với những kỹ thuật thay đổi th−ờng xuyên đã giúp cho các nhà sản xuất băng đĩa trên thế giới có điều kiện thuận lợi khi cho ra đời các sản phẩm mới cũng nh− công chúng có thể tiếp nhận nhiều ch−ơng trình với chất l−ợng ngày càng tốt hơn.

Sự tiến bộ này thể hiện tr−ớc hết ở công năng của những sản phẩm máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại phục vụ cho việc nghe nhìn. Những nhãn hiệu của các hãng điện tử nổi tiếng trên thế giới từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan…với nhiều loại sản phẩm mới nhất, hiện đại nhất đều có mặt tại Việt Nam, phục vụ cho những nhu cầu nghe nhìn từ bình dân đến cao cấp. Các ph−ơng tiện dùng cho băng đĩa rất phong phú đa dạng. Ngoài việc xem, nghe trên các đầu đĩa CD, VCD, máy tính đã trở thành một công cụ đa năng, vừa có thể nghe, vừa có thể xem các loại đĩa. Có thể nói, băng cassette không còn chiếm một vị trí quan trọng nh− tr−ớc trong ngành sản xuất băng đĩa nữa.

Vào đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, khi đĩa compact disc (đĩa CD) ra đời, đó thực sự là một cuộc cách mạng về âm thanh, cụ thể là trên ph−ơng diện l−u trữ và tái tạo âm thanh. Do vậy, nó thay thế chỗ đứng của băng cassette và dần dần chiếm vị trí hàng đầu trong thị tr−ờng âm nhạc. Cũng vào thời gian này, bắt đầu có những dàn máy nghe nhạc hiện đại, đĩa nhạc compact (CD) thay thế những dần nghe băng tr−ớc đây và dần trở nên quen thuộc với ng−ời Việt Nam. Nh−ng đến cuối thế kỷ XX, công nghệ âm nhạc

digital làm nảy sinh nhu cầu ghi lại những khối l−ợng thông tin lớn hơn và âm thanh phải hoàn hảo hơn, các hãng Sony và Philips đã sáng tạo ra đĩa SACD (Super Audio CD) với công nghệ tiên tiến hơn hẳn đĩa CD. Đĩa SACD có hình thức giống nh− một đĩa CD nh−ng có khả năng l−u trữ dữ liệu gấp nhiều lần đĩa CD nhờ vào khả năng mã hoá mâ nhạc với tần số 2.822,4 KHz, trong khi công nghệ đĩa CD chỉ có 44,1 KHz. Máy phát đĩa SACD cũng có khả năng sử dụng đ−ợc đĩa CD. Mặt khác, trong t−ơng lai, công nghệ đĩa SACD có khả năng phát triển và phổ biến rộng rãi nhờ tính bảo mật cao của nó. Loại đĩa này dùng công nghệ PSP (Pit Signal Processing) để tạo ra các ký hiệu bảo mật trên mặt đĩa. Những ng−ời sao chép đĩa lậu không thể bẻ khoá đ−ợc và nếu máy phát đĩa SACD không thấy đ−ợc những ký hiệu bảo mật này, nó sẽ không công nhận và không đọc nữa. Xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2002, mặc dù giá thành còn rất cao nh−ng sản phẩm công nghệ mới này đang là sự lựa chọn của nhiều ng−ời dân Việt Nam. Mặc dù đĩa CD vẫn đang chiếm lĩnh thị tr−ờng băng đĩa nh−ng nó cũng phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt của đĩa SACD và cũng giống nh− sự phát triển của đĩa CD, đĩa SACD sẽ trở nên phổ biến trong ngành sản xuất băng đĩa Việt Nam thời gian tới.

Đĩa VCD đ−ợc phát triển từ đĩa CD. Đĩa VCD là đĩa bóng đ−ợc nạp tín hiệu âm tần số, th−ờng gọi là đĩa lade. Một đĩa VCD có thể phát đ−ợc bộ phim dài hơn một tiếng. Số l−ợng hình ảnh số và tín hiệu âm thanh là rất lớn. Một đĩa CD có dung l−ợng là 650 MB chỉ có thể ghi đ−ợc tín hiệu tần số khoảng 24 giây. Loại đĩa DVD có mặt ở Việt Nam khoảng m−ời năm tr−ớc đây, lúc đầu nó chỉ đ−ợc xem là mặt hàng xa xỉ do giá thành cao, không phù hợp với túi ng−ời tiêu dùng bình dân. Mặt khác, phim không có thuyết minh hay phụ đề tiếng Việt nh− đĩa VCD cũng là nguyên nhân làm cho ng−ời tiêu dùng không −a thích, nh−ng hiện nay tình hình đã thay đổi. Trên thị tr−ờng, đã xuất hiện nhiều đĩa phim DVD có thuyết minh hay phụ đề tiếng Việt và liên tục giảm giá. Đĩa DVD đ−ợc chế tạo do sự kết hợp của rất nhiều kỹ thuật công nghệ cao. Đĩa DVD cấu tạo một mặt có dung l−ợng 7,4 GB, dung l−ợng đĩa 2 mặt có thể lên tới 9,4 GB. Nếu so sánh với đĩa VCD 640 MB thì đĩa DVD

chiếm −u thế gần nh− tuyệt đối. Khi mở đĩa DVD, độ phân giải ngang hình ảnh là 530 vạch, gấp gần 2 lần so với đĩa VCD. Trong t−ơng lai, đầu DVD sẽ ngày cầng xích lại công nghệ thông tin hơn để đáp ứng đ−ợc nhu cầu HD(tức là loại hình nghe nhìn có độ nét - High Defintion). Đây là trào l−u mới thay thế cho đợt sóng hifi của những thập niên cuối của thế kỷ tr−ớc. Một đầu DVD trong t−ơng lai sẽ có khả năng xem các loại đĩa phim HD, đọc đ−ợc các loại thẻ nhớ và xem đ−ợc các ch−ơng trình giải trí lấy từ Internet đ−ợc ghi trên đĩa CD d−ới dạng file MPEG và DiVX.

Sự phát triển của nền công nghiệp băng đĩa trên thế giới đã tác động không nhỏ đến ngành sản xuất, kinh doanh băng đĩa của Việt Nam. Dù ch−a phát triển là một ngành công nghiệp văn hóa hoàn chỉnh, nh−ng sản xuất, kinh doanh hàng hóa băng đĩa ở n−ớc ta cũng khá sôi động.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam-Thực trạng và giải pháp (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)